Nội dung, hình thức thơngtin đối ngoại của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 53 - 58)

Cộng sản Việt Nam

Nội dung TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN là rất rộng lớn, bao gồm các vấn đề: chính trị - xã hội, kinh tế, thể thao-văn hóa, khoa học - giáo dục, du lịch, môi trường sinh thái, thông tin bao gồm cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên với một khối lượng quá lớn tin tức với bốn phiên bản (Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Pháp) nên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tiến hành khảo sát với phiên bản tiếng Anh do phiên bản này có cùng kết cấu như các phiên bản khác và thông tin được đăng tải hầu hết là tin đối ngoại. Bên cạnh đó, do điều kiện nghiên cứu nên tơi tác giả trích dẫn một vài tin điển hình đại diện cho nội dung TTĐN mà Báo điện tử ĐCSVN cho đăng tải.

Giao diện của Báo điện tử ĐCSVN được thiết kế khá chuyên nghiệp, đẹp mắt và nổi bật. Nét nhấn trong giao diện của báo chính là ở phần măng sét của báo với màu đỏ nổi bật (măng sét trong lĩnh vực báo chí có nghĩa là “đầu đề chữ lớn”, măng sét đóng một vai trị rất quan trọng trong việc giớ thiệu một cách nhanh chóng và ấn tượng về tờ Báo), (xem hình 2.1). Màu đỏ được chọn là màu chủ đạo rất phù hợp với một tờ Báo với vai trò là cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản VN. Bởi màu đỏ là màu của lá cờ Tổ quốc, màu của lá cờ Đảng. Điểm nổi bật trên nền đỏ măng sét của Báo là hình ảnh của lá cờ Tổ quốc đang bay phấp phới và hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại lồng trong hình ảnh bơng hoa sen. Đây là những hình ảnh biểu trưng hết sức ý nghĩa, đại diện cho đất nước - là cờ, con người - Hồ Chủ tịch và tinh thần của dân tộc ta - trong sáng, kiên cường, cao đẹp như bơng hoa sen.

Hình 2.1: Măng sét của Báo điện tử ĐCSVN

Giao diện chủ đạo của báo được phối màu vàng, đỏ tươi, trắng, xanh lam, chữ màu đen hoặc xanh nổi bật trên nền trắng. Thanh menu bao gồm hầu hết các mục, chuyên mục chính được sắp xếp theo chiều dọc bên tay trái với chữ trắng nền đỏ khá nổi bật. Phần nội dung tin bài được sắp xếp chính giữa trang, chiếm 1/3 diện tích tồn trang. Tin chính nổi bật tại trang chủ được sắp xếp trên cùng với ảnh có kích cỡ 5×6cm, các tin nổi bật cịn lại của mỗi mục cũng được đặt lên trên cùng ảnh có kích cỡ 2×2,5cm. Phía ngồi cùng bên phải của trang chủ tiếng Việt đăng các mục Truyền hình, phát thanh, phóng sự ảnh... và tương đương với bên trang tiếng anh đăng các mục Photo Gallery, Video, Audio...

Về cách trình bày từng tin bài cụ thể, bố cục chung cho mỗi tin bài bao gồm: Tít, sapơ, nội dung bài và ảnh. Phông chữ sử dụng ở các tin bài là kiểu chữ Arial trong đó: Tít có cỡ chữ 10,5 in đậm, màu xanh; sapô cỡ chữ 10, in đậm, nội dung bài cỡ chữ 10, in thường. Với các tin bài thông thường (không phải tin ảnh) hầu hết đều có rất ít ảnh, kích cỡ ảnh khá khiêm tốn là 6cm×8cm, nằm phía bên tay trái, trên cùng, dưới tít. Diện tích nội dung tin bài chiếm 1/2 diện tích màn hình máy tính...

Trên trang chủ tiếng Việt có phần tiêu điểm và các banner quảng cáo, cổ động cho các cuộc thi phong trào... chạy dọc 2 bên thân của giao diện. Ở các trang tiếng nước ngồi thì các phần này khơng có trên trang chủ nhưng nhìn chung giao diện vẫn giữ được phong cách thiết kế chung của Báo.

Tại các chuyên mục chính của Báo ở cả trang Tiếng Việt và Tiếng Anh, giao diện khác với trang chủ, các tin bài được sắp xếp theo một cột lớn lần lượt từng tin bài theo trình tự thời gian.

Các trang trong của Báo điện tử ĐCSVN sử dụng không nhiều ảnh, thơng thường sử dụng một ảnh ở vị trí góc bên trái, trên cùng của tin với tỉ lệ 3x4. Diện tích ảnh là khá hẹp, điều này khiến thơng tin dồn nén khá nhiều. Tỉ lệ trên là phù hợp với một trang tin thời sự nhưng đôi lúc gây cảm giác nhàm chán, đơn điệu và không sinh động. Đặc biệt là với mục tin cần nhiều hình ảnh minh họa như Thể thao - Du lịch, việc thiếu thơng tin hình ảnh có thế khiến nội dung thiếu thu hút, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của người đọc, hiệu quả TTĐN sẽ giảm.

Ở trang tiếng Việt, các tin đều có các đường dẫn Top Stories (các tin nổi

bật), bên phải nằm ngoài cột tin là các tin được đọc nhiều nhất, cho phép bạn đọc dễ dàng theo dõi các sự kiện, các tin bài được theo dõi nhiều. Đây là cách trình bày khá đơn giản nhưng chuẩn mực của báo điện tử hiện đại. Tuy nhiên, trên trang chủ Tiếng Anh khơng có phần tiêu điểm (Top stories) gây khó khăn cho người đọc trong việc theo dõi thơng tin. Một điểm nữa là Báo điện tử ĐCSVN có giao diện trang chủ khơng chứa nhiều thơng tin và hình ảnh của các quảng cáo hay các pop-up (đặc biệt trên phiên bản tiếng anh của Báo hiện nay là khơng có quảng cáo hay các pop-up). Điều này khiến người đọc không bị làm phiền bởi quảng cáo hay pop-up, nhưng mặt khác cũng khiến giao diện báo tẻ nhạt, kém sinh động.

Nhìn chung, bố cục và giao diện của Báo điện tử ĐCSVN đã thể hiện được tính khoa học với thiết kế hiện đại, tạo được ấn tượng và bản sắc riêng của báo đồng thời thu hút được độc giả, giúp tăng hiệu quả và sức hấp dẫn của nội dung TTĐN.

2.3.2.2 Cấu trúc tin

Báo điện tử ĐCSVN là trang báo mang nặng thông tin về tin tức thời sự, với nội dung chủ đạo về chính trị, xã hội, kinh tế. Do đó, thể loại chủ đạo là tin, các thể loại khác như phóng sự và bình luận là rất ít. Với đặc thù như vậy, hầu hết các

bài viết trên trang tiếng Anh và các trang tiếng nước ngoài khác của báo được bố cục theo mơ hình tháp ngược, tức là đưa thơng tin quan trọng lên đầu và tiếp theo là các chi tiết ít quan trọng hơn, theo sau là chi tiết phụ và chi tiết mở rộng.

Ví dụ : Tin “ODA disbursement hits record high in 2009” (Giải ngân vốn ODA

đạt mức cao kỉ lục trong năm 2009 - ngày 6/1/2010). Các thông tin và số liệu cụ thể được đưa ngay lên đầu tin, giúp người đọc ngay lập tức nắm được thông tin chủ đạo của bài: “The total official development assistance (ODA) capital disbursed during

2009 reached a record of 3.6 billion USD, according to the Ministry of Planning and Investment.” (Theo như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn hỗ trợ ODA được

giải ngân đã đạt mức cao kỉ lục, 3,6 tỉ đôla, trong năm 2009).

Tiếp theo là các thông tin và số liệu bổ sung: “Of the total, 3.25 billion

USD consisted of loans and the remaining were non-refundable aids.” (Trong đó, 3,25 tỉ đơla là các khoản nợ và, cịn lại là các khoản hỗ trợ khơng hồn lại) hay “The satisfactory results demonstrated efforts by the Government, ministries

and localities in accelerating ODA disbursement” (Những thành quả trên thể

hiện nỗ lực của Chính phủ, các bộ và các cơ quan chức năng trong việc thúc giục tiến trình giải ngân ODA).

Phần kết của tin là các thông tin mở rộng: “The WB recently approved a

loan of 500 million USD to Vietnam. This is the first loan in the framework of the WB’s 1 billion USD public investment reform programme aiming to help Vietnam maintain its economic growth.” (Mới đây Ngân hàng Thế giới đã thông

qua khoản nợ trị giá 500 triệu đơla cho VN)

Ví dụ trên cho thấy, cấu trúc tin của Báo điện tử ĐCSVN là hiện đại, phù hợp với thị hiếu của người nước ngồi. Cấu trúc tin này đã phá bỏ nhiều hình thức thơng tin mang nặng tính tuyên truyền, thiếu tính thời sự, báo chí của nhiều đơn vị thực hiện chức năng TTĐN trước đó.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều các tin mang tính chất lễ tân ngoại giao: các đồn cấp cao VN thăm các nước, lãnh đạo VN tiếp đón các đồn ngoại giao cấp cao các nước thăm VN…) và các tin dịch đơn thuần lại từ các bài viết trên trang tiếng Việt của báo, có sự giản lược về nội dung, câu chữ cho ngắn gọn hơn nhưng không thay đổi cấu trúc tin bài cho phù hợp với đối tượng độc giả là người nước ngồi.

Ví dụ như tin “Efforts to preserve Vietnamese language abroad” (Những nỗ lực để duy trì tiếng Việt ở nước ngồi) được đăng vào ngày 16/9 sau khi trang tiếng Việt đã đăng bài “Hội thảo: bảo tồn bản sắc văn hóa, giữ gìn tiếng Việt” vào ngày 15/9. Hai bài viết có nội dung giống hệt nhau: cách thức đưa tin và thứ tự các chi tiết thông tin đưa ra là giống nhau, chỉ khác là ở phiên bản Tiếng Anh câu chữ được giản lược cho ngắn gọn hơn.

Mở đầu bài viết trên trang tiếng Việt có viết “Hội thảo có sự tham gia của

các đại biểu Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; cùng đông đảo Việt kiều từ các nước Ba Lan, Đức, Lào, Pháp, Mỹ, CH Czech, Nga, Hoa Kỳ và các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, đại biểu các cơ quan văn hóa, truyền thơng, giáo dục trong nước” thì ở trang tiếng Anh mở đầu cũng bắt đầu bằng nội dung “Representatives from relevant agencies and ministries joined delegates of overseas Vietnamese working in the media sector in Poland , Germany , Laos , France , the Czech Republic , Russia and the US” (Hội thảo có sự tham dự của

đại diện các bộ, ngành có liên quan cùng với các đại biểu NVNONN đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Ba Lan, Đức, Lào, Pháp, CH Séc, Nga và Hoa Kỳ); Ở phần thân được tiếp nối khi dẫn các thông tin hỗ trợ để nhấn mạnh sự cần thiết về việc duy trì tiếng việt cho cộng đồng NVNONN thì ở trang tiếng Việt đã đưa ra đoạn “Được biết, hiện nay có gần 4,5 triệu người VN đang sinh sống, làm

việc ở nước ngồi, cùng với nỗ lực hịa nhập cộng đồng sở tại, thì những yếu tố văn hóa dân tộc có thể cũng dần bị phai nhạt. Q trình đó diễn ra tự nhiên, xuất phát từ sức ép của hội nhập văn hóa sở tại, từ những khó khăn của cuộc sống hàng ngày mà khơng cịn thời gian cho sự quan tâm đầy đủ đến việc giữ truyền thống văn hóa dân tộc, đến việc duy trì tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo. Hiện nay, thế hệ Việt kiều thứ 2, thứ 3 là những người sinh ra tại nước sở tại, bản sắc, truyền thống và đặc biệt là tiếng Việt đang bị mai một. Bảo tồn bản sắc văn hóa VN, giữ gìn tiếng Việt là một vấn đề cấp thiết đặt ra đối với cộng đồng người VN ở nước ngoài hiện nay”. Và tương ứng ở trang tiếng Anh cũng tiếp

bằng đoạn: “Nearly 4.5 million Vietnamese people living and working abroad

are meeting difficulties in passing down their national culture and language on younger generations due to pressure from the integration process and inadequate access to materials and the media in Vietnamese” (Gần 4,5 triệu

người VN đang sống và làm việc ở nước ngồi đang gặp khó khăn trong việc truyền bá văn hóa dân tộc và ngơn ngữ cho thế hệ trẻ do sức ép của quá trình hội nhập và do thiếu sự truy cập thơng tin về tình hình trong nước và các phương tiện truyền thơng đại chúng bằng tiếng Việt).

Qua ví dụ trên có thể thấy, rất nhiều tin bài trên trang tiếng Anh của báo là dịch lại từ trang tiếng Việt. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với báo hiện nay là cần phải đổi mới nội dung, cách thức tin, bài trên báo nhằm thu hút nhiều đối tượng độc giả.

2.3.2.3 Các nội dung của công tác TTĐN trên trang tiếng Anh của Báo điện tử ĐCSVN

Ban Tiếng Anh là Ban tiếng nước ngoài ra đời sớm nhất của Báo điện tử ĐCSVN (năm 2011). Hiện nay, phiên bản tiếng Anh của Báo điện tử ĐCSVN bao gồm 18 chuyên trang, chuyên mục, bao gồm:

Bảng 2.1: Bảng các chuyên trang, chuyên mục trên trang tiếng Anh

của Báo điện tử ĐCSVN

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w