2.3. THỰC TRẠNG THU MUA NGUYÊN LIỆU MỦ TẠI CÔNG TY
2.3.6. Hệ thống kênh thu mua nguyên liệu mủ cao su của Công ty
a. Kênh thu mua nguyên liệu trực tiếp từ hộ trồng cao su
Đặc điểm của các hộ trồng cao su tiêu thụ tại kho
Các hộ trực tiếp bán mủ nguyên liệu cho kho thu mua của công ty chủ yếu là các hộ có cự ly vận chuyển từ nơi trồng đến kho thu mua gần.
Các hộ có số lượng nguyên liệu mủ cao su ít do diện tích trồng hạn chế, sản phẩm không đủ trọng tải của xe nên cũng thường đem sản phẩm của mình đến trực tiếp cung cấp cho kho thu mua.
Ngoài ra, nhiều trường hợp do ảnh hưởng của thời tiết, diện tích cao su bị nhiễm bệnh buộc các hộ trồng cao su phải thu hoạch cùng lúc trên nhiều vùng, cần bán sản phẩm với số lượng lớn, các nhà thu gom thu mua không kịp, nên hộ cũng mang trực tiếp đến bán tại kho thu mua.
Hình thức thu mua
Đối với nguồn nguyên liệu mủ cao su trực tiếp từ các hộ trồng cao su, các kho thu mua của công ty tổ chức thu mua theo hai hình thức: mua tại kho và mua tại vườn của nông dân.
Mua tại kho Nhà máy: Nông hộ trồng cao su đăng ký lịch cung ứng với kho thu
mua về sản lượng và thời gian cung ứng. Sau khi hai bên thỏa thuận được thời gian và sản lượng cung ứng mỗi ngày, nông hộ tổ chức thu hoạch và vận chuyển mủ cao su đến bán tại kho.
Mua tại vườn: Nông hộ trồng cao su thu hoạch và tập kết mủ tại nơi xe có trọng tải
5 tấn vào được, kho thu mua cử nhân viên nông vụ đến cân hàng và thanh toán tiền hàng tại điểm tập kết.
Hai hình thức thu mua trên đều rất thuận lợi cho nông hộ trồng cao su, tuy nhiên đối với hình thức mua tại kho, nông hộ trồng cao su thường gặp khó khăn là đăng ký lịch cung ứng mủ. Chỉ có những nông hộ sản xuất ở gần mới có điều kiện đến kho thu mua đăng ký lịch cung ứng mủ cao su, phần lớn còn lại các hộ thường đưa mủ đến cổng kho sau đó mới thỏa thuận thời gian nhập hàng. Hình thức bán tại vườn, nông hộ trồng cao su gặp khó khăn là sản lượng mủ cao su ít, muốn bán được tại vườn thường phải có nhóm hộ tổ chức thôn, đội thu hoạch mới đủ trọng tải xe vận chuyển. Chính những khó khăn này làm giảm sản lượng cung ứng từ kênh nông hộ trồng cao su tiểu điền.
Chính sách thu mua nguyên liệu trực tiếp từ nông hộ trồng cao su Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra
Chủ thể hợp đồng là các nông hộ trồng cao su, đại diện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra là Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Đội sản xuất hoặc trưởng thôn hoặc UBND xã. Tuy nhiên, người đại diện ký hợp đồng với kho thu mua không thể tập hợp các chủ thể hợp đồng thu hoạch cùng một lúc để tạo ra một số lượng nguyên liệu mủ cao su đủ lớn (tối thiểu đủ trọng tải xe vận chuyển nhỏ nhất) tạo thành hàng hóa mua bán với bên bao tiêu sản phẩm (Kho thu mua).
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm vừa đảm bảo đầu ra ổn định cho nông hộ sản xuất trồng cao su, vừa tạo được mối quan hệ gắn kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Tuy nhiên, trong các vụ vừa qua, Nhà máy chưa chọn đúng đối tượng đại diện cho nông hộ sản xuất ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng cao su, dẫn đến kết quả là các hợp đồng đều không thực hiện được. Khi được hỏi thì phần lớn các hộ có nhu cầu ký hợp đồng bao tiêu với kho thu mua và đa số hộ muốn tự chủ động nguồn tiêu thụ sản phẩm mủ cao su. Vì vậy các kho thu mua cần tìm đúng đối tượng đại diện lợi ích cho người trồng và sản xuất mủ cao su để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Hỗ trợ giống phù hợp với cơ cấu giống cao su
UBND tỉnh Kon Tum hỗ trợ giống cao su theo cơ cấu giống cao su ban hanh đối với Tây nguyên cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng cao su, nhờ vậy đã góp phần tạo nền tảng ban đầu cho xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cao su của tỉnh.
Về khó khăn khi trồng và sản xuất mủ cao su , phần lớn các hộ cho thấy thiếu giống là khó khăn lớn nhất của họ. Nguyên nhân chủ yếu là do thu hoạch sớm, giống non không đảm bảo chất lượng, giống không phù hợp với đất và điều kiện canh tác nên không thể giữ giống lại trồng được hoặc sản phẩm mủ cao su không đủ đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thu mua. Bởi vậy, việc xây dựng quỹ hỗ trợ giống để cung ứng kịp thời khi nông hộ trồng và sản xuất thiếu giống cũng là vấn đề cần phải đặt ra.
Đầu tư phân bón
Song song với chính sách hỗ trợ giống cao su, để phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh, công ty đã thực hiện chính sách đầu tư phân bón trả chậm và ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho các nông hộ trồng cao su.
Công ty đầu tư chủng loại, số lượng phân bón theo quy trình kỹ thuật trồng cao su đã được ban hành của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum. Tất cả các nông hộ trồng cao su đều được đầu tư phân bón và bao tiêu sản phẩm, cuối vụ thu hoạch kho thu mua sẽ trừ vào tiền bán mủ. Tuy nhiên, rất nhiều diện tích không có khả năng trả nợ phân bón cho công ty, nguyên nhân là đại diện ký hợp đồng bao tiêu cũng là đơn vị nhận nợ đầu tư của công ty, sau đó phân phối về các nông hộ trồng cao su (chủ thể hợp đồng), khi hợp đồng không thực hiện, các nông hộ trồng cao su bán sản phẩm mủ cao su của mình cho các Nhà cung ứng và đại lý thu mua khác nên không thể thu được nợ đầu tư phân bón trả chậm. Công ty đã chấm dứt đầu tư phân bón trả chậm và dừng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm bón và cung cấp thông tin mua bán
Song song với việc ký hợp đồng bao tiêu và đầu tư phân bón trả chậm đến các nông hộ trồng cao su. Công ty tổ chức một đội ngũ nhân viên nông vụ bám sát các vườn, rừng trồng cao su để hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm bón và thu hoạch cho nông hộ, đồng thời cung cấp các thông tin về giá mua mủ cao su và hình thức thu mua của công ty. Qua quan sát cho thấy có rất nhiều hộ sản xuất theo kinh nghiệm, có hộ thực hiện theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp vàcó hộ kết hợp giữa kinh nghiệm và hướng dẫn kỹ thuật của Sở. Phần lớn các nông hộ chưa áp dụng kỹ thuật trồng, chủ yếu chỉ làm theo kinh nghiệm. Vì vậy, việc tăng cường công tác đào tạo và chuyển giao kỹ thuật trồng cao su cả về tài liệu và mô hình điểm trong từng vùng nguyên liệu là hết sức cần thiết.
Chỉ có một số hộ có thông tin liên hệ với công ty, kho thu mua, trong khi có khá nhiều hộ không biết số điện thoại liên hệ với kho thu mua. Rất ít hộ nắm được thơng tin chính thức từ kho và phần lớn các hộ nắm thông tin giá cả mua bán qua kênh trung gian hoặc tham khảo giá qua nhiều nguồn.
Tăng cường thông tin, thông báo, phổ biến kỹ thuật trồng cao su, giá mua mủ và hình thức thu mua trên các phương tiện thông tin đại chúng đến người trồng cũng là vấn đề cần quan tâm hơn nữa đối với công ty. Khi các nông hộ nắm được giá cả đầu ra tại kho thu mua thì họ mới có cơ sở đàm phán giá bán hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế sản xuất mang lại. Ngược lại, nếu thông tin chỉ nắm từ các nhà thu gom hoặc đại lý khác thì các nông hộ khó đàm phán được giá bán phù hợp.
b. Kênh thu mua nguyên liệu trực tiếp từ các công nhân nhận khoán
Đặc điểm của các hộ nhận khoán
Hộ nhận khoán trồng cao su của doanh nghiệp là những hộ gia đình, hộ công nhân tham gia nhận khốn vườn cây cao su của doanh nghiệp giao cho, là các hộ gia đình bỏ sức lao động và trí lực tham gia trông cao su trên đất của doanh nghiệp và cung cấp nguyên liệu (mủ cao su) phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm cao su của doanh nghiệp và tuân theo các chỉ tiêu định mức mã doanh nghiệp đặt ra.
Các hộ dân nhận khoán sẽ tiếp nhận quản lý, bảo vệ, chăm sóc vườn cây cao su do công ty giao khoán và hưởng công theo tỷ lệ giá trị mủ cao su nguyên liệu quy khô (thường thì dao động từ 35% - 40%).
Hình thức thu mua
Thu mua trực tiếp tại vườn: Kho thu mua cử nhân viên nông vụ đến vườn cây để tập kết, thu mua mủ trực tiếp. Các nhân viên nông vụ cân hàng và chuyển mủ về kho, kiểm tra chất lượng mủ sau khi đã quy khô để hình thành nên giá trị mủ và tiến hành tính tốn công cho các hộ nhận khốn.
Tuy nhiên, hình thức thu mua này vẫn chưa phải là phương pháp tối ưu nhất vì việc kho thu mua cử nhân viên đến vườn cây thu mua trực tiếp thì các hộ nhận khốn không chủ động được trong khâu vận chuyển, sẽ mất thời gian chờ đợi nhập mủ, ảnh hưởng đến chất lượng của mủ và tiền công nhận được trên giá trị của mủ sẽ giảm.
Chính sách thu mua nguyên liệu từ các hộ nhận khoán Đầu tư vật tư, phân bón cho các hộ nhận khốn
Cung cấp đầy đủ vật tư theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật của công ty đã tính tốn. Hằng ngày cử cán bộ và xe vận chuyển đến từng đơn vị nghiệm thu đo hàm lượng, số lượng mủ.
Công ty đã cấp số lượng phân bón để đầu tư cho cao su, phổ biến là phân vi sinh và thuốc kích thích, mục đích nhằm tăng năng suất, sản lượng cao su. Bên cạnh đó, cịn đầu tư hàng tấn phân chuồng các loại cho vườn cao su. Nhờ đó vườn cao su phát triển tốt, cho năng suất và sản lượng cao. Đối với vật tư sản xuất, công ty cũng cung cấp cho hộ dân các vật tư như bát, máng, kiềng… công ty khuyến khích các hộ thay mới các vật tư đã cũ, hỏng, nhằm nâng cao các dụng cụ sản xuất, tạo sự phấn khởi trong các hộ nhận khoán. Mặc dù số tiền đầu tư không lớn nhưng với chủ trương này đã làm cho nhiều hộ phấn khởi, tăng gia sản xuất chăm sóc vườn cây và nâng cao năng suất cạo mủ đảm bảo vượt sản lượng khoán của công ty.
Tuy nhiên chính sách trên vẫn cịn sinh ra bất cập, thời gian cung cấp phân bón hay vật tư chậm so chính sách đề ra ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng phát triển của cao su. Xảy ra nguyên nhân này là do ban đầu công ty có chủ trương cấp tiền trực tiếp để các hộ nhận khoán tự chủ động mua phân bón vật tư theo giá thị trường địa phương cho phù hợp, tuy nhiên do công ty e sợ nhiều hộ không mua phân bón vật tư mà dùng tiền vào mục đích khác, sẽ ảnh hưởng đến năng suất cao su. Vì thế công ty quyết định cung cấp vật tư phân bón bằng hiện vật và điều đó đã làm chậm thời gian cung cấp cho các hộ
nhận khoán. Đây là kinh nghiệm mà công ty cần rút ra để các quyết định về sau kịp thời, hợp lý, đặc biệt những vấn đề liên quan đến hộ và sản xuất kinh doanh cao su.
c. Kênh thu mua nguyên liệu trực tiếp từ các đại lý thu gom
Đặc điểm của các đại lý thu gom
Các hộ nông dân có diện tích vườn nhỏ, sản lượng mủ thu được ít, không có phương tiện vận chuyển mủ hay vị trí vườn nằm xa so với kho thu mua thi sẽ bán mủ cho các nhà thu gom trong địa phương. Các nhà thu gom là những người xuất thân từ nông dân, do lượng vốn lớn, có quan hệ thân quen với các hộ nông dân nên thu mua mủ của hộ nông dân, hoặc mở địa điểm thu gom trong địa phương nơi gần các vườn cây của hộ dân để thu mua, sau đó bán lại cho công ty với số lượng lớn thường khoảng trên 1-4 tấn/1 lần. Họ thường sử dụng các phương tiện vận chuyển thô sơ như xe máy hoặc xa tôi đến từng nhà hộ nông dân để mua mủ rồi thuê xe của công ty để vận chuyển mủ từ kho của gia đình đến nhà máy chế biến. Sau khi thu mua cao su từ hộ gia đình nơng dân, các nhà thu gom sẽ tiêu thụ mủ theo cách:
Bán cho các đại lý thu gom lớn khác trên địa bàn: Sau khi mua mủ cao su từ các hộ, các nhà thu gom nhỏ sẽ bán lại cho các nhà thu gom lớn trong địa bàn. Kênh này diễn ra trên tất cả các huyện trong tỉnh và được áp dụng đối với các nhà thu gom có vốn nhỏ.
Bán trực tiếp cho công ty: Các nhà thu gom nhỏ sẽ trực tiếp bán mủ cho các nhà máy chế biến. Bán mủ theo cách này các nhà thu gom sẽ có thu nhập cao hơn so với bán qua các nhà thu gom lớn.
Hình thức thu mua
Các kho thu mua của công ty trực tiếp tổ chức mua nguyên liệu mủ cao su từ những người thu gom ngay tại kho. Căn cứ bảng giá mua mủ niêm yết tại kho, nhà thu gom đăng ký lịch nhập mủ tại kho thu mua hoặc thông qua nhân viên nông vụ phụ trách địa bàn.
Hình thức mua bán trên không tạo ra được mối quan hệ bền vững giữa kho thu mua/công ty và các nhà thu gom. Nhà thu gom có sản phẩm cùng một lúc có thể tiêu thụ sản phẩm thu gom của mình cho nhiều đối tượng khác nhau. Sản lượng nguyên liệu mủ của kho nguyên liệu được thu mua từ các nhà thu gom trong khi giữa các kho và các nhà thu gom chưa hề thiết lập được cơ chế ràng buộc và quan hệ chặt chẽ về mua bán hàng hóa giữa các bên. Vì vậy, để tăng sản lượng mua bán giữa hai bên cần ràng buộc nhau bằng hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng nguyên tắc, sản lượng cung ứng theo đăng ký thỏa thuận từng thời kỳ cụ thể.
Chính sách thu mua nguyên liệu của Nhà máy đối với nhà thu gom Trợ cước vận chuyển
Công ty có đưa ra chính sách trợ cước vận chuyển tại các địa điểm thu gom. Mục đích của trợ cước vận chuyển này là cạnh tranh với giá thu mua của các nhà máy chế biến khác.
Nhược điểm của chính sách này là việc xác định nguồn gốc mủ của các hộ nông dân rất khó khăn, nhân viên nông vụ phụ trách địa bàn không thể nắm chính xác nguồn gốc
thu mua của từng nhà cung ứng. Đặc biệt là khi sản lượng có trợ cước vận chuyển đi ngang qua các vùng không có trợ cước vận chuyển làm lẫn lộn hoặc các nhà thu gom cố tình trộn lẫn giữa hai nguồn này.
Ưu điểm của chính sách này tạo được một mức giá hợp lý giữa các vùng nguyên liệu. Đảm bảo được hiệu quả sản xuất và kinh doanh mủ cao su mủ nguyên liệu trên toàn vùng nguyên liệu của người sản xuất và người thu gom. Đồng thời đảm bảo được năng lực cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh khác tại các vùng nguyên liệu ở xa.
Hỗ trợ giá theo sản lượng cung ứng
Công ty thực hiện chính sách trợ giá theo sản lượng cung ứng, mục đích nhằm tăng năng lực thu mua của mỗi nhà thu gom và khuyến khích nông hộ trồng cao su tăng năng suất thu hoạch để tăng năng lực thu mua so với các đối thủ cạnh tranh khác. Hình thức tổ chức là nhà thu gom nào nhập đủ sản lượng trong thời gian ngắn, thì các kho thu mua của công ty sẽ thanh tốn hỗ trợ thêm cho tồn bộ sản lượng nhập.