NGHIÊN CỨU VỀ XHTH RUỘT NON VÀ NSRN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG kĩ THUẬT nội SOI RUỘT NON BÓNG kép TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ tại RUỘT NON (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.5 NGHIÊN CỨU VỀ XHTH RUỘT NON VÀ NSRN Ở VIỆT NAM

Các nghiên cứu lâm sàng XHTH ruột non tại Việt Nam cịn khá ít. Năm 2007, Nguyễn Ngọc Khánh và CS đã mô tả 1 trường hợp bệnh nhân XHTH nặng do tổn thương Dieulafoy hỗng tràng 102. Năm 2009, Nguyễn Công Long và CS đã hồi cứu trong 5 năm từ 2004 – 2009 ở 17 trường hợp bệnh nhân XHTH từ ruột non chẩn đốn bằng phẫu thuật và mơ học, cho thấy 64% bệnh nhân chảy máu mức độ nặng, trong đó có 41% có sốc mất máu và 41% tái phát chảy máu nhiều đợt 103. Nguyên nhân thường gặp là u ruột non 77%, túi thừa Meckel 15%. Năm 2020, Nguyễn Công Long và CS đã công bố bài báo về các nguyên nhân của 54 bệnh nhân XHTH tại ruột non được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Bạch Mai thấy 64,8% nguyên nhân là khối u ruột non, 14,8% là bất thường mạch máu, 9,3% là loét và 5,6% là túi thừa 104.

NSRNBK được giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2012 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả bước đầu được Phạm Hữu Tùng và CS công bố khi áp dụng NSRNBK cho 6 bệnh nhân XHTH tại ruột non thấy tỷ lệ phát hiện tổn thương là 100% và 2 bệnh nhân được tiến hành can thiệp cầm máu qua nội soi 105.

Sau đó tại BV Bạch Mai, đã có 2 nhóm nghiên cứu cùng tiến hành để đánh giá ứng dụng của NSRN bóng đơn và NSRNBK trong thăm dị bệnh lý ruột non. Về NSRN bóng đơn, năm 2014, Đỗ Anh Giang và CS đã công bố bài báo đầu tiên cho thấy tỷ lệ chẩn đoán nguyên nhân gây chảy máu ruột non là 71,8% 106. Năm 2020, Đỗ Anh Giang và CS công bố kết quả cho thấy tỷ lệ áp dụng can thiệp cầm máu nội soi cho các bệnh nhân XHTH ruột non bằng NSRN bóng đơn là 28,1% và khơng gặp biến chứng 107.

Về NSRNBK tại bệnh viện Bạch Mai, năm 2015, Bùi Quang Thạch và CS đã công bố bài báo đầu tiên trong thăm dò bệnh lý ruột non ở 38 bệnh nhân, kết quả thấy tỷ lệ phát hiện tổn thương là 68,4%, trong đó bất thường hay gặp nhất là viêm loét (57,7%) và khối u (34,6%) 108. Trong giai đoạn mới áp dụng, tỷ lệ soi hết toàn bộ ruột non trong nghiên cứu này là 58,6%.

Các nghiên cứu về XHTH tại ruột non và ứng dụng các kĩ thuật NSRN mới tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc tiến hành đề tài này để có được hiểu biết thêm về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm bệnh lý chảy máu ở ruột non hiếm gặp cũng như là việc áp dụng NSRNBK để chẩn đoán và can thiệp điều trị cho các bệnh nhân này.

Một phần của tài liệu Luận án NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG kĩ THUẬT nội SOI RUỘT NON BÓNG kép TRONG CHẨN đoán và điều TRỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ tại RUỘT NON (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)