Quy trình sản xuất tin đối ngoại trên trang tiếng Việt và các trang tiếng nước ngoài của Báo

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 45 - 50)

tiếng nước ngồi của Báo

Quy trình sản xuất tin, bài và biên tập của Báo được quy định rõ ràng trong điều 1 của Quyết định số 91 -/BĐT, ngày 31 tháng 8 năm 2011 v/v ban hành quy định về quyền hạn, trách nhiệm trong quy trình xuất bản tin, bài của Báo điện tử

ĐCSVN. Theo đó, quy trình sản xuất tin bài đối ngoại trên trang tiếng Việt và các trang tiếng nước ngồi của Báo có những quy định riêng biệt. Cụ thể:

● Đối với trang tiếng Việt:

Quy trình làm tin đối ngoại tiếng Việt được quy định: - Thứ nhất là Tin, bài xuất bản trong giờ hành chính thì: + Đối với tin, bài viết mới của phóng viên:

Tất cả các tin, bài đều phải đi theo quy trình: Phóng viên -> Lãnh đạo ban chuyên môn -> Biên tập nội dung -> Biên tập kỹ thuật -> Ban Biên tập xuất bản.

+ Đối với tin, bài khai thác và chuyên trang thì có 2 loại:

Một là Đối với tin, bài khai thác từ các Báo, tạp chí (TTXVN, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội Nhân dân, Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Cỏng thơng tin điện tử Chính phủ, VOV News, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Tuyên giáo, Tạp chí Lý luận chính trị) đi theo quy trình:

Phóng viên -> Lãnh đạo ban chun mơn -> Biên tập kỹ thuật xuất bản. Hai là Đối với các chuyên trang:

Tất cả các tin, bài đề phải đi theo quy trình: Phóng viên -> Lãnh đạo ban chun mơn -> Biên tập viên kỹ thuật xuất bản.

- Thứ hai là Tin, bài xuất bản ngồi giờ hành chính, ngày nghỉ ngày lễ: Tất cả các tin bài đều phải đi theo quy trình: Phóng viên -> Trực biên tập nội dung -> Trực biên tập kỹ thuật -> Ban biên tập xuất bản.

- Thứ ba Đối với tin, bài phóng viên viết khơng thuộc chuyên mục ban phụ trách tất cả các tin, bài đều phải đi theo quy trình:

Phóng viên -> Biên tập nội dung (để gắn chuyên mục phù hợp) -> Lãnh đạo ban chun mơn thuộc chun mục đó -> Biên tập nội dung -> Biên tập kỹ thuật -> Ban Biên tập xuất bản.

- Thứ tư là Tin, bài của phóng viên Ban Phóng viên thường trú và cộng tác viên thì các tin, bài đi theo quy trình: PV, CTV -> Lãnh đạo Ban PVTT -> Biên tập nội dung -> Biên tập kỹ thuật -> Ban Biên tập xuất bản.

- Thứ năm, đối với Sản phẩm phát thanh - truyền hình:

Nội dung lời bình: Phóng viên -> Lãnh đạo Trung tâm -> Biên tập nội dung -> Ban Biên tập -> Phóng viên (để đọc lời bình).

Hình ảnh: Phóng viên -> Nội dung lời bình -> Dựng hình và tiếng -> Lãnh đạo Trung tâm -> Biên tập kỹ thuật xuất bản.

- Thứ sáu, đối với Tin, Bài của Ban Tư liệu - Văn kiện:

Với những tư liệu khai thác, thực hiện quy trình sau: Phóng viên -> Lãnh đạo Ban xuất bản

Với bài viết mới và bài tổng hợp, thực hiện theo đúng quy trình xuất bản. ● Đối với các trang tiếng nước ngồi:

Quy trình làm tin đối ngoại trên các trang tiếng nước ngoài quy định: Tất cả các tin bài đều phải đi theo quy trình: Phóng viên -> Lãnh đạo Ban Biên tập duyệt các tít tin, bài -> Phóng viên triển khai (viết, dịch) -> Hiệu đính -> Phóng viên kiểm tra sau hiệu đính -> Lãnh đạo Ban xuất bản.

Như vậy, Đối với tin tiếng Việt, biên tập viên sẽ biên tập 2 nguồn tin: do phóng viên của Báo điện tử ĐCSVN viết và tin khai thác từ nguồn khác. Quá trình biên tập trải qua quy trình nghiêm ngặt như đã nêu, sau đó biên tập trực xuất bản duyệt nội dung và cuối cùng mới được phát chính thức.

Cịn đối với tin tiếng nước ngồi, có ba nguồn tin được Báo điện tử ĐCSVN sử dụng và khai thác. Thứ nhất là nguồn tin tiếng anh do chính phóng viên của Báo trực tiếp viết, tuy nhiên số lượng của nguồn tin này là chưa nhiều. Thứ hai, tin do phóng viên, biên tập viên của Báo dịch và biên tập từ các nguồn tin tiếng Việt (nguồn này có thể do phóng viên của Báo viết hoặc là nguồn tin tiếng Việt từ các ban khác trong Báo), đây cũng là nguồn tin đối ngoại được khai thác và sử dụng nhiều nhất. Cuối cùng là nguồn tin ngoại ngữ từ các báo khác.

Ba nguồn tin này sẽ tiếp tục qua bước hiệu đính. Điểm đặc biệt là với tin đối ngoại tiếng nước ngồi, khâu hiệu đính bắt buộc phải trải qua một khâu hiệu đính của hiệu đính người nước ngồi. Mỗi thứ tiếng (Anh, Pháp, Trung Quốc) sẽ có hiệu đính người nước ngồi tương ứng hiệu đính. Đây là khâu hiệu đính đặc biệt quan trọng nhằm hồn thiện các lỗi ngữ pháp, chính tả, văn phong… Sau bước hiệu đính, tin mới được phụ trách ban duyệt trước khi phát chính thức.

Bộ phận biên tập ở Báo điện tử ĐCSVN hiện chưa có ban biên tập đối ngoại phụ trách biên tập các phiên bản tiếng nước ngoài của Báo. Mà quyền xuất bản tin bài trên các phiên bản tiếng nước ngoài được giao cho lãnh đạo phụ trách của chính Ban tiếng nước ngồi đó xuất bản. Điều này thể hiện một sự hạn chế đó là khơng có sự liên kết TTĐN giữa các ban tiếng nước ngoài với nhau.

Do quá trình biên tập tin đối ngoại tiếng nước ngồi khá phức tạp, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, luận văn tiến hành phỏng vấn (PV) với một số đồng chí là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên là những đầu mối liên quan trực tiếp tới hoạt động hoạt động TTĐN của Báo, đó là:

+ PV1: Phó Tổng biên tập, Báo điện tử ĐCSVN - Nguyễn Văn Thắng

+ PV2: Ủy viên ban biên tập, Phụ trách Ban Xây dựng Đảng, Báo điện tử ĐCSVN - Nguyễn Trọng Hậu

+ PV3: Phó Trưởng Ban Thư ký tịa soạn, Báo điện tử ĐCSVN - Vũ Diệu Thu + PV4: Trưởng Ban Quốc tế, Báo điện tử ĐCSVN - Nguyễn Vũ Cân

+ PV5: Phụ trách Ban tiếng Anh, Báo điện tử ĐCSVN - Vũ Khắc Kiên + PV6: Phó Trưởng Ban tiếng Trung, Báo điện tử ĐCSVN - Phạm Đình Hải + PV7: Phụ trách Ban tiếng Pháp, Báo điện tử ĐCSVN - Trần Lan Hương

Về cơng việc cụ thể của các phóng viên, các biên tập viên trong công tác TTĐN, họ cho biết:

PV1: Phụ trách duyệt kế hoạch, định hướng tuyên truyền TTĐN của Ban Quốc tế, trực biên tập, trực xuất bản tin, bài về lĩnh vực đối ngoại (theo lịch trực của Ban biên tập); duyệt tiêu đề tin, bài của 3 ban tiếng nước ngoài của Báo; PV2,3: Biên tập các tin bài của Báo, trong đó có mảng tin bài về đối ngoại; PV4: Viết tin bài bình luận quốc tế và những vấn đề đối ngoại, những vấn đề toàn cầu như: bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu, trợ giúp nhân đạo, an ninh lương thực,… Và biên tập tin bài do phóng viên của ban viết, chỉ đạo phóng viên của ban viết tin bài về các vấn đề quốc tế mà bạn đọc quan tâm…; PV5,6,7: Biên tập tin bài, viết tin đối ngoại trên trang tiếng nước ngồi mà ban mình phụ trách.

Mặc dù các đối tượng được phỏng vấn phụ trách các mảng công việc khác nhau trong công tác TTĐN của Báo. Nhưng tuy nhiên tất cả đều có ý kiến chung, đó là: “Nguồn tin phục vụ TTĐN của Báo lấy cả từ nguồn tin trong nước và ngoài

nước, từ thực tế đời sống, từ hệ thống các nguồn tư liệu - tài liệu, thông qua các hoạt động nghiệp vụ báo chí như phỏng vấn, đặt tin bài, tin từ cộng tác viên…”

Về điểm khác biệt giữa quy trình làm tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, các biên tập viên cũng có nhiều ý kiến khác nhau:

Quy trình làm tin chủ yếu khác nhau ở khâu kỹ thuật viết tin, khai thác thơng tin và quy trình viết tin. Làm tin trực tiếp bằng tiếng nước ngoài ln địi hỏi tư duy cao ít nhất là song song giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài (bao gồm cả biên dịch), tức là hàm lượng lao động ít nhất gấp đôi so với làm tin bằng tiếng Việt. Đối tượng bạn đọc, mục đích thơng tin và đặc điểm văn hóa đọc - văn phạm tiếng nước ngoài là ba yếu tố quan trọng nhất quy định sự khác biệt trong quy trình làm tin tiếng Việt và tiếng nước ngồi. Bên cạnh đó, cịn có sự khác nhau cơ bản về phong cách viết, thời lượng và nội dung thông tin, chủ yếu do

đối tượng bạn đọc và đặc điểm phong cách ngôn ngữ khác nhau, mục đích đưa tin khác nhau (PV6).

Sự khác biệt giữa tin đối ngoại bằng tiếng Việt với tiếng nước ngồi là tính khái quát trong tin. Tin tiếng Việt thường dài dòng, cụ thể, trong khi tin tiếng nước ngồi khái qt, cơ đọng hơn. Căn cứ vào sự kiện xảy ra trên thế giới mà phóng viên chủ động lập kế hoạch xuất bản tin, bài. Từ đó, lãnh đạo Ban chỉ đạo trực tiếp phóng viên lựa chọn sự kiện làm tin bài (PV4).

Có sự khác nhau giữa quy trình làm tin đối ngoại tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đối với tin đối ngoại tiếng Việt được thực hiện theo quy trình: Phóng viên -> Lãnh đạo Ban -> Biên tập nội dung -> Biên tập kỹ thuật -> Trực xuất bản; Đối với tin đối ngoại tiếng nước ngồi: Phóng viên -> Hiệu đính -> Phóng viên kiểm tra sau hiệu đính -> Lãnh đạo ban xuất bản. Có điều lưu ý giữa viết tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài là tùy từng đối tượng bạn đọc của từng trang mà lựa chọn các tin bài đối ngoại để dịch, khai thác hoặc viết mới cho phù hợp (PV3).

Với điểm đặc biệt trong biên tập tin đối ngoại so với tin thông thường, các biên tập viên cho ý kiến khác nhau: “Sự khác biệt chính là ở khâu lựa chọn tin

bài, làm thế nào để tin bài đó thu hút bạn đọc để họ tìm thấy lợi ích trong tin là điều khó. Đối với bạn đọc người nước ngồi: vấn đề lợi ích trong tin (tức tin đó mang cho họ lợi ích gì là điều cần quan tâm khi biên tập tin đối ngoại)” (PV4).

Biên tập tin đối ngoại trước hết và thường xuyên phải đặt mục đích lợi ích dân tộc, quốc gia lên hàng đầu. Phải đặt mình vào vị trí bạn đọc bản ngữ để lựa chọn thơng tin mình cho rằng cần thiết và hấp dẫn nhất đối với họ, nhằm đảm bảo hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Người làm công tác biên tập phải thường xuyên trang bị hệ thống kiến thức tổng hợp, tồn diện về kinh tế - xã hội, chính trị - quân sự và xu thế xã hội trong và ngồi nước, nhất là tình hình nước bản ngữ; phải có nhạy cảm chính trị, văn hóa tốt nhằm tránh những sai sót nhỏ nhất có thể xảy ra (PV6).

Như vậy, qua các mẫu PV chúng ta có thể nhận định rằng điểm khác biệt lớn nhất trong công tác biên tập tin đối ngoại so với tin thông thường là việc xác định

đối tượng sau đó mới đến luồng thơng tin và nghiệp vụ. Đây cũng là điểm phù hợp với những phân tích ban đầu về những điểm đổi mới tại Báo điện tử ĐCSVN.

Qua phân tích cụ thể quy trình sáng tạo một tin bài đối ngoại là khá phức tạp, đòi hỏi nhiều khâu, nguồn lực và khả năng của người thực hiện. Bên cạnh đó cũng cịn một số hạn chế nhất định trong mơ hình cũng như năng lực của người làm công tác TTĐN tại Báo điện tử ĐCSVN, đây cũng là cơ sở cho các giải pháp, khuyến nghị sau này của luận văn.

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w