Sơ nét về sự phát triển của hoạt động NQTM tạiViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh NQTM tại TP.HCM

3.2.1. Sơ nét về sự phát triển của hoạt động NQTM tạiViệt Nam

NQTM là phương thức kinh doanh hiệu quả cao tại nhiều nước trên trăm năm nay, vừa đem lại lợi ích cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, đồng thời là một cơng cụ thiết thực gĩp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Như phân tích ở trên, trước khi cĩ Luật Thương mại 2005, cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền hầu như khơng được đề cập đến, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức NQTM phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao cơng nghệ... do đĩ, sự phát triển của hình thức này trong thời gian vừa qua cịn rất hạn chế. Theo báo cáo nghiên cứu của Hội đồng Nhượng quyền kinh doanh thế giới (WFC) vào năm 2004, Việt Nam chỉ cĩ 70 hệ thống nhượng quyền đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đa số là các thương hiệu nước ngồi.

Hình thức kinh doanh nhượng quyền này đã cĩ mặt tại Việt Nam từ trước năm 1975 thơng qua một số hệ thống nhượng quyền các trạm xăng dầu (gas station) của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell, các đại lý bảo dưỡng ơtơ, xe máy. Song, thị trường vào thời điểm này vẫn chưa sơi động nên ít cĩ thương hiệu tham gia và chủ yếu nhượng quyền dưới dạng nhượng quyền phân phối sản phẩm.

Trong khoảng 10 năm trở lại đây và đặc biệt là từ khi cĩ Luật Thương mại sửa đổi 2005, hình thức NQTM bắt đầu phát triển mạnh với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu quốc tế. Các hệ thống nhượng quyền kinh doanh tồn cầu đã xâm nhập vào Việt Nam như:

- Trong ngành chế biến thức ăn nhanh và giải khát cĩ các thương hiệu như Five Sart Chicken, Texas Chicken, Carvel, Baskin Robbins (Mỹ), Jollibee (Philippines), Burger Khan (Hàn Quốc). Tiếp theo các năm sau xuất hiện hàng loạt các tên tuổi khác như Kentucky Fried Chicken, Dilmah, Qualitea (Sri Lanka), Pizza Hut, Lotteria (Nhật), Illy Café (Ý), Gloria Jean’s Coffee (Úc gốc Mỹ), Hard Rock Café, Chili's. Các hệ thống khác như Dunkin Donuts and McDonald's hiện đã kết thúc giai đoạn nghiên cứu thị trường.

- Trong lĩnh vực bán lẻ cĩ các thương hiệu như Bourbon Group (Pháp, sau này là Big C), Parkson (Malaysia), Metro Cash & Carry (Đức), chuỗi Medicare (Anh) và gần đây là Dairy Farm/7-Eleven (Mỹ).

- Ngành hàng tiêu dùng cĩ các thương hiệu như đồng hồ Swatch (Thụy Sĩ), mỹ phẩm Clinique, thời trang Pierre Cardin (Pháp), chuỗi cửa hàng ảnh Mini Lab của Fuji (Nhật), hệ thống cửa hàng mực in Cartridge (Úc), thiết bị chăm sĩc sức khoẻ OSIM (Singapore).

- Ngành giáo dục và cơng nghệ thơng tin cĩ các thương hiệu như New Horizons IT Center (Mỹ), VATC, Oracle, Aptech…

- Cùng với sự đầu tư vào Việt Nam của các hệ thống tồn cầu, các hệ thống nhượng quyền kinh doanh của Việt nam cũng đã được hình thành và phát triển như: Cà phê Trung nguyên, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart, Phở 24, thời trang Foci, bánh kẹo Kinh Đơ, giày T&T và mới đây là các cửa hiệu bán lẻ thuận lợi 24/Seven, Nhà vui center. Những năm gần đây, hai thương hiệu Cà phê Trung Nguyên và Phở 24 đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh trên tồn bộ Việt Nam và đang mở rộng ra nước ngồi.

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các giao dịch nhượng quyền tăng trưởng đáng kể. Theo số liệu từ văn phịng luật sư DC, đến năm 2006 đã cĩ hơn 530 hồ sơ đăng ký NQTM. Tuy nhiên, so với các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia… thì con số các hệ thống nhượng quyền này tại Việt Nam là quá khiêm tốn. Theo dự báo, khi Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng cánh cửa thị trường dịch vụ cho các tập đồn quốc tế chuyên phân phối, dịch vụ và bán lẻ thì hoạt động kinh doanh NQTM sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh. Thị trường này sẽ đạt tốc độ 25-30%/năm trong 2-3 năm tới, do sự mở rộng mạng lưới kinh doanh của các hệ thống nhượng quyền hiện hữu, sự xâm nhập mạnh mẽ và nhiều lĩnh vực đa dạng hơn chưa được khai thác từ các cơng ty nước ngồi. Nhiều tập đồn quốc tế sẽ lựa chọn mơ hình nhượng quyền kinh doanh như một cơng cụ xâm nhập thị trường Việt Nam hiệu quả nhất. Bằng chứng là các cơng ty quốc tế đã hồn tất giai đoạn nghiên cứu thị trường và đang ráo riết lựa chọn đối tác nhượng quyền như Charles & Keith Shoes, Celia Loe, Bread Talk, Cavana, and Koufu (Singapore), McDonald’s, Dunkin Donuts, Starbucks Coffee, Hard Rock Café,

Athlete’s Foot and Century 21 Real Estate, IKEA, Tesco và Wal-Mart (Mỹ), The Coffee Club, Healthy Habits và Hudsons Coffee (Úc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP HCM thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)