Những đổi mới trong việc xác định đối tượng và phạm vi thông tin đối ngoại của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 50 - 53)

đối ngoại của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Về xác định đối tượng, trong các quan niệm cũ về TTĐN, người ta thường

tách rời TTĐN và đối nội là hai thành phần riêng rẽ. Trong đó, thơng tin đối nội chỉ dành cho độc giả trong nước còn TTĐN giành cho người tại nước ngoài.Theo quan điểm mới hiện nay, đối tượng của TTĐN bao gồm: Nhân dân và Chính phủ các nước, Người nước ngoài sống tại VN, NVNONN và bao gồm cả Người VN

ở trong nước. Tuy nhiên Báo điện tử ĐCSVN đã xác định TTĐN và đối nội có nhiều nhóm đối tượng tương đồng. Điều này xuất phát từ việc ranh giới giữa đối ngoại và đối nội đã thu hẹp do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, sự xuất hiện của Internet đã giúp thỏa mãn nhu cầu của mọi đối

tượng. Nếu như trước đây, TTĐN thường được chuyển tải qua các kênh truyền thơng như truyền hình, phát thanh, báo, ấn phẩm đối ngoại … Các phương tiện này thường khó dung hòa đối nội và đối ngoại do hạn chế về việc phổ biến nhiều ngôn ngữ trên cùng một nội dung cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Vì vậy, TTĐN và đối nội thường được tách riêng. Với sự xuất hiện của Internet, cùng một nội dung có thể được tiếp cận bởi cả đối tượng của thơng tin đối nội và đối ngoại, vì vậy, việc phân tách hai nhóm đối tượng này ngày càng trở nên khó khăn.

Thứ hai, sự giao lưu ngơn ngữ, văn hóa khiến người nước ngồi sang VN

không chỉ đọc những ấn phẩm bằng ngơn ngữ của mình mà cịn đọc bằng tiếng Việt, nghe và xem bằng tiếng Việt, vì như thế họ mới hiểu đúng về VN. Chính từ thực tế này mà các tin định hướng đối nội được đăng trên Báo có khả năng được khai thác thành nguồn tin đối ngoại. Do đó, việc viết và biên tập tin tại Báo điện tử ĐCSVN luôn gắn với các yêu cầu của hoạt động TTĐN.

Thứ ba, việc chọn lọc đưa các tin bài về các vấn đề, sự kiện diễn ra trên thế giới đến với nhân dân trong nước khơng chỉ mang tính chất cung cấp thơng tin đơn thuần mà cũng thể hiện rõ vai trị TTĐN của báo chí và định hướng tun truyền TTĐN của Đảng và NN ta. Ví dụ như năm 2012 là năm hữu nghị Việt - Lào, đánh dấu kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Lào (05/9/1962 - 05/9/2012) và 35 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước (18/7/1977 - 18/7/2012), việc đưa các tin bài về các sự kiện diễn ra tại nước bạn Lào thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và NN trong quan hệ VN - Lào và định hướng tuyên truyền đối ngoại của Đảng và NN ta.

Thứ tư, Báo điện tử ĐCSVN là một trong những cơ quan báo chí NN thực

hiện chức năng TTĐN, nằm trong hệ thống các cơ quan thơng tấn báo chí chủ lực. Cũng giống như các đơn vị báo chí thực hiện chức năng TTĐN khác, Báo điện tử ĐCSVN là tờ báo mạng sử dụng song song nhiều phiên bản ngôn ngữ và hướng tới cả đối tượng trong nước và người nước ngoài (vừa mang tin tức thời sự quốc tế đến với bạn đọc trong nước và ngược lại vừa mang những tin tức về

tình hình trong nước tới bạn bè quốc tế và cộng đồng NVNONN). Vì vậy mà nội dung TTĐN đưa ra phải hết sức linh hoạt, cách xử lí tin đối ngoại trong báo cũng hết sức uyển chuyến, cùng một nội dung nhưng khi biên tập qua các loại ngơn ngữ khác nhau cũng có sự thay đổi theo mục đích đối nội hoặc đối ngoại.

Ví dụ: khi đưa tin về kỉ niệm 65 năm kỉ niệm ngày chiến thắng phát xít của Hồng Qn Liên Xơ. Mẫu tin định hướng đối nội có viết:

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh nhân dân VN và loài người tiến bộ sẽ mãi mãi ghi nhớ với lòng biết ơn sâu sắc sự hy sinh to lớn, chủ nghĩa anh hùng và chiến công vang dội của quân đội và nhân dân Liên Xô mà đi đầu là quân đội và nhân dân các nước Nga, Ukraine, Belarus trong cuộc chiến đấu ác liệt chống lại chủ nghĩa phátxít (tin “VN biết ơn sự hy sinh của nhân dân Liên Xô” - 7/5/2010

- phiên bản tiếng Việt).

Trong khi đó mẫu tin đối ngoại lại nhấn mạnh: “As a nation who through

the sacrifice of the lives of millions of its people, 2 million in 1945 alone, Vietnam had bravely taken part on their homeland and shoulder to shoulder with their comrades in the armies of the anti-fascist coalition in the struggle of the world’s peoples for liberation and who benefited from the victory of this struggle to rise up to win independence and freedom after nearly a century under foreign domination.” (Là một quốc gia từng hi sinh hàng triệu sinh mạng người dân, 2 triệu

người chỉ trong năm 1945, VN tự hào là một phần của những người đồng chí trong quân đội đồng minh chống phát xít có mặt trên đất nước mình nhằm đấu tranh cho tự do của tồn nhân loại, cho những người được hưởng thành quả từ chiến thắng của cuộc đấu tranh nhằm đạt được độc lập và tự do sau gần một thế kỉ bị đô hộ - tin

“VN pushes for world peace as UN marks WWII end” - 7/5/2010 - phiên bản Tiếng

Anh) Rõ ràng, cả hai tin đều có nội dung về một vấn đề quốc tế, đó là VN ủng hộ và đánh giá cao sự hi sinh và mất mát của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Phát Xít. Tuy nhiên, khi nguồn tin này được viết cho người trong nước đọc (đối nội), mục tiêu thơng tin nghiêng về bày tỏ lịng biết ơn đối với Hồng quân Liên Xơ vì đã hi sinh cho nhân loại. Mặt khác, khi hướng tới đối tượng người nước ngồi, Báo điện tử ĐCSVN muốn qua đó khẳng định với thế giới về lập trường của

VN đồng thời nhấn mạnh việc VN có tham gia vào lực lượng quân đồng minh và giành được độc lập, chủ quyền của mình.

Về phạm vi TTĐN: phạm vi TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN được xác định

là rất rộng. Nếu xét trên phương diện người đọc tiếp cận bằng ngơn ngữ, tính đến năm 2004, trên thế giới có khoảng 341 triệu người sử dụng tiếng Anh, 130 triệu người sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ đầu tiên (nguồn wikipedia - năm 2004) trên tổng số 6,3 tỉ người (nguồn population reference bureau - năm 2004). Điều đó cho thấy có khoảng 13,2 % dân số thế giới chắc chắn có thể đọc hiểu được thông tin từ Báo điện tử ĐCSVN. Chưa kể đến tiếng Anh, Trung Quốc và Pháp đều là một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới và tiếp tục gia tăng, vì vậy, có thể nói phạm vi đối ngoại của Báo điện tử ĐCSVN đã từng bước vươn ra thế giới. Mặt khác, với đặc thù là Báo điện tử, Báo điện tử ĐCSVN có thể được truy cập và đưa thơng tin tới bất cứ đâu có internet. Theo số liệu mới nhất năm 2010 trên thế giới có khoảng 1,9 tỉ người sử dụng internet theo số liệu của http://www.internetworldstats.com). Số liệu trên cho thấy tiềm năng trong hoạt động TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN là vô cùng lớn.

Tuy nhiên, một phạm vi lớn như vậy nếu khơng có định hướng rõ ràng sẽ dễ dẫn đến việc TTĐN có thể tiếp cận dễ dàng nhưng khơng mang lại hiệu quả. Cùng với các đổi mới về phạm vi và đối tượng TTĐN, Báo đã triển khai nhiều phương thức, hình thức, nội dung thơng tin mới, phù hợp với thực trạng và yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w