Tình hình NQTM tại Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

2.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động NQTM của Singapore

2.3.1. Tình hình NQTM tại Singapore

Hoạt động NQTM bắt đầu tại Singapore vào những năm 1980 với sự thâm nhập của các cơng ty lớn trên thế giới như Kentucky Fried Chicken, McDonald’s, Pizza Hut, Avis, Body Shop, Benetton... Năm 1996 cĩ khoảng 125 nhà NQTM hoạt động

tại Singapore. Đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên đến 380. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hình thức kinh doanh này tại quốc đảo.

Hoạt động NQTM của Singapore được ước tính là chiếm khoảng 13% thương mại bán lẻ của quốc gia. Phần lớn phần đĩng gĩp là từ các hệ thống NQTM khách sạn và phân phối xăng dầu.

2.3.1.1. NQTM nội địa của Singapore:

Hoạt động NQTM nội địa của Singapore bắt đầu từ những năm 1980. Lĩnh vực đầu tiên phát triển hệ thống NQTM là các cửa hàng phân phối thực phẩm chế biến. Cả hai cửa hàng Econ Minimart và Happy Minimart bắt đầu phát triển hệ thống NQTM của họ thơng qua việc chuyển đổi các cửa hàng cung cấp thực phẩm độc lập truyền thống. Thành cơng của họ trong việc mở rộng hệ thống NQTM với gần một trăm cửa hàng nhận NQTM đã đĩng gĩp đáng kể vào việc phổ biến hình thức kinh doanh này và chứng minh NQTM như một con đường phát triển của các doanh nghiệp nhỏ. Số lượng các cơng ty Singapore phát triển hệ thống chuyển nhượng thương hiệu đã tăng từ 85 cơng ty trong năm 1995 đến hơn 140 trong năm 2001.

Theo số liệu cuộc điều tra về NQTM do Cục phát triển thương mại Singapore và Hiệp hội NQTM Singapore thực hiện năm 1999, phần lớn các cơng ty NQTM ở Singapore hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, chăm sĩc sức khỏe hay các dịch vụ khác (40%), kinh doanh thức ăn và đồ uống chiếm tỷ trọng khoảng 36%, cịn lại là thương mại bán lẻ chiếm khoảng 24%. Hơn 90% các cơng ty đã cĩ sự tăng trưởng mạnh về doanh thu bán hàng và lợi nhuận từ khi bắt đầu NQTM và họ cho rằng NQTM là một hình thức phát triển kinh doanh cĩ tính khả thi cao so với việc phát triển hệ thống chi nhánh riêng của cơng ty. Hơn 50% doanh nghiệp NQTM của Singapore đã phát triển hoạt động ra bên ngồi phạm vi quốc gia để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới. Các thị trường tiềm năng của các cơng ty này là Trung Quốc, Malaysia, Brunei, Indonesia và Đài Loan.

Cũng theo kết quả cuộc điều tra này thì phần lớn các doanh nghiệp nhận NQTM (80%) cho biết doanh thu bán hàng của họ cũng tăng lên khi họ tham gia vào hệ thống NQTM.

2.3.1.2. NQTM nước ngồi vào Singapore:

Hiện nay gần một nửa hệ thống NQTM tại Singapore là các thương hiệu nước ngồi, trong đĩ cĩ các thương hiệu của Mỹ chiếm đa số (hơn 66%).

Phần lớn các hệ thống NQTM nước ngồi tại Singapore là trong lĩnh vực thức ăn nhanh. Tình hình kinh tế của Singapore cĩ một tác động tích cực đến việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chế biến sẵn. Do tác động của việc gia tăng các phương tiện truyền thơng Châu Âu, việc đi du lịch và học tập ở nước ngồi, xu hướng ưa chuộng sản phẩm của Tây Âu tăng lên, đặc biệt là các sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng. Cĩ thể nĩi hai thú tiêu khiển chính của người dân Singapore là “mua sắm và ăn uống”. Trong vịng một thập kỷ qua, chi tiêu cho ăn uống của người Singapore đã tăng gấp đơi (Cục thống kê Singapore 2000). Các cửa hàng thức ăn nhanh đã đặc biệt thu hút giới trẻ. Các nhà NQTM Tây Âu như McDonald’s, Hard Rock Cafe, Planet Hollywood, Pizza Hut, KFC đều đã cĩ mặt trên thị trường đồ ăn nhanh của Singapore.

Để hoạt động thành cơng trên thị trường Singapore, việc người dân địa phương chấp nhận thương hiệu và các cửa hàng chuyển nhượng là vấn đề sống cịn, vì vậy hoạt động marketing giữ vai trị hết sức quan trọng. Các sản phẩm và dịch vụ cần phải làm cho phù hợp với sở thích của người tiêu dùng.

Quảng cáo và khuyến mại cùng với đào tạo là các hoạt động chính mà các bên chuyển nhượng chú trọng thực hiện trên thị trường này. Rất ít hệ thống NQTM thực hiện hoạt động sản xuất tại Singapore, điều này do chi phí lao động và thuê đất ở Singapore là rất cao. Thậm chí một số nhà NQTM nội địa cũng chuyển sản xuất ra nước ngồi để cĩ được giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)