Xây dựng kế hoạch thu mua mủ cao su

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu mủ cao su tại Công ty CP Vạn Lợi Kon Tum (Trang 46)

2.3. THỰC TRẠNG THU MUA NGUYÊN LIỆU MỦ TẠI CÔNG TY

2.3.3. Xây dựng kế hoạch thu mua mủ cao su

Xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên, có vai trị then chốt giúp cho q trình quản trị nguyên vật liệu được chính xác, hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Kế hoạch sản xuất sản phẩm trên cơ sở khách hàng đặt hàng trong kỳ bảo cáo. - Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu,

- Tình hình giá cả và các yếu tố cạnh tranh trên thị trường - Tình hình tài chính của công ty trong kỳ kế hoạch.

* Định mức nguyên vật liệu: được xây dựng và công bố hàng năm dựa trên cơ sở định thức của cà năm trước, ngồi ra cịn căn cứ vào năng lực dây chuyền công nghệ, khả

năng của người lao động trực tiếp sản xuất, trình độ kỹ thuật công nghệ, quy trình sản xuất sản phẩm. Công ty xây dựng định mức mủ cao su thu mua: theo Phương pháp định mức theo thống kê kinh nghiệm: căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng nhằm đưa ra tỷ lệ dự phịng trường hợp sai sót, hư hỏng.

* Xác định lượng mủ cao su cần dùng: Do mủ tạp cao su là nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty nên cần một khối lượng rất lớn, xác định lượng mủ tạp cần dùng là rất cần thiết. Công ty có chính sách thu mua với các đại lý theo từng tháng. Dựa vào số liệu thống kê tình hình thu mua mủ cao su của những năm trước cùng với kinh nghiệm của công nhân, công ty sẽ dự định lượng mủ tạp cao su cần thu mua để có thể duy tri việc sản xuất một cách có hiệu quả.

* Xác định lượng mủ cao su cần dự trữ: dự trữ mù tạp cao su của công ty được xác định theo ngày. Tùy vào lượng mủ cần cho mỗi lần sản xuất trong ngày mà công ty sẽ dự tính được số ngày dự trữ mủ tạp (tuy nhiên quá trình dự trữ không kéo dài được lâu vì mủ cao su dễ bị biến chất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm).

* Xác định lượng mủ cao su cần mua: Sản lượng mủ tạp cao su mà công ty mua được phụ thuộc rất lớn vào lượng mủ mà các đại lý thu mua cung cấp, thường thi sản lượng mủ này không cố định mà biển động phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, quá trinh sinh trưởng của cây cao su; vì vậy công ty sẽ có chính sách thu mua với các đại lý theo tháng.

2.3.4. Công tác xác định chỉ tiêu mủ đảm bảo

Các kho thu mua của cơng ty sẽ có một đội ngũ nhân viên với nhiệm vụ là lấy mẫu đo đếm hàm lượng mủ nước chất lượng mủ phụ khi các nông hộ nhập mủ về xưởng.

 Công tác xác định chỉ tiêu mủ đảm bảo được xác định như sau

- Lấy mẫu: Nếu lô hàng có chất lượng đồng nhất thì tiến hành lấy mẫu từ 3 – 5 vị trí

khác nhau. Nếu lô hàng không đồng nhất về tính chất thì phải tách riêng theo từng phần. Lấy mẫu và cân riêng từng phần . Khối lượng mẫu thử từ 1 – 6 kg tuỳ thuộc vào khối lượng lô hàng.

 Kiểm tra việc đánh đông:

Dùng giấy pH đo pH serum của các loại mủ đông, mủ tạp, pH từ 5.0 trở lên. (pH < 4,4 đến 4,5 mủ có thể đánh đông bằng phèn Al2(SO4)4, hay một acid vô cơ nào đó).

Dùng cảm quan: Khi cắt cục mủ đông, mủ đông tận thu thấy có màu xám đen từ trong ra ngoài chứng tỏ mủ được đánh đông bằng phân Lân, có màu đỏ đánh đông bằng Kali (không đạt yêu cầu).

 Kiểm soát chặt chất lượng mủ đầu vào

Để đạt được kết quả thu mua là kết quả phấn đấu cả quá trình của công ty từ Ban GĐ đến các phòng ban, đơn vị liên quan và cả CNLĐ trực tiếp. Công ty đã xây dựng quy chế thu mua và thành lập đội ngũ thu mua trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, việc thu mua được tổ chức tại các kho và các nông trường, thực hiện đúng theo quy định công tác thu mua mủ cao su do VRG ban hành.

Chất lượng mủ tiểu điền không đồng đều, được thu gom từ nhiều nơi và nhất là một số hộ chạy theo lợi nhuận đã cho thêm vào mủ nhiều tạp chất nhằm tăng khối lượng và hàm lượng mủ nên chất lượng mủ nguyên liệu từ thu mua không tốt bằng mủ nguyên liệu khai thác từ vườn cây công ty. Chính vì vậy, công ty phải kiểm tra kỹ chất lượng nguyên liệu đầu vào để có thể chế biến ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn và có giá bán tốt nhất.

Để làm tốt công tác kiểm soát chất lượng mủ thu mua, công ty đã ban hành quy trình hướng dẫn cách bảo quản mủ nguyên liệu và cách kiểm tra phát hiện hóa chất bỏ vào mủ nước cho khách hàng. Ngồi ra, công ty cũng có biện pháp phạt và thơng báo danh sách các hộ cho tạp chất vào mủ cho các nhà máy, từ đó cũng hạn chế được nhiều gian lận. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giám sát giữa các bộ phận từ bộ phận thu mua, nhà máy chế biến, các sở nông nghiệp, thanh tra,… được thực hiện chặt chẽ nên chất lượng mủ nguyên liệu đầu vào được kiểm sốt và có thể sản xuất ra các sản phẩm tốt

2.3.5. Cấu trúc công tác thu mua mủ cao su của Cơng ty

Cấu trúc chính của công tác thu mua mủ cao su của công ty trong sản suất và kinh doanh được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 2.4. Cấu trúc thu mua mủ cao su của Công ty

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.6. Hệ thống kênh thu mua nguyên liệu mủ cao su của Công ty

a. Kênh thu mua nguyên liệu trực tiếp từ hộ trồng cao su

 Đặc điểm của các hộ trồng cao su tiêu thụ tại kho

Các hộ trực tiếp bán mủ nguyên liệu cho kho thu mua của công ty chủ yếu là các hộ có cự ly vận chuyển từ nơi trồng đến kho thu mua gần.

Các hộ có số lượng nguyên liệu mủ cao su ít do diện tích trồng hạn chế, sản phẩm không đủ trọng tải của xe nên cũng thường đem sản phẩm của mình đến trực tiếp cung cấp cho kho thu mua.

Ngoài ra, nhiều trường hợp do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích cao su bị nhiễm bệnh buộc các hộ trồng cao su phải thu hoạch cùng lúc trên nhiều vùng, cần bán sản phẩm với số lượng lớn, các nhà thu gom thu mua không kịp, nên hộ cũng mang trực tiếp đến bán tại kho thu mua.

 Hình thức thu mua

Đối với nguồn nguyên liệu mủ cao su trực tiếp từ các hộ trồng cao su, các kho thu mua của công ty tổ chức thu mua theo hai hình thức: mua tại kho và mua tại vườn của nông dân.

Mua tại kho Nhà máy: Nông hộ trồng cao su đăng ký lịch cung ứng với kho thu

mua về sản lượng và thời gian cung ứng. Sau khi hai bên thỏa thuận được thời gian và sản lượng cung ứng mỗi ngày, nông hộ tổ chức thu hoạch và vận chuyển mủ cao su đến bán tại kho.

Mua tại vườn: Nông hộ trồng cao su thu hoạch và tập kết mủ tại nơi xe có trọng tải

5 tấn vào được, kho thu mua cử nhân viên nông vụ đến cân hàng và thanh tốn tiền hàng tại điểm tập kết.

Hai hình thức thu mua trên đều rất thuận lợi cho nông hộ trồng cao su, tuy nhiên đối với hình thức mua tại kho, nông hộ trồng cao su thường gặp khó khăn là đăng ký lịch cung ứng mủ. Chỉ có những nông hộ sản xuất ở gần mới có điều kiện đến kho thu mua đăng ký lịch cung ứng mủ cao su, phần lớn còn lại các hộ thường đưa mủ đến cổng kho sau đó mới thỏa thuận thời gian nhập hàng. Hình thức bán tại vườn, nông hộ trồng cao su gặp khó khăn là sản lượng mủ cao su ít, muốn bán được tại vườn thường phải có nhóm hộ tổ chức thôn, đội thu hoạch mới đủ trọng tải xe vận chuyển. Chính những khó khăn này làm giảm sản lượng cung ứng từ kênh nông hộ trồng cao su tiểu điền.

 Chính sách thu mua nguyên liệu trực tiếp từ nông hộ trồng cao su  Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra

Chủ thể hợp đồng là các nông hộ trồng cao su, đại diện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra là Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Đội sản xuất hoặc trưởng thôn hoặc UBND xã. Tuy nhiên, người đại diện ký hợp đồng với kho thu mua không thể tập hợp các chủ thể hợp đồng thu hoạch cùng một lúc để tạo ra một số lượng nguyên liệu mủ cao su đủ lớn (tối thiểu đủ trọng tải xe vận chuyển nhỏ nhất) tạo thành hàng hóa mua bán với bên bao tiêu sản phẩm (Kho thu mua).

Hợp đồng bao tiêu sản phẩm vừa đảm bảo đầu ra ổn định cho nông hộ sản xuất trồng cao su, vừa tạo được mối quan hệ gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Tuy nhiên, trong các vụ vừa qua, Nhà máy chưa chọn đúng đối tượng đại diện cho nông hộ sản xuất ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng cao su, dẫn đến kết quả là các hợp đồng đều không thực hiện được. Khi được hỏi thì phần lớn các hộ có nhu cầu ký hợp đồng bao tiêu với kho thu mua và đa số hộ muốn tự chủ động nguồn tiêu thụ sản phẩm mủ cao su. Vì vậy các kho thu mua cần tìm đúng đối tượng đại diện lợi ích cho người trồng và sản xuất mủ cao su để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

 Hỗ trợ giống phù hợp với cơ cấu giống cao su

UBND tỉnh Kon Tum hỗ trợ giống cao su theo cơ cấu giống cao su ban hanh đối với Tây nguyên cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng cao su, nhờ vậy đã góp phần tạo nền tảng ban đầu cho xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cao su của tỉnh.

Về khó khăn khi trồng và sản xuất mủ cao su , phần lớn các hộ cho thấy thiếu giống là khó khăn lớn nhất của họ. Nguyên nhân chủ yếu là do thu hoạch sớm, giống non không đảm bảo chất lượng, giống không phù hợp với đất và điều kiện canh tác nên không thể giữ giống lại trồng được hoặc sản phẩm mủ cao su không đủ đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thu mua. Bởi vậy, việc xây dựng quỹ hỗ trợ giống để cung ứng kịp thời khi nông hộ trồng và sản xuất thiếu giống cũng là vấn đề cần phải đặt ra.

 Đầu tư phân bón

Song song với chính sách hỗ trợ giống cao su, để phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh, công ty đã thực hiện chính sách đầu tư phân bón trả chậm và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các nông hộ trồng cao su.

Công ty đầu tư chủng loại, số lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật trồng cao su đã được ban hành của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum. Tất cả các nông hộ trồng cao su đều được đầu tư phân bón và bao tiêu sản phẩm, cuối vụ thu hoạch kho thu mua sẽ trừ vào tiền bán mủ. Tuy nhiên, rất nhiều diện tích không có khả năng trả nợ phân bón cho công ty, nguyên nhân là đại diện ký hợp đồng bao tiêu cũng là đơn vị nhận nợ đầu tư của công ty, sau đó phân phối về các nông hộ trồng cao su (chủ thể hợp đồng), khi hợp đồng không thực hiện, các nông hộ trồng cao su bán sản phẩm mủ cao su của mình cho các Nhà cung ứng và đại lý thu mua khác nên không thể thu được nợ đầu tư phân bón trả chậm. Công ty đã chấm dứt đầu tư phân bón trả chậm và dừng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

 Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm bón và cung cấp thông tin mua bán

Song song với việc ký hợp đồng bao tiêu và đầu tư phân bón trả chậm đến các nông hộ trồng cao su. Công ty tổ chức một đội ngũ nhân viên nông vụ bám sát các vườn, rừng trồng cao su để hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm bón và thu hoạch cho nông hộ, đồng thời cung cấp các thông tin về giá mua mủ cao su và hình thức thu mua của công ty. Qua quan sát cho thấy có rất nhiều hộ sản xuất theo kinh nghiệm, có hộ thực hiện theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp vàcó hộ kết hợp giữa kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật của Sở. Phần lớn các nông hộ chưa áp dụng kỹ thuật trồng, chủ yếu chỉ làm theo kinh nghiệm. Vì vậy, việc tăng cường công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật trồng cao su cả về tài liệu và mô hình điểm trong từng vùng nguyên liệu là hết sức cần thiết.

Chỉ có một số hộ có thông tin liên hệ với công ty, kho thu mua, trong khi có khá nhiều hộ không biết số điện thoại liên hệ với kho thu mua. Rất ít hộ nắm được thơng tin chính thức từ kho và phần lớn các hộ nắm thông tin giá cả mua bán qua kênh trung gian hoặc tham khảo giá qua nhiều nguồn.

Tăng cường thông tin, thông báo, phổ biến kỹ thuật trồng cao su, giá mua mủ và hình thức thu mua trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người trồng cũng là vấn đề cần quan tâm hơn nữa đối với công ty. Khi các nông hộ nắm được giá cả đầu ra tại kho thu mua thì họ mới có cơ sở đàm phán giá bán hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế sản xuất mang lại. Ngược lại, nếu thông tin chỉ nắm từ các nhà thu gom hoặc đại lý khác thì các nông hộ khó đàm phán được giá bán phù hợp.

b. Kênh thu mua nguyên liệu trực tiếp từ các cơng nhân nhận khốn

 Đặc điểm của các hộ nhận khoán

Hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp là những hộ gia đình, hộ công nhân tham gia nhận khoán vườn cây cao su của doanh nghiệp giao cho, là các hộ gia đình bỏ sức lao động và trí lực tham gia trông cao su trên đất của doanh nghiệp và cung cấp nguyên liệu (mủ cao su) phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm cao su của doanh nghiệp và tuân theo các chỉ tiêu định mức mã doanh nghiệp đặt ra.

Các hộ dân nhận khoán sẽ tiếp nhận quản lý, bảo vệ, chăm sóc vườn cây cao su do công ty giao khoán và hưởng công theo tỷ lệ giá trị mủ cao su nguyên liệu quy khô (thường thì dao động từ 35% - 40%).

 Hình thức thu mua

Thu mua trực tiếp tại vườn: Kho thu mua cử nhân viên nông vụ đến vườn cây để tập kết, thu mua mủ trực tiếp. Các nhân viên nông vụ cân hàng và chuyển mủ về kho, kiểm tra chất lượng mủ sau khi đã quy khô để hình thành nên giá trị mủ và tiến hành tính tốn công cho các hộ nhận khốn.

Tuy nhiên, hình thức thu mua này vẫn chưa phải là phương pháp tối ưu nhất vì việc kho thu mua cử nhân viên đến vườn cây thu mua trực tiếp thì các hộ nhận khốn không chủ động được trong khâu vận chuyển, sẽ mất thời gian chờ đợi nhập mủ, ảnh hưởng đến chất lượng của mủ và tiền công nhận được trên giá trị của mủ sẽ giảm.

 Chính sách thu mua nguyên liệu từ các hộ nhận khoán  Đầu tư vật tư, phân bón cho các hộ nhận khốn

Cung cấp đầy đủ vật tư theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật của công ty đã tính tốn. Hằng ngày cử cán bộ và xe vận chuyển đến từng đơn vị nghiệm thu đo hàm lượng, số lượng mủ.

Cơng ty đã cấp số lượng phân bón để đầu tư cho cao su, phổ biến là phân vi sinh và thuốc kích thích, mục đích nhằm tăng năng suất, sản lượng cao su. Bên cạnh đó, cịn đầu tư hàng tấn phân chuồng các loại cho vườn cao su. Nhờ đó vườn cao su phát triển tốt, cho năng suất và sản lượng cao. Đối với vật tư sản xuất, công ty cũng cung cấp cho hộ dân các vật tư như bát, máng, kiềng… công ty khuyến khích các hộ thay mới các vật tư đã cũ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu mủ cao su tại Công ty CP Vạn Lợi Kon Tum (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)