3.3. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ
3.3.1. Kiến nghị đối với công ty đại chúng về vấn đề chào bán riêng lẻ cổ phần phổ
phổ thơng mới cho nhà đầu tư nước ngồi
CTĐC Việt Nam là chủ thể quan trọng nhất trong hoạt động chào bán riêng lẻ CPPT mới cho nhà ĐTNN. Vì CTĐC là tổ chức phát hành, là chủ thể phải thực hiện hầu như tất cả các quy trình, thủ tục quan trọng nhất của một đợt phát hành, thậm chí CTĐC cịn phải hỗ trợ nhà ĐTNN trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết để nhà đầu tư có thể tham gia vào đợt phát hành và giao dịch có thể hồn thành với hiệu quả cao. Vì vậy, CTĐC cũng có vai trị quan trọng và mang tính then chốt cho việc hồn thiện khung pháp lý về thu hút dòng vốn ngoại thơng qua hình thức chào bán riêng lẻ CPPT mới.
Trước hết, CTĐC cần nhận thức rõ vai trị quan trọng của mình trong q trình hồn thiện khung pháp lý về chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN. Nhận thức này, mang tính quyết định là ở bộ máy quản lý, điều hành của CTĐC. ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS là những cơ quan quản lý cao nhất của một CTĐC. Những người đứng đầu các cơ quan này phải là những người có kiến thức sâu rộng về pháp luật, về quản lý kinh
tế, phải là những người có đủ trình độ, năng lực để quản lý, điều hành doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, khơng chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn những người quản lý giỏi để điều hành doanh nghiệp, việc không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ quản lý trong các CTĐC là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại trong từng hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Cán bộ quản lý của CTĐC phải nắm rõ nhất tình hình hoạt động của cơng ty, nắm rõ được những điểm mạnh yếu của cơng ty nói riêng, cũng như của toàn ngành nghề, lĩnh vực mà cơng ty đang hoạt động để có thể xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Thứ hai, CTĐC phải chủ động xây dựng các kế hoạch thu hút vốn ĐTNN bằng hình thức chào bán CPPT mới riêng lẻ. Bởi vì tổ chức phát hành là chủ thể hiểu rõ nhất các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển của mình, từ đó chủ động xây dựng chi tiết các kế hoạch triển khai cho từng đợt chào bán. Chi tiết về số lượng CPPT mới chào bán, về giá chào bán, về đối tác nhà ĐTNN cần thu hút có thế mạnh như thế nào, cho đến việc thực hiện các quy trình, thủ tục cần thiết. Để chủ động được các kế hoạch của mình, CTĐC cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng sẵn sàng đón nhận nhà ĐTNN bằng việc nâng cấp hệ thống thông tin, quản trị công ty, công khai minh bạch các hoạt động của công ty theo quy định pháp luật, chuẩn bị kĩ càng về nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể làm việc trực tiếp với các nhà ĐTNN từ các nền kinh tế lớn. Bên cạnh đó, CTĐC cần chủ động xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến đầu tư bằng việc tiếp cận, tiếp xúc với các nhà ĐTNN thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước của hiệp hội ngành nghề trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp phải chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cũng như các ấn phẩm xúc tiến đầu tư chuyên sâu bằng nhiều ngôn ngữ, nơi cần hướng đến để thu hút các nhà ĐTNN. Tìm hiểu, kết nối với các đối tác cụ thể và thực sự tiềm năng sẽ là đòn bẩy để thực hiện hiệu quả việc thu hút nguồn vốn ngoại.
Thứ ba, CTĐC cần chủ động kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước, đề xuất xây dựng các văn bản pháp luật mới và sửa đổi, bổ sung các quy định cịn bất cập, gây nhiều khó khăn cho hoạt động chào bán riêng lẻ CPPT mới cho nhà ĐTNN. Sự lên tiếng mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp là chất xúc tác để đẩy nhanh q trình hồn thiện khung pháp lý về chào bán CPPT mới nói riêng cũng như khung pháp lý về TTCK nói chung. Bởi vì văn bản pháp luật được nhà nước ban hành là để
phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ quá trình đầu tư, phát triển xã hội mà cộng đồng doanh nghiệp chính là chủ thể quan trọng của các q trình này. Ngồi ra, để có thể nhanh chóng hồn thiện khn khổ pháp lý về chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN, các CTĐC cũng cần chủ động kết hợp với các hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, hội thảo về chủ đề hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động phát hành riêng lẻ CPPT mới cho nhà ĐTNN của CTĐC, qua đó thu được nhiều ý kiến xây dựng pháp luật từ các chuyên gia, các tổ chức và các cơ quan hữu quan, góp phần thúc đẩy q trình ban hành các văn bản pháp luật một cách nhanh chóng hơn.
Kiến nghị cuối cùng đối với các CTĐC, bên cạnh việc thiết lập và nâng cấp đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng như toàn bộ nhân sự làm việc trong doanh nghiệp, CTĐC cần xây dựng thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp đối với những vấn đề mang tính trọng yếu của doanh nghiệp như vấn đề phát hành CPPT mới riêng lẻ cho nhà ĐTNN. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt là dịch vụ tư vấn pháp lý và dịch vụ tư vấn tài chính với sự lựa chọn các đơn vị tư vấn hàng đầu Việt Nam và quốc tế sẽ góp phần đảm bảo cho sự thành cơng của kế hoạch tăng vốn công ty thông qua phương thức chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN. Có thể khẳng định điều này vì các hoạt động trọng yếu của CTĐC như việc phát hành riêng lẻ cổ phiếu phải được thực hiện từng bước một cách chặt chẽ, chính xác, phải cơng khai minh bạch theo quy định pháp luật và đặc biệt khi làm việc với các nhà ĐTNN là các đối tác lớn đến từ các quốc gia phát triển, họ sẽ đánh giá rất cao sự thiện chí và chuyên nghiệp của CTĐC thông qua từng bước làm chặt chẽ, hiệu quả.