Cách thức thực hiện thông tin đối ngoại trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 64 - 70)

18. Suggestion for interface (Góp ý về giao diện của Báo)

2.3.3. Cách thức thực hiện thông tin đối ngoại trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cộng sản Việt Nam

Qua quá trình 10 năm xây dựng và phát triển của Báo điện tử ĐCSVN cho thấy Báo đã khơng ngừng tìm tịi, đổi mới, đa dạng hóa các cách thức TTĐN.

Thứ nhất là sự đa dạng các chuyên mục: Lãnh đạo Ban Biên tập luôn coi

trọng, chỉ đạo việc đổi mới các chuyên trang, chuyên mục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Bắt đầu từ ngày 1/7/2012 Báo đã phát hành giao diện mới với sự thay đổi mạnh mẽ về các chuyên trang, chuyên mục của Báo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác TTĐN. Nhiều chuyên mục, chuyên trang được bạn đọc quan tâm, thường xuyên truy cập cao là: “Thời sự”, “Tiêu điểm”, “Lãnh đạo Đảng, NN”, “Đối ngoại”, “Kinh tế”, “Quốc tế”…

- Chuyên mục “Lãnh đạo Đảng, NN”, “Cấp uỷ Đảng”, “Tổ chức-cán bộ”, “Đối ngoại” được nhiều bạn đọc quan tâm và truy cập gần 2 triệu lượt truy cập/tháng. Chuyên mục này, đăng các tin, bài phản ánh hoạt động của các đồng

chí Lãnh đạo Đảng, NN; phân tích sâu về đường lối đối ngoại, quan hệ đối ngoại giữa VN và các nước; đưa tin kịp thời về những vấn đề tổ chức - cán bộ,…

- Chun mục “Thời sự” là chun mục ln có lượng bạn đọc truy cập cao với hơn 2 triệu lượt người/năm. Ngoài các tin phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành, các cấp, chun mục cịn có các bài phân tích sâu các vấn đề nóng trên cơ sở quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đảng, được bạn đọc đánh giá cao.

- Chuyên mục “Tư tưởng - Văn hoá” được bạn đọc quan tâm nhiều. Trong năm qua, với gần lượt 2,5 triệu người truy cập/năm; tin, bài được cập nhật phản ánh các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, NN với công tác tư tưởng - văn hoá; cùng những bài viết đấu tranh chống các quan điểm tư tưởng sai trái.

- Chuyên mục “Quốc tế” cũng luôn nhận được sự quan tâm của bạn đọc với số lượt người truy cập hơn 2 triệu lượt/năm; đưa tin kịp thời, phản ánh sâu nhiều vấn đề quốc tế, bình luận về quan hệ giữa các nước lớn.

- Chuyên mục “Kinh tế”: Là chuyên mục ln có lượng bạn đọc truy cập cao với gần 3 triệu lượt người truy cập/năm,. Chuyên mục luôn phản ánh, cập nhật quan điểm, đường lối của Đảng, NN về vấn đề kinh tế; các tin, bài về vấn đề thị trường, hàng hóa; các bài bình luận, đánh giá về các vấn đề phát triển kinh tế, được đông đảo bạn đọc quan tâm và truy cập.

- Chuyên mục biển đảo cũng là chuyên mục đáng chú ý với số lượng bạn đọc quan tâm nhiều. Trong năm qua, chuyên mục này đã phản ánh sâu về các hoạt động kinh tế biển đảo, vấn đề bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo quốc gia…. thực sự là những thơng tin hữu ích đối với bạn đọc, nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân về vị trí, vai trị chiến lược của biển, đảo VN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong hội nhập và phát triển đất nước.

- Chuyên mục Thi đua yêu nước là chuyên mục riêng có của Báo điện tử ĐCSVN, đề cập đến những việc làm hay, những gương người tốt, qua đó, góp phần tơn vinh và nhân rộng phong trào theo đúng phương châm tuyên truyền của Ban Tuyên giáo TƯ là “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”.

Thứ hai là sự đa dạng thể loại. Thể loại là tồn bộ các tác phẩm có chung

đặc tính về nội dung, hình thức. Thể loại báo chí là “sự thống nhất mang tính quy luật, lặp đi lặp lại của các yếu tố trong một loạt tác phẩm báo chí.” [ , ].

Qua khảo sát cho thấy, báo điện tử ĐCSVN sử dụng khá nhiều các thể loại tin, bài: một là thể loại tin: xuất hiện ở tất cả các chuyên mục của báo. Các tin khá phong phú về mức độ phản ánh (sâu hay không sâu), về số lượng con chữ (tin vắn, tin ngắn hay tin dài - tin tường thuật), về cách thức xuất hiện (tin chữ, tin ảnh hay tin chữ kèm hình ảnh,…). Thể loại tin đặc biệt chiếm ưu thế so với các thể loại khác ở các trang tiếng nước ngồi; Hai là các dạng bài phản ánh, bình luận: thường được sử dụng để phản ánh và bình luận về tình huống, vấn đề, sự kiện, con người,… Thơng qua các bài phản ánh, bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của VN cũng như đời sống của đồng bào ta ở nước ngoài được chuyển tải tới độc giả một cách đầy đủ, sinh động và chân thật nhất; Ba là các dạng bài văn nghệ: Các bài văn nghệ là thể loại quan trọng giúp báo điện tử ĐCSVN làm tốt chức năng khai sáng, giải trí, thực hiện nhiệm vụ quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa VN, góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức về văn hóa cộng đồng; Ngồi các thể loại đã đề cập ở trên, báo điện tử ĐCSVN còn sử dụng thường xuyên một số thể loại khác như: phỏng vấn, phóng sự, tường thuật,… Trên báo điện tử ĐCSVN, ngồi các tác phẩm báo chí, cịn đăng tải nhiều thơng tin khơng phải là tác phẩm báo chí như các thơng tin chính trị (văn bản pháp luận, văn bản, chỉ thị, nghị quyết,…), các tác phẩm văn học nghệ thuật, thông tin khoa học - giáo dục,…

Việc xác định thể loại sẽ giúp cho người làm báo tận dụng mọi khả năng biểu đạt của nó để chủ động trong hoạt động sáng tạo của mình. Với báo điện tử nói riêng và các loại hình báo chí nói chung, thể loại có vai trị quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và hiệu quả thơng tin. Cùng với nội dung, chính sự đa dạng về thể loại đã tạo nên sức hút của báo điện tử ĐCSVN đối với công chúng trong thời gian qua. Hiệu quả cơng tác TTĐN của báo cũng vì thế mà tăng lên.

Thứ ba là sự đa dạng ngôn ngữ: Cách thức TTĐN trên Báo điện tử ĐCSN

không chỉ tập trung thể hiện các nội dung TTĐN mà cịn thể hiện qua sự đa dạng ngơn ngữ. Ngơn ngữ trên báo điện tử ĐCSVN được thể hiện bằng 4 thứ tiếng là: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung; trong đó, Tiếng Việt được sử dụng chủ yếu và được đầu tư nhiều nhất về chất lượng nội dung, hình thức. Bên cạnh đó, các trang Tiếng Anh, Tiếng Trung, và Tiếng Pháp cũng đang ngày càng được đầu tư, tăng thêm số lượng chuyên mục, số lượng tin, bài và nâng cao hơn

nữa chất lượng tổng thể cả về nội dung và hình thức thể hiện. Với việc xây dựng các trang tiếng nước ngoài, báo điện tử ĐCSVN đã đẩy mạnh hơn nhiều hiệu quả của công tác TTĐN mà báo đang thực hiện. Thông tin tuyên truyền đến được với đơng đảo cơng chúng là người nước ngồi. Ban Biên tập đã chỉ đạo sâu sát, kịp thời đưa những thông tin quan trọng về hoạt động của lãnh đạo Đảng, NN, Chính phủ, Quốc hội, các sự kiện nổi bật và những vấn đề quan trọng của đất nước, cũng như các thành tựu trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh tới bạn bè quốc tế một cách hiệu quả. Thông tin trên các trang tiếng nước ngoài của Báo được chọn lọc, biên dịch, biên tập kỹ lưỡng, đảm bảo tính định hướng và chất lượng thơng tin. Trung bình mỗi ngày có khoảng 650 nghìn lượt bạn đọc từ quốc tế truy cập vào các trang của Báo (chiếm 40% tổng lượng truy cập trong ngày). Các nước có lượng truy bạn đọc truy cập nhiều nhất là: Mỹ 14,39%; Trung Quốc 7,3%; Nhật Bản 5,24%; Đức 4,02%; Nga 3,87%, …

Ví dụ như trong thời gian diễn ra Đại XI (từ 10/1-19/1/2011), trang tin điện tử về Đại hội do báo được giao thực hiện bên cạnh trang tiếng Việt đều có bản tiếng Anh, lượng truy cập tăng lên gấp gần một chục lần so với ngày thường, trong đó, nước có số lượng bạn đọc truy cập nhiều nhất là: Trung Quốc, sau đó đến: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Australia, Đài Loan, Hàn Quốc, Ba Lan, Bungary...

Thứ tư, việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thơng tin cịn thể hiện ở

việc chú trọng phát huy thế mạnh của báo điện tử, một loại hình báo chí đa phương tiện. Trong phần video, độc giả có thể xem các đoạn video về các sự kiện quan trọng; phần audio độc giả có thể tìm nghe các bài hát ca ngợi quê hương Tổ quốc; phần phóng sự ảnh mang đến cho độc giả những hình ảnh về rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Đây có thể nói là sự tận dung tối đa những ưu điểm của loại hình báo điện tử.

Đầu năm 2008, Báo điện tử ĐCSVN đã thành lập Trung tâm Truyền hình Internet nhằm “tổ chức, xây dựng các video, phóng sự ảnh nhằm thơng tin tuyên truyền kịp thời, chính xác quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, NN về đất nước, con người và các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các ngành, các cấp”. Từ thời kỳ đầu thành lập mỗi tháng Trung tâm Truyền hình Internet sản xuất 1 video clip, đến nay Trung tâm đã sản xuất mỗi tuần được 3 video clip với các thể loại chủ yếu là tin, phóng sự ngắn về các sự kiện nổi bật

cần tập trung tuyên truyền để định hướng dư luận. Ví dụ có thể thấy rõ là mục Video và Audio theo thống kê của Báo điện tử ĐCSVN là không ngừng tăng và luôn dẫn đầu trong các chuyên mục, chuyên trang của Báo: năm 2009 là 2.320.896 lượt, năm 2010 là 3.739.152 lượt, 2011 là 3,242,272. Điều này thể hiện sức hút của loại hình truyền thơng đa phương tiện, góp phần phục vụ tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ TTĐN.

Thứ năm, cùng với xây dựng các tin, bài phục vụ cơng tác TTĐN, báo cịn

tiến hành tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học về các sự kiện, vấn đề được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm. Đặc biệt, một hình thức thơng tin mới mang tính đặc trưng của báo điện tử được báo điện tử ĐCSVN chú trọng khai thác đó là việc tổ chức thực hiện các chương trình giao lưu trực tuyến, trong đó có nhiều chương trình mang ý nghĩa chính trị lớn như: Đối thoại trực tuyến Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời bạn đọc về “Đối ngoại VN: Từ các sự kiện gia nhập WTO và tổ chức thành công hội nghị APEC 14” (tổ chức ngày 6/12/2006); Tọa đàm “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” (tổ chức ngày 30/10/2010); Giao lưu trực tuyến “Ngày hội non sông” - hướng tới ngày bầu cử Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 (tổ chức ngày 17/5/2011)…

Thứ sáu, Ngoài ra việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thơng tin cũng

thể hiện ở việc Báo tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Trong 2 năm 2004, 2005, Báo đã phối hợp với một số cơ quan tổ chức các cuộc thi viết và thi trắc nghiệm, tìm hiểu về “Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh”,

“75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản VN”, “60 năm nước Cộng hòa XHCN VN”. Các cuộc thi đã thu hút được sự tham gia đông đảo của cán bộ,

đảng viên và nhân dân trong nước cũng như người VN đang học tập, cơng tác, định cư ở nước ngồi. Đặc biệt là cuộc thi tìm hiểu “75 năm lịch sử vẻ vang của

Đảng Cộng sản VN” đã có gần 11,5 triệu bài thi. Thơng qua cuộc thi, Đảng đã

đón nhận hàng triệu tấm lịng tin của dân, góp ý tâm huyết để Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh.

Từ tháng 12 năm 2005 đến ngày 13 tháng 4 năm 2006, Báo đã tổ chức cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu “20 năm đất nước Đổi mới” trên Đài Truyền hình VN và trên Báo điện tử ĐCSVN. Cuộc thi đã thực sự trở thành một đợt sinh hoạt

chính trị sâu rộng, góp phần tun truyền, cổ vũ thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới, thiết thực chào mừng đại hội X của Đảng.

Với cuộc thi “Tìm hiểu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Báo đã phối hợp với Đài Truyền hình VN, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Tiền phong tổ chức cuộc thi với hai hình thức trắc nghiệm và thi viết. Đến nay, cuộc thi đã thu hút hàng triệu người tham gia và được dư luận đánh giá cao. Bên cạnh đó, hàng năm Báo phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo khoa học và thực tiễn.

Với số lượng thông tin được truy cập hàng ngày và hệ thống văn kiện Đảng, các tác phẩm kinh điển được số hóa, bố trí khá hợp lý, cũng như tổ chức thành cơng các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, thân thế, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiểu hiểu về Đảng, về NN, Báo điện tử ĐCSVN đã thực sự khẳng định được vị trí của mình, trở thành địa chỉ tin cậy của độc giả trong và ngoài nước.

Ngoài việc tổ chức các cuộc thi lớn, những năm qua, Báo điện tử ĐCSVN đã tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật và giao lưu với các nhân chứng lịch sử, được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài THVN như: “Đảng cho ta mùa xuân”,

“Sáng mãi cách mạng tháng 10 Nga”, “Giai điệu Tổ quốc”, “Ngày hội non sông”… Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2008, chương trình “Màu hoa đỏ” được tổ chức,

nhằm kêu gọi các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ, trao tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các đối tượng chính sách có hồn cảnh khó khăn trong cả nước. Đến nay, Báo đã huy động được gần 2 tỷ đồng, trao tặng sổ tiết kiệm cho hơn 800 gia đình liệt sĩ, các đồng chí thương binh, các mẹ VN anh hung và hàng nghìn suất học bổng tặng các em học sinh nghèo vượt khó ở nhiều địa phương trên cả nước.

Những hoạt động chính trị xã hội nêu trên đã tập trung tuyên truyền những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và NN, đem lại tác động tích cực nhiều mặt, góp phần làm cho quần chúng nhân dân hiểu rõ và tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời làm cho đảng viên, nhân dân và bạn đọc biết thêm, gắn bó hơn với Báo. Các chương trình giao lưu nghệ thuật do báo điện tử ĐCSVN tổ chức đều được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài THVN, đồng thời được các báo, đài đưa tin tường thuật, phản ánh, do đó khơng chỉ có ảnh hưởng trong nước mà cịn có hiệu quả về TTĐN, đặc biệt là khi chương trình

được phát trên kênh VTV4 của Đài THVN, phục vụ đối tượng trực tiếp là cộng đồng NVNONN.

Thứ bảy, ngồi ra, Báo cịn tích cực đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế,

chủ động trong việc quan hệ với một số tờ báo lớn ngồi nước; cử đồn ra, đón đồn vào đã góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về báo chí. Đến nay, Báo đã thiết lập được quan hệ hợp tác, chia sẻ thơng tin với nhiều hãng thơng tấn, cơ quan báo chí nước ngồi như: hãng thông tấn AFP và báo Le Monde, Báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp, Tạp chí TEMA (Bungari); Hội nhà báo Hàn Quốc, Báo Thế giới công nhân của Đảng cộng sản Tây Ban Nha, Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo, Nhật Báo Quảng Tây, Tạp chí Hoa Sen (Trung Quốc)…

Qua các việc phân tích cách thức TTĐN trên Báo điện tử ĐCSVN cho thấy báo đã góp phần trực tiếp tuyên truyền và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, NN đến với quần chúng nhân dân. Từ những hoạt động này, thương hiệu Báo điện tử ĐCSVN ngày càng được xã hội biết đến nhiều hơn; vị trí, vai trị của Báo điện tử ĐCSVN cũng ngày càng khẳng định được sự lớn mạnh trong cộng đồng các cơ quan báo chí VN.

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w