.Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng nguồn nhânlực của khách sạn Hôi An

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn Hội An (Trang 39 - 42)

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN CỦA KHÁCH SẠN HỘI AN TRONG THỜI GIAN (2022-2025)

Thứ nhất, coi phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cốt lõi, là điều kiện cơ bản nhất để khách sạn có thể phát huy nội lực và phát triển bền vững.

Thứ hai, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực phải sử dụng một cách toàn diện, khoa học và đồng bộ nhiều giải pháp, đó là đảm bảo về số lượng và cơ cấu, nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực và phát triển các yếu tố tạo động lực trong khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dựa trên cơ sở nguồn tài sản sẵn có đó là đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên – lực lượng mạnh mẽ nhất; đồng thời lãnh đạo khách sạn cam kết tạo mọi cơ hội về vật chất và tinh thần để cán bộ, công nhân viên được học tập, phát huy năng lực, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có chính sách linh hoạt để giữ và phát huy tiềm năng của đội ngũ lao động.

Thứ tư, phát huy hình thức đào tạo tại chỗ, khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và những nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực.

Thứ năm, gắn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với các đặc điểm đặc thù của khách sạn nhằm hạn chế khó khăn, phát huy tốt tiềm năng và thế mạnh của mình.

Thứ sáu, hồn thiện văn hóa doanh nghiệp, các quy định về phong cách, lối sống, ứng xử với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng,… nhằm tạo cho mỗi cán bộ, nhân viên trong khách sạn luôn tự hào là một thành viên trong khách sạn.

3.1.1.Mục tiêu của khách sạn Hội An

- Mục tiêu lớn nhất và quan trọng nhất của khách sạn là đảm bảo tăng trưởng liên tục lợi nhuận, không ngừng nâng cao uy tín và khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh dịch vụ khách sạn – du lịch.

- Mục tiêu quan trọng thứ hai của khách sạn là tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, có trình độ chun môn cao, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp, trong sáng về đạo đức; năng động sáng tạo, văn minh trong giao tiếp, ứng xử, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu phát triển của khách sạn.

3.1.2.Giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn Hôi An An

-Áp dụng bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam VTOS vào khách sạn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khách sạn Hội An

Bộ tài liệu VTOS phiên bản 2013 hướng dẫn kỹ năng nghề, hướng dẫn kỹ năng đào tạo cho 10 nghiệp vụ: Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành du lịch và Đại lý lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Thuyết minh du lịch, Phục vụ trên tàu thủy du lịch, Quản lý khách sạn, Vận hành cơ sở lưu trú nhỏ, trên cơ sở tham khảo khung trình độ châu Âu và chỉnh sửa phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Tiêu chuẩn nghề du

34

lịch Việt Nam VTOS 2013 cung cấp danh mục hơn 65 chứng chỉ đề xuất cho các đối tượng từ nhân viên tập sự bậc 1 đến quản lý cấp cao bậc 5. VTOS 2013 đáp ứng các tiêu chí phù hợp: đầy đủ 6 bộ tiêu chuẩn nghề du lịch chung của ASEAN và có phiên bản tiếng Anh; được xây dựng tương thích với Tiêu chuẩn Năng lực chung về nghề Du lịch trong ASEAN (ACCSTP) và đáp ứng các quy định của MRA-TP. Đây là tài liệu hữu ích đối với xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các cơ sở đào tạo du lịch hoặc các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu lưu trú du lịch; công tác đào tạo và đánh giá nhân viên của các doanh nghiệp khách sạn, lữ hành và có thể trở thành sổ tay, cẩm nang của người lao động trong ngành Du lịch.

Các đơn vị năng lực trong VTOS có thể được sử dụng để đào tạo cho nhân viên những kỹ năng then chốt và các chức năng công việc cho nhiều kỹ năng liên quan đến ngành khách sạn – du lịch. Ngồi ra, tiêu chuẩn VTOS có thể được sử dụng để đánh giá công việc của nhân viên dựa theo các tiêu chuẩn nhất định. Vì thế, nếu khách sạn tạo điều kiện cho tất cả nhân viên được đào tạo theo chương trình này sẽ góp phần chuẩn hóa kỹ năng nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.2.THƯỜNG XUYÊN TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ VÀ ĐÀO TẠO LẠI NGUỒN NHÂN LỰC.

Việc thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ nguồn nhân lực đem lại rất nhiều lợi ích. Một là giúp cho ý thức làm việc của nhân viên được nâng cao. Hai là giúp cho quá trình đánh giá nhân viên được khách quan và đúng đắn. Ngoài ra đây cũng là cơ sở tốt để đánh giá thưởng phạt, đãi ngộ, tăng lương và đề bạt nhân viên cho khách sạn một cách công minh nhất. Thay vì chỉ đánh giá nhân viên 1 năm chỉ 1 lần vào cuối năm khách sạn có thể tăng lên 1 năm đánh giá 4 lần vào cuối mỗi quý. Và ban quản lý khách sạn nên thường thuyên tổ chức kiểm tra công việc của nhân viên tất cả các bộ phận thường xuyên để kiểm sốt q trình làm việc của nhân viên đồng thời động viên nhân viên làm việc.

3.3.NÂNG CAO CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN LỰC TRONG KHÁCH SẠN

Trên bước đường chuyển sang kinh doanh theo cơ chế mới, việc hoạch định lại tài nguyên nhân lực doanh nghiệp theo những chuẩn mực mới, tiêu thức mới là điều tất yếu xảy ra cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi vì nguồn nhân lực của doanh nghiệp không thể được giữ nguyên từ lúc bắt đầu hoạt động cho đến khi kết thúc hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về số lượng thì nguồn nhân lực phải có sự thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì việc sử dụng nhân lực mới có hiệu quả trong cả hiện tại và tương lai. Cịn về chất lượng nguồn nhân lực thì ln địi hỏi phải có sự thay đổi ngày càng cao. Để thực hiện tốt cơng tác này thì tơi xin đưa ra một số những tiêu chuẩn sau:

- Trong mỗi giai đoạn phát triển khách sạn phải xem xét, đánh giá số lượng, chất lượng lao động hiện tại trong các bộ phận, phòng ban của khách sạn đã thích hợp hay chưa. - Nếu chưa thì cần xác định nhu cầu sử dụng lao động của khách sạn là tăng hay giảm và xây dựng các biện pháp để khắc phục tình trạng thừa, thiếu lao động tại các phòng ban.

35

- Đề ra các chính sách và kế hoạch để thực hiện việc đáp ứng yêu cầu lao động cho các bộ phận, phòng ban của khách sạn theo dự kiến.

- Tất cả các việc làm trên cần phải được gắn với chiến lược, mục đích kinh doanh của khách sạn theo từng thời kỳ vì mục đích kinh doanh của khách sạn là cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực của khách sạn. Khách sạn cần theo dõi xem thời điểm nào trong năm lượng khách đến ít, thời điểm nào trong năm lượng khách đơng để có kế hoạch tuyển dụng kịp thời tránh hiện tượng thừa, thiếu lao động. Khi sắp đến giai đoạn đông khách các nhà quản trị cần phải tìm hiểu và có kế hoạch tuyển dụng lao động từ trước để có thể nhanh chóng, kịp thời bổ sung vào đội ngũ lao động cho các bộ phận, phòng ban, đặc biệt là bổ sung vào các bộ phận buồng, bar, bàn. Khách sạn có thể bổ sung theo hợp đồng lao động ngắn hạn hay thời vụ. Với lao động ở các bộ phận buồng, bàn, bar thì khách sạn có thể th theo hình thức trả lương theo ca. Đồng thời tăng thời gian làm việc của nhân viên chính thức kèm theo có chế độ tiền thưởng hợp lý. Trong những tháng ít khách thì khách sạn lại có hiện tượng dư thừa lao động. Khách sạn có thể thực hiện biện pháp giảm giờ làm đi đôi với giảm lương, cho nghỉ luân phiên, cho nghỉ việc tạm thời không lương,…

3.4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

Cơng tác tuyển dụng nhân lực có ý nghĩa rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động. Hồn thiện cơng tác tuyển chọn nhân lực đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian, tiết kiệm chi phí đào tạo. Đây là bước đầu tiên để nâng cao chất lượng lao động, nếu làm tốt ngay từ đầu thì đó là cơ sở để duy trì ổn định chất lượng nguồn nhân lực.

Do đặc điểm của công việc trong khách sạn, yêu cầu nhân viên cần có năng lực giải quyết tình huống, vậy nên trong quá trình tuyển dụng cũng nên đưa vấn đề này vào để kiểm tra ứng viên. Các tình huống giao tiếp và ứng xử đặt ra cho các ứng viên là các tình huống có thực xảy ra tại khách sạn.

Để đảm bảo trình độ ngoại ngữ của nhân viên, bộ phận tuyển dụng có thể đặt ra các mức yêu cầu đối với ngoại ngữ dựa vào các khung chuẩn như TOEIC, IELTS. Tùy theo từng vị trí ứng tuyển mà số điểm cần đạt là bao nhiêu.

- Bộ phận ăn uống và bar: TOEIC 500 hoặc kết quả IELTS tương đương - Bộ phận buồng: TOEIC 400 hoặc kết quả IELTS tương đương

- Bộ phận lễ tân: TOEIC 600 hoặc kết quả IELTS tương đương

Các bộ phận khác đạt tối tiểu TOEIC 400 hoặc kết quả IELTS tương đương việc đưa ra u cầu về trình độ ngoại ngữ có thể gây khó khăn cho bên ứng tuyển nhưng để hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao cho khách sạn thì đây là một trong những điều kiện cần. Ngồi ra hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đầu tư trước để tạo nguồn nhân lực trong tương lai bằng cách hỗ trợ liên kết với các trung tâm đào tạo, tiến hành bảo trợ những học viên xuất sắc ngay khi còn đang học tại trường, hoạt động này ở Việt Nam cũng được các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm. Như vậy sau mỗi khóa học, khách sạn có thể bổ sung vào nguồn lực của mình những nhân viên ưu tú mà khơng mất chi phí cho việc tuyển chọn. Đây cũng là một giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng

36

nguồn nhân lực mà khách sạn nên xem xét cân nhắc.Với giải pháp tuyển chọn nhân viên này thì nguồn nhân lực sẽ đảm bảo trình độ chun mơn và trình độ ngoại ngữ ngay từ khâu đầu, những nhân lực đáp ứng đủ yêu cầu mới được tuyển chọn do vậy mà mục tiêu tăng số lượng nhân viên chuyên ngành du lịch, khách sạn có chuyên môn nghiệp vụ sẽ thực hiện được. Giải pháp này sẽ giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn Hội An (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)