Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng

Một phần của tài liệu Khái quát về quyền tài sản (tài sản vô hình) (Trang 54 - 57)

VIII. Các quy n năng ca quy ns hu ữ

2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng

Quyền

- Có quyền nhận tài sản trong tình trạng thực tế tại thời điểm phát sinh quyền hưởng dụng. Người hưởng dụng được giao tài sản để sử dụng và hưởng hoa lợi trong một khoảng thời gian nhất định và trao trả lại tài sản sau khoảng thời gian đó. Hơn nữa việc trao trả tài sản trong tình trạng nào phụ thuộc vào tình trạng của tài sản khi nhận.

- Có quyền hưởng hoa lợi của tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Quyền này phát sinh từ thời điểm có hiệu lực của quyền hưởng dụng. Cũng như vậy, người hưởng dụng có quyền thủ đắc hoa lợi dân sự tích lũy trong khoảng thời gian tồn tại quyền hưởng dụng.

- Quyền tham gia biểu quyết thuộc về người hưởng dụng.

- Quyền hưởng dụng được mở rộng tới tài sản phụ thêm của tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Việc mở rộng này có hiệu lực tại thời điểm phát sinh quyền hưởng dụng. Việc mở rộng có thể tới cả vùng đất bồi hay bị bỏ hoang hóa tùy thuộc vào quy định của pháp luật.

- Người hưởng dụng có quyền định đoạt động sản hữu hình là đối tượng của quyền hưởng dụng khi nó bị hư hỏng thực sự và theo thời gian.

- Người hưởng dụng có quyền định đoạt đối với quyền hưởng dụng của mình. Quyền hưởng dụng là tài sản thuộc quyền sở hữu của người hưởng dụng. Do đó, người hưởng dụng có quyền cho thuê, chuyển nhượng hoặc dùng quyền đó làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên các quyền này cùng chấm dứt theo quyền hưởng dụng, khi quyền hưởng dụng bị chấm dứt.

- Quyền hưởng dụng của người hưởng dụng được thể hiện cụ thể ra bằng quyền chiếm hữu, quyền thụ hưởng và quyền duy trì các quyền đó

Nghĩa vụ

- Người hưởng dụng phải lập bản kê khai tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.

- Người hưởng dụng phải thụ hưởng quyền của mình với một sự cẩn trọng cao nhất và phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng.

- Người hưởng dụng có nghĩa vụ sửa chữa thơng thường tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Sửa chữa thông thường khác với sửa chữa đặc biệt. Việc sửa chữa nhằm tái cấu trúc lại toàn bộ hoặc một phần cơ bản của tài sản được hiểu là việc sửa chữa đặc biệt. Ngoài ra là sửa chữa thường xuyên.

- Người hưởng dụng không phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của người cấp quyền hưởng dụng khi quyền này được thiết lập giữa những người đang sống.

- Người hưởng dụng có thể phải đưa ra biện pháp bảo đảm khi nhận quyền hưởng dụng. Bởi người hưởng dụng có nghĩa vụ quản trị tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng như một người37 quản lý tận tâm và thực hiện trung thực

nghĩa vụ của mình, trong nhiều trường hợp để bảo đảm cho người có lợi ích liên quan, pháp luật địi hỏi người hưởng dụng phải đưa ra biện pháp bảo đảm thích hợp. Các biện pháp này có thể do tịa án quyết định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- [] http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-ve-cac-hinh-thuc-so-huu-trong-bo-luat- dan-su-nam-2005-nhan-xet-va-kien-nghi-38032/ - [2],[3] http://luanvan.co/luan-van/phan-tich-ve-cac-hinh-thuc-so-huu-trong-blds- 2005-va-mot-vai-nhan-xet-kien-nghi-ve-cac-quy-dinh-do-4347/ - [4] http://luatminhkhue.vn/dan-su/so-huu-tap-the-goc-nhin-tu-phap-luat-ve-hop- tac-xa.aspx 38

- [5] http://luatminhkhue.vn/dan-su/so-huu-tap-the-goc-nhin-tu-phap-luat-ve-hop-

[6]tac-xa.aspx

- http://moj.gov.vn/mobile/Pages/hoat-dong-don-vi.aspx?ItemID=1000

- Giáo trình Luật Dân sự - Lê Đình Nghị

- Giáo trình Luật Dân sự - Học viện tư pháp

- Nghiên cứu về tài sản trong Luật dân sự VN - Nguyễn Ngọc Điện

- Bài viết “Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật quyền và trái quyền

trong luật dân sự” – Nguyễn Ngọc Điện

- Bài viết “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng trong BLDS tương lai của

Việt Nam” – Ngô Huy Cương

- Bộ Luật dân sự Việt Nam 2005

- Bộ luật dân sự Pháp

- Giáo trình Luật dân sự - Khoa Luật – ĐHQGHN

- Luật trưng mua, trưng dụng tài sản

- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 1992 sửa đổi 2013

39

40

Một phần của tài liệu Khái quát về quyền tài sản (tài sản vô hình) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w