Các bước tiến hành NSRNBK

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG kĩ THUẬT nội SOI RUỘT NON BÓNG kép TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ tại RUỘT NON (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4 NSRN BÓNG KÉP TRONG XHTH ĐẠI THỂ TẠI RUỘT NON

1.4.2 Các bước tiến hành NSRNBK

Để nội soi hết được toàn bộ ruột non, thường phải làm NSRNBK 2 lần với 2 đường tiếp cận: (1) từ miệng, để thăm dò hỗng tràng và đoạn đầu hồi tràng và (2) từ hậu mơn, để thăm dị đoạn cuối hồi tràng. Thông thường sẽ tiến hành đường miệng trước, trong trường hợp nghi ngờ tổn thương nằm ở đoạn cuối hồi tràng thì tiến hành đường hậu môn trước.

1.4.2.1 NSRNBK đường miệng

Để nội soi đường miệng, bệnh nhân cần nhịn ăn tối thiểu 6h trước đó. Các bước làm NSRNBK đường miệng được mô tả chi tiết như sau 62:

- Đầu tiên, đưa dây soi và ống trượt chưa được bơm bóng xuống tá tràng, tương tự như soi dạ dày thông thường. Khi đầu dây soi tới đoạn DIII tá tràng, bắt đầu bơm bóng ở đầu dây soi để cố định vào thành tá tràng.

- Đẩy ống trượt vào sát đầu dây soi rồi bơm bóng ở đầu ống trượt. Làm xẹp bóng ở đầu dây soi và đưa dây soi đi sâu vào hỗng tràng, càng xa góc Treitz càng tốt, sau đó bơm bóng ở đầu dây soi. Làm xẹp bóng ở ống trượt, đẩy ống trượt vào sát đầu dây soi rồi lại bơm bóng ở đầu ống trượt. Lúc này, hỗng tràng được cố định bởi 2 bóng. Tiếp theo, kéo dây soi và ống trượt ra ngoài, lúc này đã soi và rút ngắn được đoạn đầu ruột non. - Quá trình 7 bước gồm: (1) xẹp bóng đầu dây soi -> (2) đẩy dây soi -> (3)

bơm bóng cố định đầu dây soi -> (4) xẹp bóng ở ống trượt -> (5) đẩy ống trượt -> (6) bơm bóng cố định đầu ống trượt -> (7) kéo dây soi và ống trượt ra ngoài được gọi là kĩ thuật rút xếp ngắn ruột non. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần để đưa dây soi vào sâu tối đa trong ruột non.

Hình 1-16: NSRNBK đường miệng (nguồn Yamamoto và CS, 2006) 62.

- Tới vị trí cuối cùng mà dây soi khơng thể đi tiếp được, nếu cần phải soi tiếp đường còn lại, sẽ tiến hành đánh dấu vị trí soi cuối cùng. Theo hướng

dẫn của hội nội soi Nhật Bản, có thể đánh dấu bằng kẹp clip trên niêm mạc hoặc tiêm dưới niêm mạc mực (tattoo) hoặc máu tự thân 4.

- Kĩ thuật rút dây NSRNBK ra ngoài là thao tác ngược lại so với khi đi vào. - Niêm mạc ruột non được quan sát đánh giá ở cả hai thì đưa dây nội soi

vào và rút dây ra để tối đa khả năng phát hiện bất thường.

1.4.2.2 NSRNBK đường hậu môn

NSRNBK đường hâu môn yêu cầu bệnh nhân phải được chuẩn bị sạch ruột như chuẩn bị nội soi đại tràng toàn bộ.

Dây soi và ống trượt được đưa vào tới manh tràng như soi đại tràng thơng thường, có thể phối hợp bóng để rút ngắn đại tràng. Đưa dây soi qua van Bauhin vào sâu trong hồi tràng tối đa, bơm bóng cố định ở đầu dây soi rồi đẩy ống trượt vào. Tiến hành quá trình rút xếp ngắn ruột nhiều lần để dây soi vào sâu tối đa cho tới vị trí đánh dấu, nghĩa là đã soi hết toàn bộ ruột non.

Trong một vài trường hợp cần thiết, có thể sử dụng màn huỳnh quang tăng sáng để điều chỉnh dây soi cuộn thành hình vịng cung đồng tâm, giúp cho khả năng đi sâu ruột non được tối đa. Nếu gặp tổn thương chít hẹp, tổn thương nghi rị hoặc u thì có thể bơm thuốc cản quang vào để chụp ruột non.

Hình 1-17: vịng cuộn dây soi lý tưởng để đi sâu tối đa. (A) dây đi theo hình số 8, khó đi sâu được. (B, C) dây soi đi đúng (nguồn Yano và CS, 2009) 80 số 8, khó đi sâu được. (B, C) dây soi đi đúng (nguồn Yano và CS, 2009) 80

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG kĩ THUẬT nội SOI RUỘT NON BÓNG kép TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ tại RUỘT NON (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)