Thách thức và khó khăn

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 93 - 95)

18. Suggestion for interface (Góp ý về giao diện của Báo)

3.1.2. Thách thức và khó khăn

Tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng cịn nhiều khó khăn, bất ổn. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố có thể gia tăng cùng với những vấn đề tồn cầu như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ở Đơng Nam Á nói riêng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền, biển, đảo, tài nguyên,…

Tình hình kinh tế - xã hội của VN tiếp tục được cải thiện, nhưng sẽ còn nhiều khó khăn. Chúng ta tiếp tục phải đối phó với nguy cơ tụt hậu xã hơn về kinh tế với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, trong khi đó tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách hiệu quả và một số vấn đề, vụ việc mang tính nhạy cảm về chính trị, kinh tế, xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại.

Để phát huy ảnh hưởng, các quốc gia, nhất là các nước lớn sẽ tăng cường “sức mạnh mềm”, chi phối VN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…, từ đó thực hiện âm mưu chuyển hóa chính trị. Bên cạnh đó, những luận điệu và âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước cũng đặt công tác TTĐN trước những thách thức mới.

Các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị trong và ngồi nước khai thác triệt để công nghệ thông tin, nhất là Internet, sử dụng các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, “bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải quốc gia”, “tinh thần u nước”,… để xun tạc, bơi nhọ hình ảnh VN trên thế giới, chia rẽ VN với bạn bè bè quốc tế, làm xói mịn lịng tin của nhân dân vào Đảng và NN, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động, gây bạo loạn lật đổ hịng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, trình độ hiểu biết ngày càng cao của người dân, nhiều trào lưu, khuynh hướng tư tưởng, những thông tin sai trái dễ xâm nhập vào nước ta, tác động vào tư tưởng, tình cảm, lối sống của con người VN. Những biểu hiện xa rời mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp.

Cơng tác TTĐN trên báo điện tử cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức:

Thứ nhất, Chính những mặt mạnh của báo điện tử như môi trường mở, rộng lớn, khả năng cập nhật thông tin nhanh, dễ dàng lại là thách thức đối với hoạt động TTĐN. Khi thông tin các vấn đề tiêu cực như tệ nạn xã hội, tội phạm, tham ơ, tham nhũng, góp ý về một số chủ trương, chính sách, một số báo điện tử đưa quá mức, ít phân tích các nguyên nhân trong khi lượng tin bài theo hướng tích cực lại ít, khơng tương xứng tạo hình ảnh khơng tốt, tác động xấu trong lĩnh vực thu hút khách du lịch và đầu tư nước ngoài…; dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng nói xấu, bơi nhọ chế độ, kích động người dân, gây bất ổn chính trị.

Thứ hai, thơng tin trên các trang mạng xã hội, các blogs cá nhân dù khơng mang tính chính thức, độ tin cậy khơng cao nhưng cũng đang đặt các cơ quan báo chí chính thống trước sự cạnh tranh gay gắt vì thơng tin qua các trang mạng xã hội có sự chia sẻ trong cộng đồng cư dân mạng rất nhanh chóng, đề cập đến những vấn đề thời sự, được dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là những vấn đề nhạy cảm. Trong khi cơng tác định hướng TTĐN mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng đơi lúc vẫn cịn bị động, sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý, tham mưu và các cơ quan báo chí chưa thường xun dẫn đến tính trạng thơng tin chính thống của ta cịn chậm, đưa ra sau các trang mạng tiếng Việt của các đài nước ngoài hay các trang mạng phản động.

Thứ ba, trong môi trường cạnh tranh thông tin khắc nghiệt cả về mặt thời gian và nội dung giữa các báo để giành giật độc giả và thu hút quảng cáo, việc chọn lọc, kiểm chứng thông tin nhiều khi bị xem nhẹ, dẫn đến nhiều thơng tin thiếu chính xác, mang tính giật gân, câu khách, thương mại hóa, chất lượng thơng tin và độ tin cậy của thông tin trên báo điện tử chưa cao, tính định hướng dư luận cịn yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ phóng viên làm tin đối ngoại của nhiều trang báo điện tử còn rất mỏng, một số tin, bài khai thác lại thơng tin của các trang mạng báo chí nước ngồi. Trong một số vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền, tôn giáo hoặc quan hệ đối ngoại, một số báo mạng của ta dựa vào nguồn tin của nước ngoài, thiếu chọn lọc, biên tập khơng kỹ đã vơ tình quảng bá

những quan điểm khơng phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, NN và tình hình thực tiễn của VN.

Thứ tư, công tác đấu tranh với các thông tin sai trái, các luận điệu thù địch trên báo chí điện tử đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả đạt được cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới; cơng tác chỉ đạo cịn chậm và lúng túng, sự phối hợp giữa các ban, ngành đôi lúc chưa chặt chẽ; số lượng người và số bài tham gia đấu tranh cịn rất ít, những tiếng nói phản bác lại các quan điểm sai trái và luận điệu thù địch một cách thuyết phục chưa nhiều. Trong khi thông tin sai trái, tiêu cực vẫn lan tràn trên các trang mạng xã hội đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến dư luận trong nước và nước ngoài. Một số thế lực thù địch ở nước ngoài thường lợi dụng vấn đề tự do ngơn luận, tự do báo chí, tự do internet để gây sức ép với ta về mặt chính trị, ngoại giao khi ta xử lí các đối tượng sử dụng phương tiện truyền thơng để vi phạm pháp luật.

Nhìn chung, trong thời gian tới, những cơ hội, thuận lợi và thách thức, khó khăn đan xen nhau. Do đó, cần tích cực, chủ động tranh thủ và tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn, đổi mới và đẩy mạnh hơn nữa công tác TTĐN, đặc biệt nhận thức đúng tầm quan trọng của báo điện tử trong lĩnh vực TTĐN, từ đó xác định vị trí của báo điện tử như một lực lượng xung kích trong hoạt động TTĐN. Chú trọng xây dựng chiến lược phát triển TTĐN phù hợp với giai đoạn mới, có chính sách ưu tiên phát triển báo chí điện tử bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, xây dựng các trang mạng xã hội lớn của VN hướng tới các đối tượng của công tác TTĐN (Bạn bè quốc tế, NVNONN, người nước ngoài tại VN và người VN ở trong nước.

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w