TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 123 - 130)

2. NỘI DUNG TRAO ĐỔI TRONG CUỘC PHỎNG VẤN

TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN

Về công tác thông tin đối ngoại của Báo điện tử Đảng Cộng sản VN

- Số phiếu phát ra: 10 - Số phiếu thu vào: 07 - Thông tin về người trả lời phỏng vấn:

+ PV1: Phó Tổng biên tập, Báo điện tử ĐCSVN - Nguyễn Văn Thắng

+ PV2: Ủy viên ban biên tập, Phụ trách Ban Xây dựng Đảng, Báo điện tử ĐCSVN - Nguyễn Trọng Hậu

+ PV3: Phó Trưởng Ban Thư ký tòa soạn, Báo điện tử ĐCSVN - Vũ Diệu Thu + PV4: Trưởng Ban Quốc tế, Báo điện tử ĐCSVN - Nguyễn Vũ Cân

+ PV5: Phụ trách Ban tiếng Anh, Báo điện tử ĐCSVN - Vũ Khắc Kiên + PV6: Phó Trưởng Ban tiếng Trung, Báo điện tử ĐCSVN - Phạm Đình Hải + PV7: Phụ trách Ban tiếng Pháp, Báo điện tử ĐCSVN - Trần Lan Hương - Tổng hợp các ý kiến trả lời phỏng vấn, như sau:

Câu 1: Cơng việc cụ thể của đồng chí trong cơng tác thơng tin đối ngoại của Báo là gì?

(ví dụ: viết tin đối ngoại, biên tập tin đối ngoại…) và chi tiết của q trình đó? (ví dụ: cách viết tin, thu thập nguồn tin...).

PV1: Duyệt kế hoạch, định hướng tuyên truyền TTĐN của Ban Quốc tế, trực tiếp biên tập,

trực xuất bản tin, bài về lĩnh vực đối ngoại (theo lịch trực của Ban biên tập); duyệt tiêu đề tin, bài của 3 Ban tiếng nước ngoài.

PV2, PV3: Biên tập các tin bài của Báo, trong đó có mảng tin bài về đối ngoại

PV4: Viết bài bình luận quốc tế về những vấn đề đối ngoại, những vấn đề toàn cầu như:

bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu, trợ giúp nhân đạo, an ninh lương thực…; Biên tập các tin, bài do phóng viên của Ban viết; chỉ đạo phóng viên của ban viết tin, bài về tình hình quốc tế và những vấn đề quốc tế mà bạn đọc quan tâm.

PV5: Khai thác, biên tập, viết các tin, bài tiếng Anh và dịch các tin, bài từ tiếng Việt sang

tiếng Anh để cập nhật lên Báo điện tử ĐCSVN; Thu thập nguồn từ trong và ngồi nước: Ở ngồi nước thì trực tiếp đi nước ngoài đưa tin các hội nghị Quốc tế như: Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Hội nghị cấp cao ASEAN… theo diện tháp tùng lãnh đạo Đảng, NN; Ở trong nước thì trực tiếp thu thập tin từ các đơn vị phụ trách truyền thông của các Bộ, ban, ngành, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán.

PV6: Biên tập, viết các tin, bài đối ngoại bằng tiếng Trung. Cách viết tin chủ yếu theo mơ

hình “tháp ngước”. Nguồn tin thu thập từ báo chí trong nước, từ thực tế đời sống, tư liệu - tài liệu, thông qua hoạt động nghiệp vụ báo chí như phỏng vấn, đặt tin bài

PV7: Biên tập, viết các tin, bài đối ngoại bằng tiếng Pháp.

Câu 2: Đồng chí cho biết quy trình làm tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngồi của Báo cụ thể như thế nào? Có điểm gì khác biệt giữa viết tin phục vụ thơng tin đối ngoại bằng tiếng Việt với tiếng nước ngồi khơng?

PV2: Có sự khác biệt giữa tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, tin đối ngoại bằng

tiếng Việt thường dài hơn, tin đối ngoại bằng tiếng nước ngồi ngắn hơn, cơ đọng hơn để độc giả nước ngồi có thể cập nhật thơng tin nhanh chóng, khơng bị rối và lỗng thơng tin.

PV3: Có sự khác nhau giữa quy trình làm tin đối ngoại tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đối

với tin đối ngoại tiếng Việt được thực hiện theo quy trình: Phóng viên -> Lãnh đạo Ban -> Biên tập nội dung -> Biên tập kỹ thuật -> Trực xuất bản; Đối với tin đối ngoại tiếng nước ngồi: Phóng viên -> Hiệu đính -> Phóng viên kiểm tra sau hiệu đính -> Lãnh đạo ban xuất bản. Có điều lưu ý giữa viết tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài là tùy từng đối tượng bạn đọc của từng trang mà lựa chọn các tin bài đối ngoại để dịch, khai thác hoặc viết mới cho phù hợp.

PV4: Sự khác biệt giữa tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài là sự khái quát

trong tin, tin tiếng Việt thường dài dịng, chi tiết trong khi tin nước ngồi thường ngắn gọn, cơ đọng hơn. Địi hỏi khả năng ngoại ngữ, vốn từ phong phú để phù hợp sở thích tiếp nhận thơng tin của người nước ngoài.

PV5: Viết tin đối ngoại bằng tiếng nước ngồi khó hơn tiếng Việt vì khơng phải là tiếng mẹ

đẻ của mình

PV6: Quy trình làm tin chủ yếu khác nhau ở khâu kỹ thuật viết tin, khai thác thơng tin và

quy trình viết tin. Làm tin trực tiếp bằng tiếng nước ngồi ln địi hỏi tư duy ít nhất là song song giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài (bao gồm cả biên dich), tức là hàm lượng lao động ít nhất gấp đơi so với làm tin tiếng Việt. Đối tượng bạn đọc, mục đích thơng tin và đặc điểm văn hóa đọc - văn phạm của tiếng nước ngoài là ba yếu tố quan trọng nhất quy định sự khác biệt trong quy trình làm tin tiếng Việt và tin tiếng nước ngoài; Điểm khác nhau cơ bản giữa viết tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài là về phong cách viết, thời lượng, nội dung thông tin, chủ yếu do đối tượng bạn đọc và đặc điểm phong cách ngơn ngữ khác nhau, mục đích đưa tin khác nhau.

Câu 3: Theo đồng chí có điểm gì khác biệt giữa các khâu biên tập của tin đối ngoại

bằng tiếng Việt và tin đối ngoại bằng tiếng nước ngồi?

PV2: Có sự khác biệt giữa các khâu biên tập của tin đối ngoại bằng tiếng Việt và tiếng

nước ngoài. Đối với tin đối ngoại tiếng ngoại tiếng Việt: người chịu trách nhiệm cuối cùng là trực biên tập xuất bản; Cịn đối với tin đối ngoại tiếng nước ngồi phải sau khi tin bài đã hồn thành phải qua khâu hiệu đính là người nước ngồi và lãnh đạo ban tiếng nước ngoài là người phụ trách khâu xuất bản cuối cùng.

PV3: Biên tập tin đối ngoại bằng tiếng Việt mất nhiều khâu hơn biên tập tin đối ngoại

tiếng nước ngoài, biên tập tin đối ngoại tiếng nước ngồi phải qua khâu hiệu đính là người nước ngồi.

PV5: Tin đối ngoại tiếng nước ngồi có sự phối hợp chặt chẽ với chun gia hiệu đính

người bản địa về văn phong, lối nói, cách viết…

PV6: Khác biệt cụ thể nhất khơng thể thiếu là phải biên tập ít nhất 2 lần: Biên tập đều

phải căn cứ vào nội dung, mục đích thơng tin, đối tượng bạn đọc, văn hóa bản ngữ; nhưng bản tiếng nước ngoài nhất định phải thơng qua khâu hiệu đính, sau hiệu đính người biên tập bắt buộc phải đọc kiểm định lại và phải tuân thủ như một q trình biên tập, khơng được phép “đọc lướt”.

Câu 4: Theo đồng chí cách biên tập tin đối ngoại có khác gì so với tin thơng thường khơng?

PV2: Khác bởi tính quan trọng và nhạy cảm của tin đối ngoại.

PV3: Tin đối ngoại phải có văn phong mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích.

Đặc biệt, biên tập tin đối ngoại cần phải hết sức cẩn trọng.

PV4: Sự khác biệt chính là ở khâu lựa chọn tin bài, làm thế nào để tin bài đó thu hút bạn đọc

để họ tìm thấy lợi ích trong tin là điều khó. Đối với bạn đọc người nước ngồi: vấn đề lợi ích trong tin (tức tin đó mang cho họ lợi ích gì là điều cần quan tâm khi biên tập tin đối ngoại.

PV5: Việc biên tập tin đối ngoại phải hết sức cẩn trọng vì một sai sót nhỏ có thể đẩy bạn

đọc hiểu sang một nghĩa khác, thậm chí trở thành sai sót về quan điểm chính trị, dân tới những tai nạn nghề nghiệp khôn lường.

PV6: Biên tập tin đối ngoại trước hết và thường xuyên phải đặt mục đích lợi ích dân tộc,

quốc gia lên hàng đầu. Phải đặt mình vào vị trí bạn đọc bản ngữ để lựa chọn thơng tin mình cho rằng cần thiết và hấp dẫn nhất đối với họ, nhằm đảm bảo hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Người làm công tác biên tập phải thường xuyên trang bị hệ thống kiến thức tổng hợp, tồn diện về kinh tế - xã hội, chính trị - quân sự và xu thế xã hội trong và ngoài nước, nhất là tình hình nước bản ngữ; phải có nhạy cảm chính trị, văn hóa tốt nhằm tránh những sai sót nhỏ nhất có thể xảy ra. Ví dụ: Nếu khơng hiểu rõ văn hóa và tơn giáo bản địa, rất dễ phạm những từ ngữ có thể “xúc phạm văn hóa bản địa”, gây hiểu nhầm, thậm chí xung đột văn hóa. Phim Mỹ gây bất bình cho thế giới đạo Hồi là một ví dụ cụ thể nhất, hậu quả khơn lường.

PV7: Các ban tiếng nước ngồi đều có hiệu đính là người bản xứ nên văn phong sẽ theo

phóng cách nước ngồi.

Câu 5: Thông tin đối ngoại trên Báo điện tử Đảng Cộng sản VN giống và khác về nội

dung và hình thức trình bày với các báo điện tử khác (Vnplus, Nhân Dân điện tử,Vietnamnet…) như thế nào?

PV2: Tin, bài của Báo giống với Báo Nhân dân, Vnplus về nội dung thông tin, khác về

hướng tuyên truyền của Đảng và NN ta. Còn các tin, bài trên các báo khác như Vietnamnet, Vnexpress… thì thống hơn trong cách bình luận và phân tích.

PV3: Về cơ bản nội dung truyền tải các tin tức đối ngoại trên Báo điện tử ĐCSVN và các

tờ báo chính trị như Nhân dân, Vnplus… là như nhau còn đối với các báo như Vietnamnet, Vnexpress… có khác biệt đơi chút; Về nội dung: Báo điện tử ĐCSVN, Báo Nhân dân… là các báo chính trị, thường lựa chọn các tin tức đối ngoại quan trọng lên thành các tin nóng trang chủ, tin nóng thời sự. Cịn đối với các báo như Vietnamnet, Vnexpress… thường thiên về lựa chọn những tin tức bớt tính chính trị và dễ thu hút độc giả hơn; Về hình thức: Tít trên các báo chính trị thường dài hơn, đảm bảo đúng định hướng tun truyền qua tít. Cịn tít trên các báo như Vietnamnet, Vnexpress… thường được rút tít để dễ thu hút độc giả hơn, chọc vào những vấn đề nóng và gai góc hơn.

PV5: TTĐN bằng tiếng Anh trên báo điện tử ĐCSVN về cơ bản giống với TTĐN trên

VNplus và Nhân dân điện tử vì cùng là các trang báo chính thống cung cấp thơng tin chính thống của Đảng, là các trang báo chính trị cung cấp các tin tức đối ngoại của Đảng và NN ta. Cịn với các báo Vietnamnet, Vnexpress, Dân Trí… là các trang báo cung cấp thông tin cho bạn đọc về lĩnh vực xã hội nhiều hơn là chính trị.

Câu 6: Trong số các chuyên trang, chuyên mục định hướng về thơng tin đối ngoại của

Báo thì theo đồng chí chun trang, chun mục nào nên được báo ưu tiên quan tâm về nội dung, hình thức, số lượng tin bài nhất? Tại sao?

PV2: Chuyên mục Quốc tế, Sự kiện và bình luận vì đây là 2 chun mục được người nước

ngồi quan tâm truy cập.

PV3: Báo điện tử ĐCSVN là tờ báo chính trị, đại diện cho tiếng nói của Đảng và nhân

dân cho nên các tin tức thuộc các chuyên mục liên quan tới chính trị, đặc biệt là tin tức đối ngoại đều rất quan trọng đối với Báo như: chuyên mục Chính trị, Thời sự, Đối ngoại. Các chuyên mục này có liên quan chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Các bài liên quan tới đối ngoại mang tính đính hướng tun truyền có thể gắn vào mục Tiêu điểm.

PV4: Theo tôi là chuyên mục Quốc tế, hiện nay mục Quốc tế trung bình 60 tin/ ngày,

khoảng 35% viết mới còn lại khai thác, đăng lại từ TTXVN và các nguồn chính thống khác.

PV5: Báo thường ưu tiên, quan tâm về nội dung, hình thức trong chuyên mục “Hoạt động

của Đảng và NN”, “Đối ngoại” vì đây là 2 chuyên mục cung cấp cho bạn đọc thông tin về các hoạt động chính trị, đối ngoại của lãnh đạo Đảng và NN, được bạn đọc trong và ngoài nước hết sức quan tâm.

PV6: Quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thành tựu công

cuộc đổi mới xây dựng đất nước; bản sắc văn hóa, tinh thần nhân văn của dân tộc; lịch sử - văn hóa - địa lý… nhà những nội dung trọng tâm được ưu tiên hàng đầu. Vì chức năng của báo là cung cấp thơng tin đầy đủ, tồn diện về VN với bạn đọc, góp phần kêu gọi hợp

tác đầu tư phát triển, xây dựng hình ảnh đất nước, con người VN thân thiện, u hịa bình, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với mọi quốc gia dân tộc trên thế giới.

Câu 7: Cơ quan đồng chí có mạng lưới cộng tác viên về thơng tin đối ngoại không? Tỉ

lệ tin bài phóng viên của phịng ban đồng chí tự viết, dịch, khai thác từ nguồn khác như thế nào? Đối với các trang tiếng nước ngồi phóng viên có thường viết bài trực tiếp bằng tiếng nước ngoài hay viết bằng tiếng việt rồi dịch ra tiếng nước ngồi?

PV2: Có sử dụng mạng lưới cộng tác viên nhưng chưa nhiều, tỷ lệ tin bài viết mới trên

báo hiện nay khoảng 35%, còn lại là khai thác từ nguồn khác.

PV3: Đội ngũ cộng tác viên và đội ngũ phóng viên về TTĐN cịn mỏng. Đối với các trang

tiếng nước ngồi phóng viên thường dịch tin từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài.

PV4: Hiện nay, Ban Quốc tế có mạng lưới cộng tác viên được xây dựng từ các nhân viên

sứ quán, sinh viên của ta ở nước ngoài và đội ngũ cán bộ của các tổ chức quốc tế tại Hà Nội để cung cấp đều đặn thơng tin cho phóng viên của Ban.

PV5: Hiện báo có một số cộng tác viên về TTĐN nhưng khơng nhiều. Phóng viên của Ban

tiếng Anh vẫn trực tiếp viết tin bài bằng tiếng Anh; Tỷ lệ tin bài viết mới bằng tiếng Anh và tin bài dịch chiểm 50% tổng lượng tin, còn lại là tin bài khai thác từ các nguồn tin cậy khác.

PV6: Ban tiếng Trung có cộng tác viên cả trong và ngồi nước. Tỷ lệ tin viết mới - tin dịch

với tin khai thác là 70/30, trong đó tin khai thác ưu tiên khai thác từ báo chí trong nước, tin khai thác quốc tế chỉ chiếm khoảng 10 - 15%.

Câu 8: Theo đồng chí có những thuận lợi và khó khăn nào đối với cơng tác TTĐN của

Báo điện tử ĐCSVN nói chung và trên các trang tiếng nước ngồi của Báo nói riêng hiện nay?

PV2: Thuận lợi: do đặc thù của Báo, nên báo là nguồn tin tin cậy để bạn đọc truy cập và

do đặc thù của báo điện tử nên báo phát thông tin nhanh, đến được tới đông đảo đối tượng độc giả; Khó khăn: khả năng tiếp cận nguồn tin của báo cịn hạn chế, quy trình xử lí biên tập, hiệu đính cịn nhiều bất cập.

PV3: Thuận lợi: Phóng viên có nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm, có quan hệ chặt chẽ với các

cơ quan đối ngoại của Đảng và NN; Khó khăn: lực lượng phóng viên mỏng, hạn chế khá năng đi tác nghiệp thực tế.

PV4: Thuận lợi: đường lối đối ngoại rộng mở, tính chủ động hội nhập tác động tích cực

đến hoạt động TTĐN, báo có lượng bạn đọc ổn định và tiếp tục phát triển, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo có nhiệt huyết, ham học hỏi, có ý thức chính trị đối với cơng việc; Khó khăn: đội ngũ làm TTĐN còn mỏng, chưa được đào tào đầy đủ về nghiệp vụ báo chí đối ngoại, tính chun nghiệp chưa cao.

PV5: Thuận lợi là có nguồn thơng tin phong phú từ các Bộ, ban, ngành, địa phương và

nghiệp tại nước ngồi để tiếp cận với báo chí hiện đại và bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ TTĐN tốt hơn cho bạn đọc nước ngoài.

PV6: Thuận lợi là thường xuyên nhận được sự chỉ đạo trực tiếp từ cấp trên về nội dung,

hình thức, thời lượng thơng tin đối ngoại. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của BTV, PV tốt, đồng đều, thường xuyên được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị,

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 123 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w