Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 76 - 85)

18. Suggestion for interface (Góp ý về giao diện của Báo)

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

● Hạn chế trong công tác TTĐN của Báo

Mặc dù đã đặt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tuy nhiên, trong thời gian qua Báo cũng khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định.

Về nội dung thơng tin:

Thứ nhất, tuy số lượng tin, bài được cập nhật khá lớn, tuy đảm bảo đúng

tơn chỉ mục đích, đạt u cầu định hướng thơng tin, nhưng vẫn cịn tình trạng dàn trải, đơi khi chưa đảm bảo tính thời sự, tính chiến đấu. Đặc biệt là lặp các bài viết trong cùng một chuyên mục. Ví dụ như tin “Vietnam congratulates Cuba on

National Party Congress” được đăng liên tiếp với vị trí liền kề nhau vào cả hai

ngày 17 và 18/4/2011 trong chuyên mục Foreign Affairs.

Thứ hai, chất lượng nội dung cịn hạn chế. Những bài đấu tranh chống quan

Báo nhìn chung chưa thật sự thể hiện được diện mạo, bản sắc riêng của một tờ báo lớn của Trung ương Đảng. Nguyên nhân chính là do số lượng tin bài của Báo cịn ít, số lượng tin bài khai thác tại các báo khác vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Trên thực tế, Báo cũng cịn ít những cây viết sắc nên cịn ít những bài đinh, do vậy chưa thể hiện nổi bật bản sắc của Báo trước những vấn đề nóng bỏng của đời sống kinh tế xã hội. Và vì vậy Báo cũng hiếm khi có những bài báo thực sự gây tiếng vang trong xã hội.

Báo vẫn còn chưa thực sự nhanh nhạy trong việc thông tin những vấn đề, sự kiện nhạy cảm diễn ra trong nước. Ví dụ như trong vụ án Lê Công Định, nhân vật này bị bắt vào trưa ngày 13/06/2009, tại thời điểm đó báo chí trong nước đã đăng tải thơng tin này trong cùng ngày 13/06/2009 tuy nhiên Báo điện tử ĐCSVN lại đưa tin này vào ngày sáng 14/06/2009. Như vậy là chậm hơn nhiều so với các nguồn tin khác. Trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay thì ai là người nắm thơng tin, ai đi trước người đó sẽ giành được lợi thế.

Thứ ba, một hạn chế khác dễ nhận thấy khi khảo sát về nội dung thông tin

trên báo điện tử ĐCSVN là sự mất cân đối giữa thơng tin về tình hình trong nước và thông tin về các sự kiện đối ngoại, sự kiện quốc tế (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát chuyên mục Thời sự (ngày 1/6 - 31/7/2012)

Tin Thời sự Số lượng Tỉ lệ %

Tin đối ngoại 273 66,9

Tin đối nội 135 33,1

Tổng 408 100

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, tại chuyên mục Thời sự, các tin đối ngoại chiếm tỉ lệ lớn - 66,9% (Trong số này, các tin mang tính chất lễ tân ngoại giao: các đồn cấp cao VN thăm các nước, lãnh đạo VN tiếp đón các đồn ngoại giao cấp cao các nước thăm VN… lại chiếm phần lớn). Trong khi đó, các tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trong nước, liên quan trực tiếp và trước mắt tới người dân chỉ chiếm một tỉ lệ khiêm tốn - 33,1%. Thực tế cho thấy thơng tin mọi mặt về tình hình đất nước, quảng báo hình ảnh đất nước, con người và văn hóa VN mới chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn trong tổng thể nội dung đưa tin hàng ngày của báo. Thơng tin về tình hình trong nước chủ yếu được phản ánh trong các chuyên mục: “Thời sự”,“Xã hội”, “Kinh tế”, “Dân vận”, “Tư tưởng - Văn hóa” và “Thể thao”. Như vậy thơng tin về tình hình trong nước chỉ được phản ánh chủ yếu ở 7 trên tổng số 17 chuyên mục thường xuyên của báo.

Thứ tư, một sự mất cân đối khác trong nội dung của báo điện tử ĐCSVN là

sự mất cân đối về đề tài, lĩnh vực thơng tin: Trong các tin, bài về tình hình trong nước thì các thơng tin về chính trị chiếm phần lớn, trong khi các tin kinh tế, văn hóa - xã hội còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Các tin, bài mang tính chính trị được đăng tải ở nhiều chuyên mục: “Thời sự”, “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, “Tư tưởng - Văn

hóa”, “Tổ chức - Cán bộ”, “Dân vận”, “Đối ngoại” với số lượng tin bài lớn.

Trong khi các tin bài về kinh tế, văn hóa - xã hội chỉ được đăng tải ở ít chun mục, số lượng cũng khơng nhiều (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát tin trong nước (ngày 1/6/2012 đến 31/7/2012)

Tin đối nội Số lượng Tỷ lệ %

Tin chính trị 350 62,5

Tin kinh tế 162 28,9

Tin văn hóa-xã hội 48 8,6

Tổng 560 100

Bảng 2.3 cho thấy: trong số 560 tin trong nước được đăng từ ngày 1/5 đến 7/5/2009, lĩnh vực chính trị được phản ánh với số lượng 350 tin, bài (chiếm 62,5 %), tiếp đó là lĩnh vực kinh tế với 162 tin, bài (chiếm 28,9%), cịn lại là văn hóa - xã hội với 48 tin, bài (chiếm 8,6 %). Thực tế trong công tác TTĐN cho thấy đối tượng độc giả là người nước ngoài rất muốn tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội của VN để xem xét khả năng đến VN đầu tư làm ăn, sinh sống hoặc du lịch. NVNONN muốn tìm hiểu về tình hình kinh tế, xã hội và cả văn hóa của đất nước để xem xét khẳ năng trở về nước làm ăn, sinh sống, gắn bó với quê hương dân tộc. Như vậy thực trạng mất cân đối về đề tài, lĩnh vực thông tin của báo điện tử ĐCSVN khiến cho báo chưa thực sự làm công tác TTĐN một cách hiệu quả nhất.

Thứ năm, bên cạnh sự mất cân đối về nội dung thơng tin, thì báo điện tử

ĐCSVN chưa có nhiều những tin bài thực sự mang tính thời sự “nóng hổi”, chưa có những bài viết hay, hấp dẫn thể hiện được sự thực tế của phóng viên, nhà báo, thơng tin của báo ít có tính thu hút. Phần lớn tin, bài có tính chất thời sự về tình hình ngoại giao, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... Chưa nhiều tin, bài có tính hệ thống, chun sâu, giới thiệu theo các chủ đề lớn, mang tính thơng tin nền, thông tin tư liệu về VN, giúp bạn bạn đọc hiểu, hình dung cụ thể, đúng đắn và tồn diện hơn về VN.

Thứ sáu, một hạn chế khác về nội dung là báo điện tử ĐCSVN chưa chú

quyền”. Trong khi đây đáng ra phải là một thế mạnh của báo điện tử ĐCSVN so

với các báo cũng có nhiệm vụ TTĐN khác, bởi đây là tờ báo của Đảng, nói lên tiếng nói của Đảng, là nguồn thơng tin chính thống về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Các bài viết về vấn đề này nằm rải rác, lại khơng có liên kết từ khóa, sắp xếp tin, bài liên quan để bạn đọc tiện theo dõi. Trong đó có rất ít các bài phân tích, bình luận chun sâu, ở các trang tiếng nước ngồi thì hầu như khơng có.

Thứ bảy, một số bài viết về các hoạt động văn hóa, lễ hội hay giới thiệu các

danh lam thắng cảnh nhưng lại khơng có nhiều hình ảnh hay video minh họa (hoặc thậm chí là khơng có), đơi khi có ảnh nhưng ảnh lại khơng phù hợp lắm với nội dung bài báo, ảnh khơng có chú thích. Với các độc giả, yếu tố đầu tiên để họ quyết định có đi đến danh lam thắng cảnh này khơng là nơi đó quang cảnh có đẹp hay khơng và đẹp như thế nào. Do đó, việc thiếu những hình ảnh, video minh họa làm giảm khả năng tác động của bài báo đối với độc giả.

Thứ tám, việc số hoá đưa lên mạng cơ sở dữ liệu tác phẩm kinh điển, văn

kiện Đảng vẫn còn chậm và mới phổ biến trên trang tiếng Việt, cịn các trang tiếng nước ngồi hầu như các văn kiện đều chưa được số hóa để đưa lên: trên trang tiếng Anh bước đầu số hóa những dữ liệu này nhưng với tiến độ chậm chạp và mới chỉ dừng lại ở nội dung giới thiệu về con người, sự nghiệp của Các Mác, Ănghen, Hồ Chí Minh cịn trên trang tiếng Pháp và tiếng Trung thì chưa có. Điều này gây khó khăn cho độc giả khi muốn tiếp cận với các tài liệu này để phục vụ cho việc nghiên cứu.

Thứ chín, cịn mắc sai sót trong nội dung thơng tin, đó là việc đưa tin

“Trung Quốc tập trận ở Hồng Sa”. Cụ thể ngày 4/9/2009, Báo điện tử ĐCSVN đăng lại tin của báo nước ngoài: “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại Biển Đông” (dịch từ báo Hồn Cầu và báo Phượng Hồng của Trung Quốc) có nội dung khơng đúng định hướng, khơng phù hợp với lợi ích của VN trong vấn đề chủ quyền trên biển Đông, tạo sơ hở để cho các thế lực thù địch có cơ hội xuyên tạc. Mặc dù tin này sau đó đã được gỡ bỏ nhưng việc đăng tin này là một sai lầm, đã gây hậu quả đáng tiếc, tạo bức xúc với nhiều bạn đọc. Cùng với việc đăng lời xin lỗi và cảm ơn bạn đọc đã góp ý phê bình Báo, Ban biên tập Báo đã kiểm điểm, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cá nhân, tập thể sai phạm. Tập thể Ban

biên tập Báo và những cá nhân liên quan đã phải nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc. Đây là sự cố lớn nhất trong quá trình hoạt động của Báo điện tử ĐCSVN kể từ khi thành lập, là bài học đắt giá đặt ra cho Báo sau này trong cơng tác biên tập, xử lí thơng tin.

Về thể loại, cịn ít những bài phân tích, tổng hợp, bình luận có chiều sâu,

Tin tức chủ yếu đưa ra khá ngắn gọn, nếu người đọc muốn tìm hiểu thật kĩ vấn đề thì hầu như rất khó.

Ưu thế của báo điện tử là khả năng cập nhật thơng tin nhanh chóng hơn các loại hình báo chí truyền thống, vì vậy các loại tin, nhất là tin thời sự là thế mạnh của các báo điện tử hiện nay. Tuy nhiên, trên báo điện tử ĐCSVN, thể loại tin vẫn cịn rất mờ nhạt. Về mặt số lượng thì đã tăng lên đáng kể, từ năm 2006 đến nay trung bình báo đăng 200 - 250 tin một ngày. Nhưng nội dung tin còn đơn điệu, thiếu tính hấp dẫn, tính sắc sảo của báo chí hiện đại, tin cịn nặng về chính trị, ít tin bài về đời sống hay những tin bài thể hiện sự xông xáo tìm tịi của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Bên cạnh thể loại tin, với ưu thế của mình về mặt cơng nghệ, các báo điện tử hiện nay phát triển mạnh thể loại bài phỏng vấn, trao đổi cũng như thường xuyên thực hiện các cuộc giao lưu trực tuyến. Đối với báo điện tử ĐCSVN, điều này chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng các bài phỏng vấn, trao đổi hay các cuộc giao lưu trực tuyến còn rất hạn chế, hơn nữa với các sản phẩm đã thực hiện thì hầu như chỉ giới hạn ở các cuộc trao đổi, phỏng vấn giữa phóng viên với các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước… nhân vật được phỏng vấn chưa phong phú, chưa đại diện được cho nhiều giới, nhiều nhóm người trong xã hội.

Đối với các trang tiếng nước ngồi, có sự mất cân đối lớn về thể loại. Điển hình như ở trang tiếng Anh là trang được đầu tư mạnh nhất trong các trang tiếng nước ngoài của Báo nhưng thể loại chủ yếu chỉ là tin. Ở hầu hết các chuyên mục đều hiếm thấy những bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, bình luận chuyên sâu. Chuyên mục “World: Events and comments” (Thế giới: Sự kiện và bình luận) là chun mục có nhiều nhất các bài phân tích, bình luận sâu sắc trên trang tiếng Anh, nhưng nguồn của các bài này lại chủ yếu lấy từ các hãng thơng tấn nước ngồi. Điều này vừa dẫn đến sự nhàm chán cho độc giả, mà tính hiệu quả trong thơng tin, tuyên truyền của báo cũng bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là ở mảng đấu tranh với các quan điểm sai trái, phản bác các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù

địch. Bởi trong TTĐN, việc đưa thông tin là chưa đủ, mà hơn thế nữa cần phải thể hiện được quan điểm, cách nhìn nhận của chúng ta về vấn đề, sự kiện. Ở thể loại tin chưa thực hiện hiệu quả việc thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận từ phía chúng ta, sự tăng cường các thể loại bài phân tích, bình luận sâu sắc là rất cần thiết.

Về hình thức: Cách trình bày, bố trí nội các chun mục tại trang chủ chưa

thực sự hợp lý. Với giao diện trang chủ, phần nội dung các tin bài được sắp xếp vào chính giữa trang, chiếm 1/3 nên diện tích trống tại tại trang chủ cịn khá nhiều. Diện tích trống trên trang chủ tới hơn một nửa trang báo, dẫn đến việc mất cân đối cho trang báo. Những yếu tố này khiến cho trang chủ không tạo ấn tượng mạnh hay thu hút đối với độc giả. Cỡ chữ của nội dung các tin bài cụ thể là 10, trong khi diện tích nội dung chiếm tới 1/2 trang báo và ảnh nhỏ được bố trí bên góc trái phần chính văn của tin khiến cho độc giả khó theo dõi, thậm chí là gây mỏi mắt cho người đọc.

Báo chưa tận dụng khai thác tối đa về ưu thế đa phương tiện của báo mạng điện tử. Song song với việc đăng tải các bài viết bằng chữ, hình ảnh, báo cịn có thể cho đăng tải các video, audio về các sự kiện đó. Tuy nhiên hầu hết báo chỉ dừng lại ở việc đăng tin kèm theo ảnh. Mặc dù báo cũng có mục Video, Audio riêng tuy nhiên chỉ được cập nhật phần lớn trên trang tiếng Việt, trang tiếng Trung chỉ có một số Audio, cịn lại riêng 2 trang tiếng Anh và tiếng Pháp có tên hai mục này nhưng khơng có dữ liệu để bạn đọc truy cập.

Tính tương tác giữa báo và độc giả chưa cao. Hiện tại, trên Báo điện tử ĐCSVN đều có mục “Bạn đọc”, tuy nhiên báo không cho đăng tải các ý kiến của độc giả. Tính tương tác với độc giả là một thế mạnh của báo điện tử, sự hấp dẫn của một bài báo khơng chỉ nhờ nội dung hình thức của nó mà chính những phản hồi của độc giả cũng là một trong những yếu tố thu hút những độc giả khác cùng quan tâm đến vấn đề mà bài báo đề cập.

Báo chưa phát huy tốt hiệu quả của “thông tin phi văn tự”: “Thông tin phi văn tự” là một thuật ngữ của báo chí hiện đại để gọi chung những thơng tin trên báo chí khơng đăng tải dưới dạng văn tự mà là dưới dạng đồ hình như ảnh, tranh minh họa, biểu bảng, đồ thị, sơ đồ, bản đồ... giúp người đọc tiếp nhận thông tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng. Cũng như một số báo điện tử khác, thông tin phi văn tự trên báo điện tử ĐCSVN hiện nay chủ yếu mới chỉ là phần ảnh, còn

các biểu bảng, đồ thị, sơ đồ... sử dụng rất hạn chế nếu được sử dụng thì thường là khai thác từ các nguồn khác, không phải do bản báo tự làm ra. Bên cạnh đó, việc sử dụng ảnh sao cho phù hợp với nội dung tin, bài; đảm bảo chất lượng ảnh, kích cỡ ảnh, vị trí đặt ảnh, chú thích ảnh... cũng có nhiều hạn chế.

Về phương thức tra cứu cịn rất nhiều hạn chế. Hiện nay, Báo điện tử ĐCSVN

chưa làm tốt việc sắp xếp trình bày các tin, bài liên quan và tạo từ khóa tìm kiếm (tag tin) gây khó khăn cho người đọc khi có nhu cầu muốn tìm kiếm hoặc tìm hiểu thêm các tin, bài đã đăng trước đó để có thể hiểu được một cách tường tận vấn đề mình quan tâm. Trong mỗi chun mục chính khơng đường link dẫn tới những tin bài có liên quan, điều này làm hạn chế việc tiếp nhận thông tin về một vấn đề sự kiện nào đó một cách có hệ thống và hồn chỉnh của độc giả. Mục tìm kiếm chưa hoạt động hiệu quả với tốc độ tìm kiếm chậm, độ chính xác khơng cao, mặc dù cơng cụ tìm kiếm bước đầu đã được cải thiện với sự hỗ trợ tìm kiếm nâng cao (tìm kiếm theo từ, theo chuyên mục, theo ngày xuất bản...) nhưng kết quả tìm kiếm vẫn khơng được hiển thị chính xác như mong đợi. Với đặc thù là một trang thơng tin điện tử chính thống của Đảng, thơng tin dữ liệu có giá trị rất cao thì điều này gây

Một phần của tài liệu báo điện tử đảng cộng sản việt nam với công tác thông tin đối ngoại hiện nay (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w