Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty trong công tác thu mua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu mủ cao su tại Công ty CP Vạn Lợi Kon Tum (Trang 31 - 34)

2.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA CÔNG TY

2.1.5. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty trong công tác thu mua

a. Đặc điểm nguồn nhân lực

Lao động là một trong 3 yếu tố chủ yếu của q trình sản xuất, có ở trực tiếp đến kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Sự ảnh hưởng này được thể hiện trên hai mặt là số lượng lao động và năng suất lao động. Lao động trong doanh nghiệp sản xuất có thể dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân chia thành các loại khác nhau.

Bảng 2.1. Tình hình lao động của Cơng ty trong giai đoạn 2019 - 2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Số lượng Số lượng Số lượng

Theo giới tính Nam 163 148 182

Nữ 119 102 132 Theo trình độ Trên ĐH 7 6 9 CĐ-ĐH 14 12 17 Trung cấp, sơ cấp 21 17 22 CN kỹ thuật 26 22 27 LĐ khác 214 193 239 Theo TCLĐ SX trực tiếp 85 75 94 SX gián tiếp 197 175 220 Theo thành phần dân tộc Kinh 169 150 188 Dân tộc khác 113 100 126 Nguồn: Phịng kế tốn

Nguồn lao động của công ty có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2019 tổng sô nhân lực liên qua đến quá trình thu mua và chế biến mủ là 282 lao động, đến năm 2020 con số này là 250 lao động. Nguyên nhân chủ yếu là tạm dừng việc khai thác mủ trong thời gian giãn cách và phòng ngừa Covid – 19, tuy nhiên đến năm 2021, khi dịch bệnh đã được kiểm sốt, lao động đã tiêm đầy đủ vaccine Covid thì tổng số nhân lực của công ty đã tăng lên 314 lao động, điều này phần nào phản ánh quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng, thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả.

Để nâng cao năng suất lao động công ty thường xuyên tổ chức kiểm tra kỹ thuật cạo mủ công nhân và trình độ của công nhân chế biến để đảm bảo sản lượng khai thác đạt kế hoạch đề ra và chất lượng thành phần mủ đầu ra. Công ty thường tổ chức các lớp đào tạo trình độ chuyên môn ngắn ngày để khắc phục những yếu kém của công nhân kỹ thuật.

b. Đặc điểm về nguồn vốn

Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Trong nền kinh tế, vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh tham gia tồn bộ mọi q trình sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, quy mô nguồn vốn của công ty cũng ngày càng mở rộng. Năm 2019 tổng nguồn vốn của công ty vào khoảng 260,949 tỷ đồng, đến năm 2020 tổng nguồn vốn tăng lên 290,165 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 11%.Có sự gia tăng này là do sự gia tăng của vốn vay (nợ phải trả), tuy nhiên phần vốn chủ sở hữu lại giảm từ 33,059 tỷ đồng xuống còn 31,895 tỷ đồng.

Đến năm 2021 thì tổng nguồn vốn của công ty lại giảm là do lượng tăng lên của vốn chủ sỡ hữu khoảng 5% bên cạnh đó lượng vốn vay của công ty giảm. Mặc dù có sự tăng lên của vốn chủ sở hữu song nợ phải trả của công ty vẫn còn cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của công ty.

Bảng 2.2. Tổng nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020/2019 Năm 2021/2020

e+/-l % e+/-l % TỔNG VỐN 260,949 290,165 287,985 29,215 11% -2,180 -1% 1. Vốn vay 227,890 258,270 254,621 30,379 13% -3,649 -1% Ngắn hạn 164,597 186,708 201,954 22,111 13% 15,247 8% Dài hạn 63,293 71,562 52,667 8,268 13% -18,895 -26% 2. Vốn CSH 33,059 31,895 33,364 -1,164 -4% 1,469 5% Nguồn: Phịng kế tốn

Cấu trúc vốn của công ty thiên về vốn vay, điều này làm cho rủi ro tài chính của công ty tăng và dễ xảy ra nhiểu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

c. Đặc điểm về tài sản và máy móc thiết bị

Tài sản của doanh nghiệp là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp, thỏa mãn đồng thời các điều kiện: Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm sốt và sử dụng trong thời gian dài; có giá phí xác định; chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng nguồn lực này.

Ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2020 so với năm 2019 là 29,215 tỷ đồng tương ứng với 11%, tuy nhiên sang năm 2021 tổng tài sản lại giảm đi, giảm 2,180 tỷ đồng so với năm 2019, tương ứng với 0,75%. Nguyên nhân là do 2021 sau khi nền kinh tế phục hồi và bắt đầu phát triển lại, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến cao su như ô tô, y tế,…để chuẩn bị tốt cho nguồn cung, công ty đã đầu tư, nâng cấp thêm các cơ sở vật chất, bên cạnh đó ban hành các chính sách cho công tác đảm bảo an toàn, ngăn ngừa dịch bệnh cho toàn thể nhân viên của công ty. Tuy nhiên việc giảm đi này rất ít, điều này cho thấy công ty có các phương án tốt để vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh vừa tránh gây lãng phí.

Bảng 2.3. Tống tài sản của công ty trong giai đoạn 2019 – 2021

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020/2019 Năm 2021/2020 Giá trị Giá trị Giá trị e+/-l % e+/-l % TỔNG TÀI SẢN 260,950 290,165 287,985 29,215 11% -2,180 -1%

1. Tài sản ngắn

hạn 134,108 154,829 156,883 20,721 15% 2,054 1% 2. Tài sản dài hạn 126,842 135,336 131,102 8,494 7% -4,234 -3%

Nguồn: Phịng kế tốn

Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh công ty đã mua sắm và trang bị nhiều loại máy móc. Các loại máy móc thiết bị của Công ty đang cịn giá trị rất lớn, thời gian sử dụng cịn dài. Tuy nhiên, có một số máy móc đã cũ và hết hạn sử dung được Công ty mua sắm trong gian đoạn đầu và đang trong thời gian thanh lý như: Máy ủi MTZ- 80, máy ủi DT- 75, và Rơ móc Liên Xô…Công ty đã thay thế và nâng cấp kịp thời để tránh trình trạng các thiết bị này ngừng hoạt động trong quá trình vận hành.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy công ty có giá trị tài sản lớn do đặc điểm là đơn vị sản xuất, qua các năm cơ cấu tài sản đang dần được điều chỉnh phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất cần phải tăng cường công tác thu mua nguyên liệu mủ cao su và phát triển vùng nguyên liệu cao su để đáp ứng công suất hoạt động của dây chuyền thiết bị, tăng hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu mủ cao su tại Công ty CP Vạn Lợi Kon Tum (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)