Phương hướng hoàn thiện khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mớ

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trang 68 - 72)

mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay TTCK Việt Nam cơ bản đã hoàn thiện về khung khổ pháp lý. Điểm nhấn là LCK 2019 đã góp phần bảo đảm thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế, chuẩn bị hành lang pháp lý cần thiết cho một thời kỳ phát triển mới (giai đoạn 2021 - 2030). Để tiếp tục hồn thiện khung pháp lý về TTCK nói chung và về vấn đề chào bán CPPT mới của CTĐC cho nhà ĐTNN nói riêng, cần phải đưa ra được phương hướng cho sự phát triển về vấn đề này trong thời gian sắp tới.

3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của côngty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc và minh bạch cho hoạt động này của các công ty đại chúng

Cơ sở pháp lý vững chắc sẽ nâng cao tính dự đốn và nhất quán trong việc áp dụng chính sách, pháp luật về ĐTNN và về TTCK thông qua các biện pháp: hệ thống hóa và thể chế hóa việc áp dụng thống nhất các quy định về ĐTNN và TTCK. Hoàn thiện khung pháp lý hướng đến sự rõ ràng, minh bạch, có tính ổn định cao sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển.

Đối với hoạt động chào bán CPPT mới của CTĐC Việt Nam cho nhà ĐTNN, sự hồn thiện của khung pháp lý càng có ý nghĩa quan trọng hơn, tạo cơ sở pháp lý vững chắc và minh bạch trong các hoạt động của CTĐC, của nhà ĐTNN cũng như trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. CTĐC như đã phân tích, là loại hình doanh nghiệp đặc thù tại Việt Nam với tính cơng khai, minh bạch cao trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp. Khi có một hệ thống thể chế đầy đủ, rõ ràng thì sự vận hành CTĐC nói chung sẽ thuận lợi hơn và việc thực hiện hoạt động chào bán CPPT mới cho nhà ĐTNN nói riêng sẽ hiệu quả hơn. Vì, hiện nay, có rất nhiều quy định nằm rải rác ở nhiều các văn

bản pháp luật điều chỉnh các yếu tố liên quan đến hoạt động chào bán CPPT mới riêng lẻ của CTĐC cho nhà ĐTNN. Điều này đòi hỏi bộ máy quản lý của CTĐC cũng như các cơ quan quản lý nhà nước như UBCK Nhà nước, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các cơ quan khác có liên quan phải tốn rất nhiều thời gian, cơng sức, chi phí cho việc rà sốt, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vẫn cịn có những quy định chưa rõ ràng, chưa nhất quán gây khó khăn cho cách hiểu và cách thực hiện của các bên liên quan. Do đó, việc hồn thiện khung pháp lý điều chỉnh vấn đề chào bán CPPT mới của CTĐC cho nhà ĐTNN là rất cần thiết.

Đối với nhà ĐTNN, khi họ có chủ trương đầu tư vào Việt Nam thường thì họ sẽ tìm hiểu rất kỹ các quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến lĩnh vực, hình thức đầu tư mà họ quan tâm. Bởi lẽ họ rất lo ngại các rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong q trình đầu tư khiến họ gặp nhiều trở ngại về mặt hồ sơ, thủ tục, việc kéo dài thời gian so với dự kiến có thể dẫn đến rủi ro về lãi suất vay vốn ngân hàng, các rủi ro khác liên quan đến điều kiện đầu tư, rủi ro khơng thể bảo tồn vốn đầu tư và thậm chí là những rủi ro liên quan đến vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự tại Việt Nam. Do đó, nhà ĐTNN mong muốn sẽ được tiếp cận với hệ thống khn khổ pháp lý hồn chỉnh và minh bạch khi đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức mua CPPT mới của CTĐC nói riêng và dưới các hình thức khác. Có được một khn khổ pháp lý hồn chỉnh, rõ ràng khơng chỉ giúp cho việc đầu tư của nhà ĐTNN được thuận lợi, nhanh chóng mà điều quan trọng rất được các nhà ĐTNN đánh giá cao là sự bảo đảm an toàn cho vốn đầu tư của họ và việc chuyển lợi nhuận, tài sản của họ về nước sau khi quá trình đầu tư hồn tất. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa với việc thu hút vốn đầu tư mới mà cịn có tác dụng giữ chân các nhà ĐTNN đang đầu tư tại Việt Nam, đồng thời khích lệ họ tiếp tục tăng mức đầu tư tại Việt Nam với số vốn lớn hơn và thời gian dài hơn nữa.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về chào bán cổ phần riêng lẻ, khi hệ thống pháp luật được bổ sung hoàn thiện, các cơ quan chức năng sẽ có cơ sở rõ ràng để hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong từng bước thực hiện các hoạt động liên quan. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra, kiểm sốt, giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến việc chào bán CPPT mới của CTĐC cho nhà ĐTNN – là hoạt động phải công bố thông tin công khai tại Việt Nam.

Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc kiểm tra, giám sát, các cơ quan quản lý như UBCK Nhà nước thuộc Bộ Tài Chính, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thuộc Bộ Công Thương, các Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cịn thơng qua các hoạt động của doanh nghiệp, của nhà ĐTNN để tổng hợp, đánh giá hiệu quả đầu tư đối với từng ngành, nghề, lĩnh vực, từng địa bàn kinh tế, từng khu vực nguồn của vốn đầu tư, qua đó có những điều chỉnh hoặc đưa ra những chính sách mới, những kế hoạch mới để tăng hiệu quả đầu tư và thu hút có trọng tâm, trọng điểm các nhà ĐTNN chất lượng cao từ các nền kinh tế lớn trên thế giới.

3.1.2. Hoàn thiện khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của côngty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường thu hút vốn đầu ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam

Sau 35 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn ĐTNN, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận đầu tư từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển - UNCTAD, năm 2020 với tổng số vốn 16 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong thu hút sự chuyển dịch dòng vốn FDI, lần đầu tiên nước ta lọt vào tốp 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI (Tổng cục Thống kê, 2022). Đáng lưu ý, hoạt động GVMCP của nhà ĐTNN tại Việt Nam diễn ra rất sôi động trong 10 năm qua, chiếm tỷ trọng cao trong vốn FDI đăng ký và thực hiện. Năm 2021, giá trị các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đạt giá trị 12 tỷ USD, tăng 150% so năm 2020, tương đương với kỷ lục thiết lập năm 2017 là 13,4 tỷ USD, dù mơi trường đầu tư tồn cầu biến động rất lớn do tác động của đại dịch Covid-19 (Cục ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2022). Trong tương lai, khi nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi, tất cả các quốc gia đang cạnh tranh về chuỗi cung ứng, thì một mơi trường pháp lý cơng bằng, minh bạch, có thể dự đốn được và coi trọng sự đổi mới là con đường tốt nhất để Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư mới, đồng thời duy trì tăng trưởng thu hút đầu tư đã có.

Ưu điểm là vai trò của vốn ĐTNN trong tăng trưởng GDP ngày càng quan trọng, tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp ngân sách, tạo việc làm, lan tỏa năng suất và công nghệ, phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nguồn lực của nhà ĐTNN, ngoài vốn đầu tư, thường bao gồm cả việc cung cấp thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh. Đây là xu hướng đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận cận biên

thông qua tìm kiếm thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, dịng vốn ngoại đầu tư vào Việt Nam theo hình thức lập dự án đầu tư trong những năm qua đã thể hiện nhiều hạn chế ở chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn chưa cao, số lượng các dự án có cơng nghệ tiên tiến, hiện đại chưa nhiều, ngồi ra cịn tồn tại tình trạng mất cân đối trong thu hút và sử dụng vốn FDI tại các địa phương trên cả nước, mối liên kết, tương tác giữa khu vực FDI và khu vực khác của nền kinh tế thiếu chặt chẽ, hiệu ứng lan tỏa về năng suất và công nghệ chưa cao, nhiều doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước chưa tương xứng với quy mô dự án cũng như những ưu đãi được hưởng. Những hạn chế này có nhiều nguyên nhân nhưng cơ bản nhất vẫn là thể chế, chính sách về FDI, cơ sở hạ tầng về đất đai, nguồn năng lượng … vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Việc khắc phục được những hạn chế này cần phải trải qua một thời gian dài để thay đổi toàn diện tất cả các mặt của nền kinh tế, trong đó vấn đề lớn nhất là thể chế và cơ sở hạ tầng để phục vụ triển khai các dự án. Việc chậm khắc phục lại tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, trật tự xã hội và quốc phòng an ninh. Do vậy, trong thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về thu hút FDI để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN, cần phải đa dạng hóa các hình thức thu hút vốn ĐTNN khác mà điển hình là thu hút vốn ngoại thơng qua chào bán CPPT mới của CTĐC cho nhà ĐTNN. Đây là hình thức đầu tư tại Việt Nam được các nhà ĐTNN đánh giá cao về tính cơng khai, minh bạch và sự an toàn trong đầu tư. Phần lớn nhà ĐTNN nhận định Việt Nam là thị trường mua bán, sáp nhập hấp dẫn năm 2022 và những năm tiếp theo (Kinhtedothi.vn, Bức tranh thu hút vốn ngoại sẽ khởi sắc, 2022). Hình thức ĐTNN này tại Việt Nam cũng nhận được đánh giá triển vọng phát triển mạnh mẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hồn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng, theo đánh giá của cộng đồng quốc tế, Việt Nam có 8 nhóm lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngồi. Trước hết là lợi thế về mơi trường vĩ mô ổn định, nền kinh tế năng động, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng với nguồn cung dồi dào. Tình hình chính trị ổn định, đảm bảo sự nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, mơi trường pháp lý đầy đủ là một trong những yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư - điều này được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Chính sách dành cho nhà ĐTNN thơng thống,

mở cửa thị trường, khuyến khích, thu hút ĐTNN thơng qua cải cách thủ tục hành chính và ưu đãi đầu tư. Điển hình là LĐT 2020 và LDN 2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 tiếp tục thể hiện chính sách thu hút ĐTNN cởi mở của Việt Nam bằng cách cắt giảm một số thủ tục hành chính về đầu tư. Mơi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện, nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào, với trên 3/4 dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động. Bên cạnh đó, lực lượng lao động Việt Nam được đánh giá cao nhờ sự chăm chỉ, trình độ học vấn cao, dễ đào tạo và chi phí lao động thấp. Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các thị trường lao động trong khu vực Đơng Nam Á. Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi với đường bờ biển dài, nhiều cảng biển nước sâu, là cửa ngõ giao thương hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng và công nghệ ngày càng đồng bộ cũng là lợi thế và hấp dẫn các nhà ĐTNN đến với Việt Nam.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã là thành viên của nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương quan trọng có quy mơ, tầm vóc lớn và mạnh như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình dương - CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu - EVFTA, các hiệp định thương mại song phương với Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Vương quốc Anh. Ngoài ra Việt Nam đã phê chuẩn và Cộng đồng chung châu Âu đang đi đến phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu - EVIPA, tạo cơ sở và nền tảng vững chắc về mặt pháp lý cho Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yếu tố quan trọng nâng vị thế và sức hấp dẫn của Việt Nam trong chiến lược thu hút vốn ĐTNN.

Một phần của tài liệu Khung pháp lý về chào bán cổ phần phổ thông mới của công ty đại chúng Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w