CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán XHTH đại thể nghi tại ruột non. Theo hướng dẫn của Hội Tiêu hoá Hoa Kỳ năm 2015 2, các bệnh nhân được chẩn đoán dựa vào đặc điểm:
(1) Biểu hiện trên lâm sàng có đại tiện phân đen và/ hoặc phân máu, có hoặc khơng kèm nơn máu.
(2) Khơng tìm thấy nguyên nhân gây chảy máu sau khi nội soi đường tiêu hố trên và nội soi đại tràng tồn bộ. Hoặc bệnh nhân có bằng chứng chỉ điểm vị trí chảy máu là từ ruột non (NSRN viên nang thấy điểm chảy máu tại ruột non hoặc nội soi đường tiêu hoá trên thấy máu từ hỗng tràng trào ngược lên).
Các bệnh nhân được làm NSRNBK để tìm nguyên nhân, nếu đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán XHTH tại ruột non dưới đây sẽ được lấy vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán XHTH tại ruột non: khi NSRNBK phát hiện tổn
thương tại ruột non nằm ở vị trí dưới papilla đến hết hồi tràng, đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
1. Tổn thương đang chảy máu khi làm NSRNBK, hoặc tổn thương đã cầm chảy máu nhưng tại thời điểm chụp cắt lớp vi tính có thốt thuốc ra lòng ruột non hoặc phẫu thuật thấy tổn thương chảy máu.
2. Tổn thương có dấu hiệu mới chảy máu: có cục máu đơng bám, lộ điểm mạch hoặc có máu ở đoạn ruột non gần tổn thương.
3. Tổn thương đã cầm chảy máu: đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán là nguyên nhân XHTH xác định của Shinozaki, Tanaka và CS (Bảng 2-1).
Bảng 2-1: Tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương ruột non đã cầm chảy máu là nguyên nhân xác định gây XHTH (theo Shinozaki, Tanaka và CS 6, 81)
Tổn thương Nguyên nhân XHTH xác định
Bất thường mạch máu Loại 1B, typ 2, typ 3 và 4 theo phân loại YANO U/ polyp ruột non có loét bề mặt, có tăng sinh mạch hoặc có kích
thước > 2cm Túi thừa ruột non có loét
Loét ruột non Đường kính > 1cm
Tiêu chuẩn loại trừ:
- NSRNBK không phát hiện được tổn thương, hoặc phát hiện tổn thương gây chảy máu ở đường tiêu hoá trên hoặc ở đại trực tràng.
- NSRNBK phát hiện tổn thương nhưng thuộc nhóm ngun nhân khơng chắc chắn theo phân loại của Shinozako, Tanaka và CS (Bảng 1-1). - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu