Hoạt động thơngtin đối ngoại của một số báo chí đối ngoại chủ lực bằng tiếng nước ngoài và kinh nghiệm đố

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 85 - 92)

18. Suggestion for interface (Góp ý về giao diện của Báo)

2.5. Hoạt động thơngtin đối ngoại của một số báo chí đối ngoại chủ lực bằng tiếng nước ngoài và kinh nghiệm đố

đối ngoại chủ lực bằng tiếng nước ngoài và kinh nghiệm đối với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

● Hoạt động TTĐN của một số báo chí đối ngoại chủ lực bằng tiếng

nước ngồi

Trong những năm qua, cơng tác TTĐN thơng qua báo chí ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào những thành tựu của hoạt động đối ngoại và sự phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Trong đó, hoạt động TTĐN của các cơ quan thơng tấn, báo chí chủ lực ngày càng có vị trí hết sức quan trọng. Ở đây xác định chủ lực trong báo chí, khơng chỉ ở phạm vi, đối tượng thông tin cả trong và ngồi nước mà cịn bao hàm cả khía cạnh trực tiếp là các cơ quan thơng tấn, báo chí có chức năng tham gia chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt và chi phối thông tin, là các kênh thơng tin chính thống, phát nguồn thơng tin trên các loại hình báo chí, thể hiện quan điểm, ngơn luận chỉ đạo của Đảng, NN, tiếng nói của Nhân dân đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, cả trong nước và quốc tế. Ở VN đó là TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, Báo Nhân dân, Tạp chí Quê hương Online…

+ Báo điện tử Vietnamplus:

Báo mạng điện tử VietnamPlus (hay Vietnam+) được khai trương và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 13/11/2008 với tên miền www.vietnamplus.vn. Báo nằm trong hệ thống các đơn vị của TTXVN. Từ khi ra đời, VietnamPlus đã trở thành một kênh thông tin đối nội, đối ngoại quan trọng. Đây cũng là tờ báo mạng điện tử đầu tiên và duy nhất tại VN, tính đến thời điểm hiện nay, cung cấp thông tin bằng 4 ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha. Với đội ngũ phóng viên, biên tập viên rải khắp 63 tỉnh, thành trong nước và 27 phân xã nước ngoài ở cả 5 châu lục, VietnamPlus có số lượng tin khổng lồ mỗi ngày.

Nội dung thông tin của báo mạng điện tử VietnamPlus bao quát mọi đời sống chính trị-xã hội, kinh tế-tài chính, văn hóa, thể thao, khoa học-cơng nghệ. Báo VietnamPlus chỉ sử dụng thơng tin và đội ngũ phóng viên của mình và các phóng viên của TTXVN, các thơng tin dạng text, hinh ảnh, video hay audio đăng tải trên báo đều có bản quyền. Tính đến nay, hệ thống cơ sở dữ liệu thơng tin

khổng lồ của báo mạng điện tử được tích hợp với tồn bộ nội dung thơng tin số hóa của TTXVN trong hơn một thập kỷ qua.

Phiên bản tiếng Việt của báo bao gồm 13 chuyên mục, phiên bản tiếng Anh được rút gọn cịn 9 chun mục và khơng có các tiểu mục nhỏ ngoại trừ chuyên mục Travel, cụ thể là: Politics, World, Society, Business, Culture-Sport, Sci-Tech, Health, Enviroment, Travel (Destinations, Festival, Tour). Các phiên bản Tiếng Pháp và Tây Ban Nha cũng có các chun mục tương tự. Tuy nhiên thơng tin của các phiên bản khơng giống nhau, khơng có hiện tượng trùng lặp hoàn toàn các bài viết giữa các phiên bản.

Báo mạng điện tử VietnamPlus cũng được áp dụng nhiều thành tựu của tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Báo sử dụng kĩ thuật thiết kế Web 2.0, cho phép người đọc tiếp cận với nhiều ứng dụng hơn. Bên cạnh đó, áp dụng tính năng cá nhân hóa, cho phép độc giả tùy biến giao diện theo nhu cầu đọc tin riêng. Ngày 5/5/2010, báo mạng điện tử VietnamPlus đã chính thức chạy phiên bản web cho điện thoại di động và trở thành báo mạng điện tử đầu tiên ở VN hoạt động trên tất cả các nền tảng - website, mobile web và ứng dụng cho điện thoại di động. Phiên bản mobile web của VietnamPlus sử dụng công nghệ mới nên giúp người dùng lướt tin nhanh, việc chuyển đổi qua các chuyên mục đơn giản hơn.

Ứng dụng đọc báo qua điện thoại di động này của VietnamPlus được coi là một đột phá về công nghệ, khẳng định bước đi tiên phong của một cơ quan báo chí nhà nước về cơng nghệ cho truyền thông. Với phiên bản mobile web, VietnamPlus đảm bảo người dùng có đầy đủ mọi phương thức tiếp cận thông tin, cho dù họ đang ở đâu và sử dụng bất cứ thiết bị gì. Phiên bản này hiện vẫn tiếp tục được nâng cấp trong tương lai để bổ sung thêm nhiều tính năng.

+ Báo điện tử Nhân dân: Ra đời từ năm 1998, trải qua hơn 10 năm xây

dựng và phát triển, Báo Nhân dân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí nước nhà. Báo Nhân dân điện tử là tờ báo đầu tiên của nước ta áp dụng cơng nghệ truyền hình internet vào năm 2004. Trên trang tiếng Việt của Báo có 8 chuyên mục và trên trang tiếng Anh của báo duy trì 6 chun mục. Nhìn tổng quan, nội dung thơng tin trên cả trang tiếng Việt và tiếng Anh rất phong phú, đi vào nhiều khía cạnh của thực trạng xã hội, là cầu nối nối thơng tin chính thống của Đảng và NN tới tất cả bạn đọc trong và ngoài nước. Gần đây, Báo đã cho ra

mắt phiên bản tiếng Trung nhằm mở rộng phạm và đối tượng độc giả của báo. Một ưu điểm có lẽ là duy nhất chỉ có ở báo Nhân dân, đó là mục “Short Story” (Truyện ngắn), mục này đúng như tên gọi là tập hợp các truyện ngắn của các nhà văn VN đương thời được dịch sang ngôn ngữ Anh. Đặc biệt công tác TTĐN cho cộng đồng NVNONN được Báo Nhân dân đặc biệt quan tâm, ngay từ những ngày đầu ra đời, Báo Nhân dân điện tử ln dành một mục để nói về cộng đồng NVNONN với tên gọi “Con cháu Lạc Hồng”

+ Tạp chí Quê hương điện tử - Ủy ban Nhà nước về NVNONN, được coi là

tờ báo mạng đầu tiên của nước ta, có nhiệm vụ thơng tin cho kiều bào ta ở nước ngoài chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và NN ta, đặc biệt là chính sách đại đồn kết dân tộc, các chính sách có liên quan tới cộng đồng NVNONN; giới thiệu thành tựu phát triển mọi mặt của đất nước; các sự kiện chính trị đối nội và đối ngoại quan trọng; lập trường, quan điểm của VN về các vấn đề khu vực và quốc tế mà dư luận quan tâm; phản ánh tình hình mọi mặt, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và lợi ích chính đang, hợp pháp của cộng đồng NVNONN, cũng như sự đóng góp tích cực của cộng đồng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước động viên kiều báo vượt qua khó khăn, giữ gìn bản sắc văn hóa, đặc biệt duy trì và bảo tồn tiếng Việt; tạo hiểu biết, lịng tin giữa cộng đồng người VN ở trong nước và ngoài nước, đồng thời trực tiếp tham gia vào công tác vận động cộng đồng gắn bó với q hương đất nước.

Nhìn chung, các báo tiếng nước ngồi của các cơ quan thơng tấn báo chí chủ lực có đặc điểm:

- Khơng chỉ lớn về quy mơ, rộng về phạm vi mà cịn là các cơ quan định hướng, dẫn dắt thông tin đối với hệ thống các cơ quan truyền thông đại chúng trong xã hội.

- Đều có trang tiếng Việt và tiếng Anh, thậm chí là đa ngơn ngữ, bao gồm cả: tiếng Trung, Pháp, Nga, Tây Ban Nha…

- Đã bám sát quan điểm của Đảng, NN ta trong hoạt động TTĐN, tích cực đổi mới cả về nội dung và hình thức thơng tin, thơng tin kịp thời và tồn diện các thành tựu của VN.

- Đã tăng cường đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan thơng tấn báo chí nước ngồi để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời đẩy mạnh việc đưa thơng tin, hình ảnh VN ra thế giới, đến với đơng đảo bạn đọc quốc tế.

- Tích cực tham gia đấu tranh dư luận trong các vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo; đặc biệt khai thác nhiều tin bài tích cực của báo chí quốc tế về VN. - Đa dạng trong cách thức thực hiện TTĐN, kết hợp tổ chức các sự kiện truyền thông, các cuộc thi, các giải thưởng… lồng ghép các nội dung TTĐN đến với nhiều đối tượng độc giả trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, việc chuyển nội dung sang các ngôn ngữ theo các vùng miền, địa bàn, quốc gia, lãnh thổ của các báo tiếng nước ngồi của các cơ quan báo chí chủ lực cịn nhiều hạn chế như:

- Thơng tin về tình hình quốc tế vào VN cịn dựa chủ yếu vào khai thác nguồn thơng tin nước ngồi, phần lớn là khai thác từ các hãng thơng tấn phương Tây, do đó, cịn có một số sự kiện, vấn đề được phản ánh khơng chính xác, khơng phù hợp với đường lối chính sách của ta.

- Thơng tin chính thống về VN cịn chậm, cứng nhắc, khn mẫu, lập luận khơ khan, thiếu tính thuyết phục… Nội dung thơng tin cịn đơn điệu, chưa đáp ứng yêu cầu của đối tượng nên hiệu quả chưa cao. Cịn ít thơng tin về những vấn đề lý luận quốc tế sâu sắc mang tính dự báo, tổng kết.

- Đội ngũ phóng viên, biên tập viên còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trình độ chính trị, chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, chưa đáp ứng được yêu cầu về đặt ra trong công tác TTĐN.

- Một bộ phận đội ngũ biên tập, phóng viên chưa nhận thức rõ được quan hệ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại, do vậy chưa xác định đúng đối tượng của TTĐN, để có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả cao.

● Kinh nghiệm đối với Báo điện tử ĐCSVN

Từ việc khái quát hoạt động TTĐN của các tờ báo điện tử chủ lực bằng tiếng nước ngoài tiêu biểu của Đảng và NN ta và qua quá trình đúc rút kinh nghiệm từ quá trình hơn 10 năm xây dựng và phát triển của Báo điện tử ĐCSVN, để thực hiện tốt hơn nữa các chức năng, nhiệm vụ của cơng tác TTĐN thì Báo điện tử ĐCSVN về tổng thể cần tập trung vào những vấn đề chính sau:

- Bảo đảm tồn diện thơng tin và chú trọng nâng cao chất lượng thông tin, định hướng dư luận xã hội. Đảm bảo nội dung thông tin phải thể hiện tiếng nói, quan điểm chính thống của Đảng trên báo, đủ khả năng chi phối và định hướng thơng tin trên hệ thống báo chí điện tử trên mạng Internet. Tăng cường nâng cao

độ nhanh nhạy, sắc bén của thông tin; tổ chức nhiều phương thức thể hiện sinh động thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng và NN ta; tăng cường tính hấp dẫn, sinh động, thiết thực của tin - bài bằng nhiều hình thức: hình ảnh, âm thanh, video clip, trao đổi trực tuyến, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã hội trên mạng...

- Nâng cao tính chiến đấu của báo bằng nhiều nội dung phong phú: tăng lượng tin, bài về người tốt việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương sáng đảng viên; tăng cường các bài viết về thành tựu của đất nước ta trên các lĩnh vực xố đói giảm nghèo, về nhân quyền, tơn giáo, dân tộc; tăng cường các bài viết chống tham nhũng tiêu cực; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu thù địch của phần tử phản động, cơ hội chính trị.

- Tiến hành đổi mới tồn diện, cả về hình thức, giao diện, áp dụng những cơng nghệ mới, kỹ thuật mới, đảm bảo phát huy lợi thế, tác dụng hiệu quả của loại hình Báo điện tử; tăng cường các giải pháp kỹ thuật bảo đảm thuận lợi và an ninh mạng; tập trung xây dựng và triển khai Dự án Cổng thông tin điện tử của Báo nhằm thực hiện chức năng giao tiếp điện tử trong toàn Đảng trên mạng Internet và tổ chức lấy ý kiến thường xuyên của nhân dân góp ý xây dựng Đảng.

- Nâng cao chất lượng các video, tiến tới phát chương trình truyền hình Internet đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc trong và ngoài nước, từng bước thử nghiệm và đưa vào sử dụng, khai thác các tiện ích, dịch vụ mạng trên Báo, nhằm từng bước đảm bảo một số nguồn thu, giảm bớt một phần ngân sách NN.

- Nâng cao chất lượng hiệu quả trang tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp, đẩy nhanh việc xây dựng trang tiếng Tây Ban Nha, tiếp theo là tiếng Nga, tiếng Nhật nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu về Đảng ta ngày càng tăng của độc giả nước ngoài.

- Hồn thiện cơng tác tổ chức cán bộ để bảo đảm các ban đều có lãnh đạo, xắp xếp lại đội ngũ cán bộ hợp lý theo cơ cấu mới và đẩy mạnh công tác đào tạo và tự đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên.

- Tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các tỉnh, thành uỷ, các cộng tác viên ở 64 tỉnh, thành phố cung cấp thơng tin thường xun cho tịa soạn và kiện tồn đội ngũ cộng tác viên theo hướng thực chất, hiệu quả.

Trước yêu cầu ngày càng cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Báo cần luôn đổi mới nâng cao chất lượng tồn diện để khơng ngừng đáp ứng ngày càng tốt hơn về việc thực hiện chức năng,

nhiệm vụ và phấn đấu đưa Báo điện tử ĐCSVN trở thành Báo điện tử chủ lực trong việc cung cấp thơng tin chính thống quan điểm, đường lối chính sách của Đảng trên mạng Internet, định hướng thơng tin với độc giả trong và ngồi nước. Quyết tâm xây dựng, phát triển Báo điện tử ĐCSVN trở thành tờ Báo đa phương tiện với nhiều tiện ích nhất... Với các ngơn ngữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp và tiến tới có tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật Bản, tiếng Nga để kịp thời tuyên truyền và ngày càng hấp dẫn đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế.

Tiểu kết chương 2

Báo điện tử ĐCSVN là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản VN, là tờ Báo chính thống nói lên tiếng nói của Đảng, NN và nhân dân ta. Trong thời gian qua, Báo đã đạt được nhiều thành tựu cả về nội dung và hình thức thơng tin, góp phần tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng và NN ta; thơng tin mọi mặt về tình hình đất nước; giới thiệu hình ảnh đất nước, con người và nền văn hóa VN với bạn bè quốc tế; đồng thời đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cũng như cộng đồng NVNONN đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đi lên CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN. Về hình thức, xác định được tầm quan trọng của yếu tố hình thức đối với hiệu quả của cơng tác thông tin, Báo điện tử Đang Cộng sản VN đã chú trọng nâng cao chất lượng hình thức: kết cấu chuyên mục theo hướng ổn định nhưng linh hoạt, khai thác đa dạng các thể loại, tăng cường vai trị của truyền thơng đa phương tiện làm tăng tính hấp dẫn của Báo, thu hút sự chú ý của độc giả. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu này là do Báo đã ln đảm bảo tính định hướng của thơng tin, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và NN; xác định và khẳng định được đặc thù của Báo; xây dựng đội ngũ phóng viên, biên tập viên có chun mơn, có phẩm chất đạo đức, chính trị, ln ý thức học hỏi nâng cao trình độ, hồn thiện kỹ năng; bên cạnh đó Báo tận dụng khai thác được nguồn thơng tin đa dạng và đáng tin cậy cũng như phát huy được sự tham gia, ủng hộ của đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, năng động, trong đó có rất nhiều chun gia giỏi.

Song song với những thành tựu đã đạt được, cơng tác TTĐN của Báo điện tử ĐCSVN cũng cịn một số hạn chế. Về nội dung, thơng tin cịn có sự mất cân đối

trong lĩnh vực thơng tin, đề tài; thơng tin cịn nhàm chán, thiếu tính sáng tạo và sự sáng tạo, sự sắc sảo, chuyên sâu. Về hình thức, kết cấu chuyên mục còn một vài điểm chưa hợp lý; chất lượng giao diện, kỹ thuật đường truyền, cơng cụ tìm kiếm

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w