2.1.3. Các hình thức NQTM
2.1.3.3. Theo phương thức hoạt động
2.1.3.3.1. Đại lý franchise độc quyền (Master franchise):
Đây là cách phổ biến nhất và nhanh nhất trong việc bành trướng thương hiệu ra nước ngồi. Đối với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà mình xâm nhập làm đối tác mua franchise độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu. Đối tác này cĩ thể là một cá nhân hay một cơng ty, và phạm vi khu vực được độc quyền kinh doanh cĩ thể là một thành phố hay cả một quốc gia. Để được độc quyền như vậy, doanh nghiệp mua master franchise phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu riêng biệt, thường là cao hơn nhiều so với hợp đồng mua franchise riêng lẻ. Bù lại, họ cĩ quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay nhượng quyền lại cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà mình kiểm sốt.
Khi đĩ, đại lý franchise độc quyền là người đại diện chủ thương hiệu đứng ra ký hợp đồng NQTM với bên thứ ba muốn nhận quyền trong khu vực của mình và cĩ nghĩa vụ cung cấp tất cả các dịch vụ hỗ trợ thay thế chủ thương hiệu. Như vậy chủ thương hiệu đã chuyển hầu như tồn bộ gánh nặng của mình trong việc phát triển thương hiệu cho đối tác đại lý độc quyền. Do đĩ, phần phí nhượng quyền (gồm phí
ban đầu và phí hàng tháng) thu được từ phía người nhận quyền sẽ được chủ thương hiệu chia cho đại lý franchise độc quyền này theo tỷ lệ thỏa thuận như 50/50, 60/40 hay 70/30. Thường thì bên đại lý franchise độc quyền sẽ được chia phần nhiều hơn chủ thương hiệu vì phần lớn cơng sức và chi phí để tìm kiếm và phát triển số người nhận quyền trong khu vực đều do phía đại lý franchise độc quyền gánh chịu.
Đại lý franchise độc quyền thường phải cam kết với chủ thương hiệu rằng trong một thời gian nhất định phải cĩ bao nhiêu cửa hàng nhượng quyền được mở ra, và nếu khơng thực hiện đúng được cam kết này thì coi như sẽ mất độc quyền.
2.1.3.3.2. Franchise phát triển khu vực (Area development franchise): Người mua franchise phát triển khu vực cũng sẽ được độc quyền trong một phạm vi và thời hạn nhất định. Tuy nhiên, khác với master franchise, đối tác mua franchise phát triển khu vực khơng được nhượng lại cho bất cứ ai nhưng cũng khơng phải cung cấp các dịch vụ cho ai như đối với trường hợp master franchise. Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua franchise phát triển khu vực phải trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu tương đối cao và phải cam kết phát triển được bao nhiêu cửa hàng theo một tiến độ thời gian đã được ghi rõ trong hợp đồng đã được thống nhất với chủ thương hiệu. Nếu khơng đáp ứng đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp này sẽ bị mất ưu tiên độc quyền tương tự như đối với trường hợp của master franchise.
2.1.3.3.3. Bán franchise cho từng cá nhân riêng lẻ (single unit franchise): Đây là hình thức bán franchise lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngồi và hình thức này chỉ thích hợp đối với các quốc gia nằm cùng một khu vực và chủ thương hiệu khơng cĩ nhu cầu nhượng quyền nhiều cửa hàng. Điểm lợi thế lớn của hình thức bán lẻ này là chủ thương hiệu cĩ thể làm việc và kiểm tra sâu sát với từng doanh nghiệp nhượng quyền. Ngồi ra, phí nhượng quyền thu được khơng phải chia cho một đối tác trung gian nào. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi một guồng máy điều hành quy mơ với các khâu hậu cần, nhân sự, quản trị… rất vững mạnh từ phía chủ thương hiệu.
2.1.3.3.4. Bán franchise thơng qua cơng ty liên doanh (Joint venture): Với hình thức này chủ thương hiệu sẽ liên doanh với một đối tác địa phương ở nước ngồi và liên doanh này sẽ đĩng vai trị của một đại lý franchise độc quyền. Việc lựa chọn đúng cơng ty đối tác để liên doanh là tối quan trọng vì một khi chọn nhầm đối tác cả một thị trường xem như bế tắt. Trong nhiều trường hợp, chủ thương hiệu gĩp vốn vào liên doanh bằng chính thương hiệu, bí quyết kinh doanh và đơi khi thêm tiền mặt và được quy ra tỷ lệ phần trăm vốn gĩp tùy thỏa thuận giữa hai bên. Đối tác nước ngồi thường gĩp vốn bằng tiền mặt và kiến thức địa phương. Đây là hình thức mà chủ thương hiệu khơng mấy ưu tiên do sẽ phải chấp nhận rủi ro tài chính một khi liên doanh thất bại. Do đĩ, chủ thương hiệu thường chỉ đồng ý hình thức liên doanh này khi quá mong muốn xâm nhập vào một thị trường nào đĩ mà khơng cĩ đối tác nhận quyền thuần túy.
Hiện nay, Luật Việt Nam khơng phân biệt việc mua bán franchise thành 04 hình thức nĩi trên, mà chỉ quy định thành 02 loại: nhượng quyền ban đầu (sơ cấp) và nhượng quyền thứ cấp được quy định trong Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
NQTM cịn gồm nhượng quyền trong nước và quốc tế. Nhượng quyền quốc tế cĩ thể là trực tiếp khi một người nhượng quyền ở một nước và người nhận quyền ở một nước khác, hoặc cĩ thể là gián tiếp khi một người nhượng quyền cho một người ở một nước khác, sau đĩ, người này sẽ lại nhượng quyền cho nhiều người nhận quyền khác trong nước mình.