Kĩ thuật NSRNBK

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG kĩ THUẬT nội SOI RUỘT NON BÓNG kép TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ tại RUỘT NON (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU

2.5.2 Kĩ thuật NSRNBK

- Lựa chọn đường soi theo triệu chứng lâm sàng và kết quả chụp CLVT. + Bệnh nhân có đại tiện phân máu đỏ và chụp CLVT gợi ý tổn thương

nằm ở đoạn cuối hồi tràng thì sẽ nội soi đường hậu môn trước. + Các trường hợp khác sẽ nội soi đường miệng trước.

- Đối với nội soi đường miệng, bệnh nhân cần nhịn ăn uống tối thiểu 6 giờ trước đó. Đối với soi đường hậu môn, bệnh nhân phải được chuẩn bị làm sạch ruột non như nội soi đại tràng toàn bộ.

- Bệnh nhân được gây mê bằng Propofol, có thể phối hợp với Midazolam, Fentanyl và đặt nội khí quản để kiểm soát đường thở. Bệnh nhân được một bác sỹ gây mê khám, ra y lệnh gây mê, theo dõi trong quá trình làm nội soi và cho đến khi hồi tỉnh hoàn toàn.

- Bệnh nhân được tiến hành NSRNBK theo trình tự như mơ tả trong phần tổng quan, thơng thường là đường miệng trước.

+ Nếu phát hiện được tổn thương là nguyên nhân gây XHTH, có thể khơng cần soi tiếp đường cịn lại.

+ Nếu không thấy nguyên nhân gây XHTH, hoặc phát hiện nguyên nhân có thể có nhiều tổn thương rải rác ở ruột non thì sẽ đánh dấu vị trí soi cuối bằng kẹp clip.

- NSRNBK đường còn lại (nếu cần) thường được tiến hành sau 1 – 2 ngày. Ở bệnh nhân không cao tuổi, thời gian soi đường đầu tiên ngắn, quá trình gây mê khơng có biến cố bất lợi thì sẽ tiến hành soi đường cịn lại ln trong cùng 1 buổi soi. Bệnh nhân được soi hết toàn bộ ruột non nếu thấy clip đánh dấu ở lần soi trước.

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG kĩ THUẬT nội SOI RUỘT NON BÓNG kép TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ tại RUỘT NON (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)