Tài sản bị trưng mua

Một phần của tài liệu Khái quát về quyền tài sản (tài sản vô hình) (Trang 44 - 45)

VI. Xác lập, chấm dứt quyền sởhữu 1 Xác lập quyền sở hữu

2.6. Tài sản bị trưng mua

- Được quy định tại điều 253 BLDS 2005

- Trưng mua là biện pháp cưỡng chế hành chính buộc cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác bán cho Nhà nước tài sản thuộc sở hữu của mình theo khung giá mà pháp luật quy định.

- Theo quy định chung, Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác thuộc mọi thành phần kinh tế. Chỉ trong trường hợp sau đây Nhà nước mới thực hiện việc trưng mua tài sản ( Điều 5 Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008):

1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phịng theo quy định của Pháp luật về quốc phịng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia.

3. Khi mục tiêu quan trong về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm hại hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc phịng.

4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gay ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà

29

nước, vì lý do quốc phịng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước, mới trưng mua tài sản của cả nhân dân, pháp nhân và các chủ thể khác.

Tài sản thuộc đối tượng trưng mua là: (i) nhà và tài sản khác gắn liền với đất trong tình trạng đất nước bị chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phịng; (ii) thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm,cơng cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác; (iii) Phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kĩ thuật khác ( Điều 13 luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008).

- Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về nhà nước kể từ khi quyết định thu mua tài sản đó có hiệu lực thi hành. Trong trường hợp này quyền sở hữu của chủ sở hữu có tài sản bị trưng mua sẽ chấm dứt kể từ khi có quyết định trưng mua của cơ quan nhà nước có hiệu lực pháp luật. Người có tài sản trưng mua có các quyền sau:

a) Được thanh tốn tiền trưng mua tài sản;

b) Được khen thưởng về thành tích và đóng góp trong hoạt động trưng mua tài sản theo quy định của pháp luật;

c) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về trưng mua tài sản theo quy định của pháp luật.

Người có tài sản trưng mua, trưng dụng có nghĩa vụ chấp hành quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.

2.7. Tài sản bị tịch thu

- Được quy định tại điều 254 BLDS 2005

- Theo quy định của pháp luật, tài sản bị tịch thu, xung vào công quỹ Nhà nước bao gồm:

Tài sản có quyết định xử lý vi phạm hành chính tịch thu, xung quỹ Nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008. Những tài sản mà theo bản án hoặc quyết định cảu Tịa án tịch thu, xung cơng quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đối với các tài sản bị tịch thu, xung quỹ Nhà nước như đã nói ở trên, thì quyền sở hữu tài sản đó sẽ chấm dứt kể từ thời điểm quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định hoặc bản án của Tồ án có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu Khái quát về quyền tài sản (tài sản vô hình) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w