Xử lí tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủsởhữu

Một phần của tài liệu Khái quát về quyền tài sản (tài sản vô hình) (Trang 43 - 44)

VI. Xác lập, chấm dứt quyền sởhữu 1 Xác lập quyền sở hữu

2.4. Xử lí tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủsởhữu

Được quy định tại điều 251 BLDS 2005

- Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều trường hợp các bên tham giao giao dịch dân sự không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình. Bởi vậy, bộ luật dân sự 2005 quy định viêc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu được thực hiện theo nghĩa vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( ví dụ như cơ quan bán đấu giá) hoặc theo bản án hoặc quyết định của tòa án.

- Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên ( Các tài sản không thuộc diện kê biên có thể tham khảo điều 42 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, điều 22 nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/ 9 /2004 của chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử lý vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự, điều 21 nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 10/3/2005 của chính phủ về việc quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

- Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của một chủ sở hữu là một trong những căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó. Tùy thuộc vào từng loại tài sản mà thời điểm chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu cũng khác nhau. Những tài sản thông thường không phải đăng kí quyền sở hữu, thì thời điểm chấm dứt quyền sở hữu sẽ là thời điểm người được chuyển giao tài sản nhận tài sản. Những tài sản mà pháp luật quy định phải thực hiện một số thủ tục cần thiết thì mới phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản, thì kể từ khi người nhận tài sản thực hiện đầy đủ quy

28định này thì sẽ phát sinh quyền sở hữu của

người nhận tài sản và làm chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của họ.

- Việc xử lý quyền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu thông thường được áp dụng trong các trường hợp người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất làm biện pháp thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc trong trường hợp người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất để góp vốn kinh doanh, hoặc cũng có thể người sử dụng đất tuy không dùng quyền sử dụng đất làm biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sựa, nhưng đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự, người sử dụng đất không thực hiện được nghĩa vụ dân sự phải xử lý quyền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ dân sự ( trong trường hợp này, người có quyền khơng được hưởng quyền ưu tiên thanh tốn như trong trường hợp người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất để thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự). Trong các trường hợp này, việc sử lý quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tuân theo quy định của pháp luật đất đai.

Một phần của tài liệu Khái quát về quyền tài sản (tài sản vô hình) (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w