2.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA CÔNG TY
2.1.6. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Kết quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tổng doanh thu của công ty tăng từ 200,610 tỷ đồng lên 239,864 tỷ đồng, tăng khoảng 9% qua các năm. Có được mức tăng tổng doanh thu này là do doanh thu bán hàng và dịch vụ tăng đều từ 200,73 tỷ đồng lên 239,987 tỷ đồng (tăng 9% mỗi năm) và các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bị trả lại) tương đối ổn định. Cùng với đó là sự gia tăng của các khoản thu nhập khác (chủ yếu đến từ việc thanh lý tài sản như thanh lý vườn cây già, xe cũ), tuy chỉ chiếm khoảng 20% nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến tổng doanh thu chung của công ty.
Cùng với biến động của tổng doanh thu thì tổng chi phí cũng biến động tương ứng, cụ thể tổng chi phí của công ty trong thời gian này có sự gia tăng từ 152,88 tỷ đồng lên 190,054 tỷ đồng (tăng khoảng 11% - 12%). Yếu tố tác động chủ yếu là do giá nguyên vật liệu mủ cao su vì giai đoạn 2019 – 2021 là giai đoạn cả thế giới chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, các ngành nghề khác đều ảnh hưởng tuy nhiên ngành chế biên cao su lại không bị chịu ảnh hưởng mà ngược lại bởi nhu cầu sản xuất các mặt hàng phục vụ cho các công tác y tế tăng cao nên dẫn tới giá mủ cao su tăng mạnh. Bên cạnh chi phí mua mủ cao su làm nguyên liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong gia tăng tổng chi phí cịn có những chi phí khác như chi phí hoạt động tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp,…tuy nhiên mức gia tăng vẫn mang tính ổn định, phù hợp với các hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2019 – 2021
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2020/2019 Năm 2021/2020 Doanh thu thuần 200,613 219,315 239,847 9% 9%
Doanh thu bán hàng và
dịch vụ 200,731 219,443 239,987 9% 9% Các khoản giảm trừ
doanh thu 117,249 128,179 140,179 9% 9%
Tổng chi phí 152,881 170,513 190,055 12% 11% Tổng lợi nhuận trước
thuế 47,732 48,802 49,792 2% 2%
Thuế TNDN 11,933 12,201 12,448 2% 2%
Lợi nhuận sau thuế 35,799 36,602 37,344 2% 2%
Lợi nhuận trước thuế là hiệu số có được khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Trong giai đoạn 2019 – 2020, tổng doanh thu và tổng chi phí đều tăng, song mức tăng của tổng doanh thu so với mức tăng tổng chi phí không có sự chênh lệch lớn nên tổng lợi nhuận trước thuế của công ty trong giai đoạn này tăng đều và tăng từ 47,732 tỷ đồng lên 49,792 tỷ đồng.
Thuế là khoản tiền mà doanh nghiệp phải nợp vào ngân sách nhà nước, lượng tiền thuế phải nộp tỷ lệ thuận với tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và bằng tổng 25% tổng lợi nhuận trước thuế. Cùng với sự tăng lên của tổng lợi nhuận trước thuế, thuế doanh nghiệp phải nộp trong giai đoạn 2019 – 2020 cũng tăng từ 11,933 tỷ đồng lên 37,344 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế bằng tổng lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế doanh nghiệp phải nộp. Lợi nhuận trước thuế tăng làm thuế phải nộp cũng tăng nhưng mức tăng của thuế chỉ bằng 25% mức tăng của tổng lợi nhuận nên lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 35,799 tỷ đồng năm 2019 lên 37,344 tỷ đồng năm 2021.
Trên thị trường thế giới, giá cao su tăng mạnh trong đó nhu cầu từ các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc,…vẫn lớn có thể gây tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Lĩnh vực sản xuất của các nước tiếp tục hồi phục sau đại dịch Covid – 19 đặc biệt là ngành ô tô. Cuối năm 2020 đến năm 2021 là giai đoạn đánh dấu ngành ô tô hồi phục gần như khắp toàn cầu sau thời gian dài sa sút do dịch bệnh, việc tiêu thụ ô tô đặc biệt là xe chở khách của các nước tăng mạnh. Bên cạnh đó, việc sản xuất, xuất khẩu găng tay cao su, đồ bảo hộ phục vụ cho công tác y tế không ngừng tăng, chính những điều này mà mặc dù đang trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế nhưng ngành cao su vẫn có thể đứng vững, và làm tăng kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2019 – 2021.
2.1.7. Một số đặc điểm môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến công tác thu mua nguyên liệu mủ cao su
a. Môi trường vĩ mô
Môi trường Kinh tế
Thu nhập của nông dân được nâng cao, đầu tư thâm canh tăng vụ ngày càng được chú trọng. Điều đó làm cho năng suất trồng cao su ngày được nâng lên, giá thu mua nguyên liệu mủ cao su ổn định theo hướng tăng lên đã đem lại lợi nhuận đáng kể so với các loại cây trồng khác trên cùng một chân đất. Nguồn tiêu thụ mủ cao su ngày càng đa dạng, tạo tâm lý ổn định cho các nông hộ trồng mủ cao su về đầu ra của sản phẩm.
Sau nhiều năm rớt giá, từ đầu năm 2021 đến nay, giá cao su tăng cao, người dân và doanh nghiệp trong ngành cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum rất phấn khởi. Hiện nay, giá mủ cao su nước từ 310-330 đồng/độ, giá mủ cao su đông từ 12.000-15.000 đồng/kg. Với mức giá thế này, người dân có lãi ổn định. Không chỉ các hộ dân vui mừng mà các doanh nghiệp trồng và khai thác mủ cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng phấn khởi khi giá mủ cao su tăng, các công ty sẽ lãi cao từ đó ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với công ty về năng lực cạnh tranh thu mua nguồn nguyên liệu mủ cao su, ông Vũ Văn Đãn, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum khuyến cáo, đối với các hộ nông dân, các doanh nghiệp trồng cao su trên địa bàn tỉnh không nên thấy giá cao su tăng cao mà chạy theo mở rộng diện tích và sử dụng biện pháp nhằm tận thu cạn kiệt lượng mủ trong cây cao su. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ làm phá vỡ quy hoạch trồng cao su của tỉnh và làm cây cao su phát triển kém, năng suất thấp. Chi cục trồng trọt khuyến cáo người dân và doanh nghiệp tạm dừng không trồng mới cao su trong thời gian tới, không tái canh vườn cây hết tuổi khai thác ở những vùng đất không phù hợp trồng cây cao su, những vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ, rét đậm, rét hại, sương muối.
Song song với việc phát triển ngành cao su và vùng nguyên liệu cao su, vùng nguyên liệu trồng keo, tràm, mủ cao su và cà phê đang phát triển mạnh. Hiệu quả kinh tế cao đang là thách thức đối với vùng nguyên liệu trồng cao su. Môi trường kinh tế luôn biến động nhanh chóng, điều đó địi hịi bộ phận quản lý thu mua của công ty phải tiếp cận và nắm bắt nhanh để điều chỉnh hoạt động thu mua của mình thích ứng với môi trường.
Môi trường Chính trị - Pháp luật
Trong những năm gần đây, luật pháp quy định về kinh doanh đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Điều đó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra những cơ hội lớn về thị trường đầu ra cho các sản phẩm trong đó có sản phẩm cao su sang các nước và khu vực có nhu cầu lớn như Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Hàn Quốc… Bên cạnh những thuận lợi, hàng hóa của Việt Nam có điều kiện tiếp cận với thị trường nước ngồi thì hàng hóa trong nước cũng gặp phải sự cạnh tranh với hàng hóa các nước trên thế giới.
Môi trường Văn hóa
Trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao là điều kiện tốt giúp công ty có cơ hội tuyển dụng lao động có chất lượng tốt hơn và giữ người tài làm việc tại công ty khó hơn. Khi người dân dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật trồng cao su, cạo mủ cao su cũng như các loại cây khác thì năng suất và hiệu quả sẽ được nâng cao. Hiệu quả của cây trồng nào cao người dân sẽ chọn lựa để trồng thâm canh, cây trồng nào có hiệu quả thấp thì bị loại bỏ. Vì vậy, việc thu mua nguyên liệu mủ cao su phải đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định và bằng hoặc cao hơn hiệu quả kinh tế các loại cây trồng khác mới có thể duy trì và phát triển được vùng nguyên liệu của công ty.
Môi trường Khoa học - Công nghệ
Sản xuất, chế biến cao su từ mủ cao su tươi đòi hỏi công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng điện và nhiệt. Trong điều kiện hiện tại, khoa học phát triển nhanh tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp nhanh chóng cải tiến công nghệ của dây chuyền sản xuất, đặc biệt là chuyển hệ thống sấy dùng nhiệt đốt từ dầu FO sang dùng nhiệt đốt từ than đá, chi phí ước tính giảm khoảng 03 lần so với việc sấy dùng nhiệt từ dầu FO.
b. Môi trường vi mô
Khách hàng cung ứng nguyên liệu
Sản lượng nguyên mủ cao su thu mua ở các kho chủ yếu từ 03 nhóm chính là thu mua trên diện tích rừng của công ty, từ nông hộ trồng cao su và nhóm các đại lý thu gom mủ cao su.
Nguồn thu mua trực tiếp từ nông hộ trồng cao su chủ yếu là các nông hộ có diện tích trồng cao su lớn, sản lượng thu hoạch nhiều và những nông hộ trồng cao su có cự ly vận chuyển gần kho thu mua. Đặc điểm của vùng nguyên liệu cao su ở tỉnh Kon Tum là có quy mô nhỏ và nằm rải rác. Diện tích bình qn mỗi nông hộ trồng cao su ở đồi núi, vùng sâu bằng khoảng 2 sào đến 5 sào. Mỗi nông hộ trồng trồng cao su khi thu hoạch, sản lượng không đủ thuê xe vận chuyển đến bán tại kho thu mua. Vì vậy, đội ngũ nhà cung ứng là những người đứng ra thu gom mủ từ nhiều nông hộ, hoặc các nông hộ sẽ bán cho các nhà thu gom ở địa phương.
Nguồn thu mua từ những đại lý thu mua mủ cao su khác, lượng mủ cao su mà các đại lý thu mua bán cho công ty có từ hai nguồn, bao gồm đi thu mua từ các hộ nông dân và từ mủ thu hoạch được từ chính gia đình họ.
Đối thủ cạnh tranh trên thị trường thu mua nguyên liệu
Trên cùng địa bàn công ty trú đóng, có gần 10 nhà máy của các doanh nghiệp nên việc cạnh tranh trong việc thu mua mủ nguyên liệu là rất gay gắt. Cùng với Công ty Vạn Lợi, các công ty có chung ngành nghề cũng thu mua mủ cao su để phục vụ cho công tác sản xuất, năng lực thu mua thể hiện ở quy mô của mỗi công ty như diện tích rừng cao su, các chính sách thu mua, năng lực thương lượng của đội ngủ quản lý, khả năng dự báo nhu cầu, cũng như công tác quản trị tồn kho, sản xuất,…
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có 6 nhà máy sơ chế mủ cao su với tổng cơng suất 49.500 tấn/năm trong đó:
+ Nhà máy chế biến mủ cao su Ya Chim của công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum 10.500 tấn/năm
+ Nhà máy chế biến mủ cao su của công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum tại huyện Ngọc Hồi 4.500 tấn/năm
+ Nhà máy chế biến mủ cao su của công ty CP Vạn Lợi 7.000 tấn/năm
+ Nhà máy chế biến mủ cao su của công ty TNHH MTV 732 (Binh đoàn 15) là 5.000 tấn/năm
+ Nhà máy chế biến cao su của công ty TNHH MTV 78 (Binh đoàn I5) là 4.000 tấn/năm
+ Nhà máy chế biến mủ cao su của công ty TNHH MTV Thuận Lợi là 19.500 tấn/năm).
Các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh chỉ sơ chế cao su cốm và tờ chưa có các nhà máy chế biến tinh và chế biến sâu.
Việc cạnh tranh thu mua mủ nguyên liệu của công ty cũng xảy ra trong thu mua mủ cao su từ các hộ tiểu điền trong tỉnh nhằm tăng sản lượng chế biến. .Đối với mủ cao su
sau khi khai thác được, người trồng cao su bán cho các thương lái thu mua mủ trong và ngoài tỉnh hoặc bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh dưới các dạng mủ nước, mủ đông, mủ tạp. Công ty phải cạnh tranh với các tư thương thu mua mủ cao su kinh doanh và thường xuyên bị các tư thương này ép giá. Công ty cùng với các doanh nghiệp chế biến mủ cao su khác đã có kiến nghị lên ủy ban đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trong thu mua mủ cao su từ các hộ tiểu điền.
2.2. THỰC TRẠNG VÙNG NGUYÊN LIỆU MỦ CAO SU CỦA CÔNG TY 2.2.1. Giống cao su 2.2.1. Giống cao su
Hiện nay, một số giống cao su chủ lực đang được trồng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến mủ cao su ở nước ta, gồm:
Giống cao su PB235: Xuất xứ từ Malaysia, giống cao su này có cành phụ tự rụng, tạo thân chính thẳng cao, do vậy cho trữ lượng gỗ lớn. Không thích hợp khai thác với cường độ cạo cao và kích thích nhiều, vì dễ bị bệnh khô. Năng suất thay đổi theo điều kiện môi trường và từng năm. Sản lượng cao và sớm ở vùng thuận lợi, đạt trung bình ở vùng bất thuận. Trong 12 năm đầu năng suất bình quân 1,6 tấn/ha/năm, sản lượng PB235 tập trung vào những tháng cuối năm.
Giống cao su RRIV 209: là giống cao su lai tạo trong nước, cụ thể tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Được lai tạo từ vụ lai 1994, chọn lọc, khảo nghiệm tại nhiều vùng trồng cao su tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Được khuyến cáo trồng đại trà ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Có thân thẳng, trịn, nhiều cành nhỏ, có tán cân đối. Tăng vanh khá tốt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng như giai đoạn khai thác. Đặc biệt có trữ lượng gỗ cao về cuối chu kỳ khai thác tương đương hoặc hơn so với PB 235. Năng suất, sản lượng mủ cao và sớm, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 3 tấn/ha/năm ở năm cạo thứ 3 với các chế độ kích thích theo qui trình.
Giống cao su RRIV 106: là giống được lai tạo trong nước, có xuất xứ từ Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Là một trong những giống lâu đời trong các giống cao su được khuyến cáo. Có thân thẳng trịn, nhiều cành nhỏ, tán cân đối. Chiều cao trung bình, ít cong nghiêng, độ dày vỏ trên vỏ nguyên sinh và tái sinh ở mức trung bình. Năng suất RRIV 106 đạt rất cao, có thể đạt từ 2,5 đến 3 tấn/ha/năm với chế độ kích thích mủ đúng qui trình. Năng suất khá ổn định tại các vùng khô hạn như Bình Thuận, Ngọc Hồi – Kom Tum.
Giống cao su RRIV 103: Được lai tạo tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam từ năm 1982. giống RRIV 103 nằm trong bảng 2 vùng Tây Nguyên cơ cấu giống giai đoạn 2011 – 2015. Hiện nay, RRIV 103 đang được khuyến cáo là giống trồng đại trà tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2022 – 2026. Có thân thẳng, tán cao, rậm và xanh đậm, tăng vanh khá tốt trong giai đoạn khai thác mủ cao su. Năng suất RRIV 103 đạt khá cao ở khu vực Đông Nam Bộ với năng suất khoản 2,5 tấn/ha/năm ở chế độ kích thích mủ. Duy trì năng suất khá tại các vùng trồng khuyến cáo tại Tây Nguyên trung bình đạt từ 1,6 tấn/ha/năm. Giống RRIV 103 đáp ứng với chế độ cạo kích thích khá tốt.
Giống cao su RRIM 600: Xuất xứ Malaysia. Thân thẳng, phân cành lớn tập trung, tán rộng, vỏ dày trung bình, dễ cạo. Sinh trưởng trong thời gian KTCB đạt mức trung bình. Tăng trưởng khi cạo khá. Năng suất khá cao và ổn định trên nhiều vùng. Năng suất