2.3. THỰC TRẠNG THU MUA NGUYÊN LIỆU MỦ TẠI CÔNG TY
2.3.7. Phương tiện vận chuyển và hệ thống kho bãi phục vụ công tác thu mua
* Phương tiện vận chuyển
Hiện tại công ty sử dụng xe tải để phục vụ cho việc vận chuyển mủ từ kho chứa của các đại lý thu mua đến kho thu mua của công ty - đây là phương tiện thích hợp với khối lượng khối hàng cần vận chuyển lớn, nhanh gọn, kịp thời và tiết kiệm thời gian vận chuyển, hạn chế hao hụt và nâng cao mối quan hệ giữa công ty và các đại lý thu mua.
* Hệ thống kho bài
Với đặc tính của mủ tạp cao su là có thể dự trữ trong thời gian dài trước khi chế biến. Sau khi tiếp nhận, mủ sẽ được tập trung tại nhà chứa của công ty được xây dựng gắn liền với nhà xưởng sản xuất. Tại đây mũ được dự trữ khoảng 5-10 ngày để đủ số lượng đưa vào sản xuất. Nhà chứa mủ tạp cao su thu mua có nền bằng xi măng, có mái che tránh mưa nắng, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mủ gây hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng mủ, phải khô ráo.
2.3.8. Công tác tiếp nhận và dự trữ mủ cao su
a. Công tác tiếp nhận mủ cao su
Các kho thu mua của công ty sẽ tiến hành thu mua mủ cao su hàng ngày từ 6h-18h nên người dân hoặc các đại lý thu mua có thể đem mủ đến bất cứ lúc nào. Khi người dân hoặc xe tải của công ty đưa mủ vào bãi, đại lý thu mua và công nhân sẽ bốc dỡ xuống, tiến hành cân bằng cân tấn để xác định trọng lượng. Đặc điểm mủ tạp có chứa nhiều tạp chất: cát, đất, rác... nên trước khi đưa vào tồn trữ và sản xuất, mù tạp phải được phân loại và nhặt bỏ rác thải lẫn trong nguyên liệu.
Kiểm tra chất lượng mủ tạp thu mua: công việc này được thực hiện bởi bộ phận kiểm tra mủ của các kho thu.
Đối với các hộ nông dân bán mủ trực tiếp: Sau kiểm tra và đánh giá chất lượng
mủ bằng cảm quang, nếu hộ nông dân đồng ý thì sẽ tiến hành định giá và thanh toán ngay, nếu không đồng ý sẽ tiến hành thử mẫu để định giá. Nguyên tắc thử mẫu là kiểm tra đại diện: kiểm tra hàm lượng mủ khô DRC (%) = 90%TSC (khối lượng chất rắn trong mủ nước)) của khối mủ mẩu, kết quả kiểm tra mẫu đại diện là kết quả đánh giá toàn bộ khối lượng mủ tạp cao su thu mua.
Đối với các hộ nhận khốn và đại lý thu mua thì thường không tiến hành thử mẫu
trực tiếp mà chi cần đo số lượng sẽ nhận được phiếu nhập hàng, sau khi chế biến dựa vào thành phẩm để định giá.
Tóm lại công tác tiếp nhận mủ cao su của công ty được tiến hành khá đơn giản, và dễ dàng thực hiện, do đó tiết kiệm được thời gian thu mua cho cả đại lý, hộ nông dân bán mủ.
b. Công tác dự trữ mủ cao su
Mủ tạp cao su sau khi thu mua sẽ được đưa vào nhà chứa mủ sau được phân loại, phân lô. Công nhân sẽ tiến hành nhặt rác, bọc nilon, dây bao, dăm cây... ở khối mủ tạp thu mua. Chiều cao lớp mủ tạp tồn trữ không cao quá 1m, trong thời gian tồn trữ cần phải xáo trộn để đảm bảo độ đồng đều cho nguyên liệu. Thời gian tồn trữ tại nhà máy không được quá 15 ngày. Công ty thường tồn trữ 5-10 ngày để có đủ số lượng cho mỗi lần chế biến nên không tốn chi phi bảo quản. Mủ sau khi đã kiểm tra, xử lý sẽ tiến hành ủ mủ, thời gian ủ ít nhất là 10 ngày và được cắm bảng theo dõi tưới nước 1 ngày 2 lần theo từng lô, không đạt thì cho ủ lại.
2.3.9. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên
Công tác quản lý vùng nguyên liệu của nhà máy được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên các kho thu mua. Nhiệm vụ và quyền hạn của đội ngũ này được công ty quy định như sau:
Về nhiệm vụ
Kiểm tra và hướng dẫn bà con nông dân nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su, tổ chức tuyên truyền vận động và hướng dẫn cho nông dân
Thường xuyên kiểm tra các vùng nguyên liệu trồng cao su để phát hiện kịp thời những mầm bệnh để hướng dẫn nông dân có biện pháp khắc phục.
Thường xuyên kiểm tra vùng nguyên liệu mình phụ trách để có kế hoạch phát phiếu thu hoạch cho bà con nông dân khi đến độ thu hoạch.
Tuyên truyền sâu rộng các chủ trương chính sách đầu tư của Ủy ban tỉnh, Sở ban ngành và công ty đến từng thôn, xóm trong vùng nguyên liệu.
Theo dõi các chính sách đầu tư của các cây nguyên liệu khác để tham mưu cho lãnh đạo, đề xuất các chính sách đầu tư hợp lý giữ vùng nguyên liệu sản ổn định.
Thường xuyên kiểm tra năng suất, chất lượng từng loại giống cao su khác để chọn loại giống có tính ưu việt hơn, cho năng suất mủ khai thác nhiều hơn.
Lập kế hoạch thu hoạch từng tháng, quý, năm cân đối để bố trí trồng tái vụ, thường xuyên có nguyên liệu cho nhà máy hoạt động.
Điều tra nắm rõ, cụ thể diện tích trồng cao su từng hộ trên địa bàn mình phụ trách nhằm kiểm sốt vùng ngun liệu.
9 Về quyền hạn
Có thể thay mặt Lãnh đạo tổ chức các buổi họp dân tại các thôn, xóm để tuyên truyền và phổ biên các chủ trương chính sách của công ty trong việc phát triển vùng nguyên liệu.
Kiểm tra diện tích đất, khả năng lao động, tiềm năng đất đai để tham mưu cho Lãnh đâọ đầu tư hoặc không đầu tư.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU MỦ CAO SU CỦA CÔNG TY SU CỦA CÔNG TY
2.4.1. Những mặt đã làm được
Qua quá trình phân tích cơng tác thu mua nguyên liệu mủ cao su của công ty CP Vạn Lợi Kon Tum, có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Xây dựng kế hoạch thu mua mủ cao su
Công ty đã bước đầu xây dựng được một hệ thống định mức tiêu dùng mủ tạp cao su làm nguyên liệu tương đối hồn chỉnh, thực hiện công tác định mức đã góp phần xây dựng kế hoạch thu mua và dự trữ mủ cao su đạt hiệu quả.
Công tác thu mua mủ cao su
Với 2 hình thức thu mua mủ chính là thông qua đại lý thu mua và mua trực tiếp từ các hộ nông dân, công ty đã tận dụng được triệt để các nguồn cung cấp mủ tạp cao su làm nguyên liệu đảm bảo sản xuất cho công ty.
Công ty đã thiết lập được mạng lưới thu mua mù tạp cao su trên các huyện, xã thuộc đại bàn tỉnh Kon Tum đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất. Một vài chính sách nhằm phát triển và ổn định nguồn mủ tạp cao su phục vụ sản xuất đã được công ty áp dụng.
Chính sách giá cả được công ty sử dụng linh hoạt theo giá thị trường chỉ đảm bảo lợi ích cho cả công ty và các đại lý thu mua cũng như các trong đó có chính sách giá cự ly vận chuyển.
Việc duy trì các mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đại lý thu mua để có được nguồn nguyên liệu mủ cao su ổn định đã được công ty coi trọng và thực hiện có hiệu quả bước đầu thông qua các chính sách hỗ trợ theo sản lượng cung ứng.
Hình thức thanh tốn bằng tiền mặt cho các hộ nông dân và các đại lý thu mua đang được áp dụng có hiệu quả và được ủng hộ vì thuận lợi và nhanh chóng trong thủ tục, trong việc hoàn vốn kinh doanh cho họ.
Với việc hỗ trợ xe tải vận chuyển mủ cho các đại lý đã giúp cho quá trình thu mua mủ tạp cao su của công ty diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn và góp phần giảm thiểu việc các đại lý bán mũ cho các công ty khác.
Công ty đã sử dụng hợp lý số lượng công nhân phục vụ công tác thu mua mủ tạp với việc sử dụng lao động nhận khoán, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời tiết kiệm được chi phí lao động cho công ty.
Công tác tiếp nhận và dự trữ mủ cao su
Nhìn chung, công tác tiếp nhận mủ cao su tại các nhà kho thu mua của công ty diễn ra khá đơn giản, thuận tiện, các thủ tục không quá rườm rà. Khi các hộ nông dân hay đại lý đến bán mủ các công nhân tiến hành phụ giúp bốc đỡ, cân đo số lượng, kiểm tra thử chất lượng (nếu cần), đưa mủ tạp vào bãi chứa, thanh toán tiền hoặc đưa phiếu nhập hàng cho người bán.
Với nhà chứa mủ tạp cao su thu mua rộng rãi, đảm bảo tính khô ráo, thống, đủ ánh sáng,…công ty có đủ không gian để chứa mủ vào bãi chứa, thanh toán tiền hoặc đưa phiếu nhập hàng cho người bán.
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm mủ cao su thu mua
Công ty đã thực hiện công tác trưng thu các mủ tạp có chất lượng kém hơn vào mùa không có mủ thu mua, điều này đã góp phần tăng thu nhập cho công ty và vận dụng được sức lao động của các công nhân vào thời gian bảo dưỡng máy móc.
2.4.2. Những vấn đề còn hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác quản trị mủ cao su làm nguyên liệu sản xuất của công ty trong những năm qua vẫn còn, một số mặt hạn chế chưa khắc phục được:
Do không có ràng buộc về mặt pháp lý thông qua hợp đồng nên một số đại lý thua mua vẫn bán mủ tạp cao su cho các công ty khác khi giá cao hơn, điều này làm giảm nguồn mủ tạp phục vụ sản xuất cho công ty.
Tình hình thu mua mủ cao su của công ty qua 3 năm có biến động không ổn định, mặc dù ngành cao su trong giai đoạn dịch khá ổn định và được dự báo triển vọng cho các năm sau tuy nhiên lượng mủ thu được lại giảm cụ thể trong năm 2020. Được biết điều này là vì ảnh hưởng do dịch bệnh, bên cạnh đó là diện tích cao su già cần thanh lý trồng mới nhiều, tuy nhiên khi triển vọng ngành tăng nhưng các hộ dân trồng cao su và các doanh nghiệp vẫn được khuyên cáo rằng không nên thấy giá cao su tăng cao mà chạy theo mở rộng diện tích và sử dụng biện pháp nhằm tận thu cạn kiệt lượng mủ trong cây cao su. Nhưng nếu công ty không có biện pháp nhằm hạn chế sự giảm sút lượng mủ thu mua thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản suất kinh doanh của công ty.
Việc mở rộng địa bàn thu mua mủ tạp cao su cảu công ty gặp nhiều khó khăn do chi phí thu mua cao, nguồn hàng không ổn định nên khó thực hiện.
Các đại lý thu mua biết đến công ty chủ yếu thông qua bạn bè, người thân và bản thân họ tự tìm đến, cho thấy công ty cịn ít người biết đến, công ty nên đầu tư hơn trong việc quảng bá hình ảnh của công ty để thu hút các nhà cung ứng cũng như đầu ra cho sản phẩm của công ty.
2.4.3. Về thuận lợi
Kỹ thuật trồng xen giữa sao su với các loại cây ngăn ngày như các cây họ đậu được nhiều nông hộ tiểu điền áp dụng và mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn. Các hộ nhận khoán của công ty cũng được cho phép áp dụng mô hình này trên các vườn cây của công ty nhưng phải đảm bảo năng suất của cây cao su, điều này giúp các hộ nhận khốn có thể kiếm thêm thu nhập góp phần nâng cao đời sống.
Giá đầu ra của sản phẩm cao su ổn định và tăng cao, nguồn cung xuất khẩu sang các nước đang trong tình trạng thiếu hụt. Đây là cơ hội thuận lợi trong việc gia tăng nhu cầu nguyên liệu đầu vào.
Cơ sở hạ tầng phát triển, mạng lưới giao thông mở rộng đến các vùng sâu, vùng xa thuận lợi trong việc phát triển vùng nguyên liệu và lưu thông hàng hóa từ vùng này sang vùng khác.
2.4.4. Về khó khăn
Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng như cà phê, lạc, mủ cao su và một số cây khác đang ngày càng được nâng cao. Sự cạnh tranh giữa các cây trồng trên vùng nguyên liệu rất lớn, diện tích trồng cao su dễ chuyển sang trồng một số loại cây công nghiệp khác như cà phê, keo, tràm,…người dân chặt hạ để lấy gỗ. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của cây trồng nào cao sẽ được nông hộ chú trọng phát triển, ngược lại hiệu quả thấp sẽ bị loại bỏ.
Thị trường tiêu thụ cao su ngày càng được mở rộng, hình thức thu mua đa dạng và giá cả linh hoạt. Công suất của các nhà máy tại các công ty lân cận đang được nâng lên (nhà máy chế biến mủ cao su Ya Chim của công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum 10.500 tấn/năm, nhà máy chế biến mủ cao su của công ty TNHH MTV Thuận lợi 19.500 tấn/năm), dẫn đến nguy cơ thiếu nguyên liệu trong vùng là rất lớn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU MUA NGUN LIỆU MỦ CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN LỢI KON TUM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU MUA NGUN LIỆU MỦ CAO SU TẠI CÔNG TY CP VẠN LỢI KON TUM
Tiếp tục duy trì, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại, đồng thời mở rộng, tìm kiếm thêm nơi tiêu thụ mới ở thị trường trong nước và nước ngoài.
Nâng cao hiệu quả công tác định mức, lập kế hoạch thu mua mủ tạp cao su làm nguyên liệu sản xuất để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận của công ty.
Ổn định lượng mủ tạp cao su thu mua, tập trung chủ yếu vào lượng mủ của các nông hộ tiểu điền và các đại lý thu gom.
Tiếp tục giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đại lý thu mua của công ty, thường xuyên khảo sát thực địa để tìm ra nguồn cung ứng mủ tạp cao su mới phù hợp với điều kiện của công ty.
Thường xuyên khảo sát giá thị trường và đối thủ cạnh tranh để có mức giá phù hợp, nâng cao lợi nhuận cho các đại lý thu mua và hộ nông dân.
Tăng cường công tác quản lý, nâng cao nghiệp vụ thu mua để giảm bởi các khoản chi phí như vận chuyển, hư hại....
Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khen thưởng khuyến khích cho các đại lý thu mua để có nguồn hàng ổn định.
Thực hiện có hiệu quả công tác dưỡng máy móc để hạn chế chi phi bào mịn tài sản, tiết kiệm chi phí cho cũng như đảm bảo chất lượng cho dây chuyền sản xuất.
Thường xuyên vệ sinh, nâng cao chất lượng kho bãi để hạn chế việc hư hỏng mủ tạp cao su thu mua.
Tiếp tục và phát huy hơn nữa việc thu mủ tạp chất lượng kém vào màu không thu mua mủ.
Có những chính sách khuyến khích, quan tâm đến đội ngũ công nhân trong công ty nói chung và lao động thu mua nói riêng.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU MỦ CAO SU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN LỢI KON TUM
3.2.1. Nâng cao công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Công ty nên cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình cung cầu, giá cả mủ cao su trong nước và quốc tế. Sau khi thu thập phải tổng hợp, xử lý và phân tích có chọn lọc, chính xác nhằm định giá thu mua mua mủ tạp hợp lý hơn.
Trên cơ sở những thông tin và số liệu thu thập được, công ty nên sử dụng các công cụ hỗ trợ để dự đoán những xu hướng chuyển biến trên thị trường để xác định nên tập trung nguồn lực vào thị trường nào thì hiệu quả nhất
Nghiên cứu, tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ mủ cho công ty ngoài thị trường hiện tại ở trong nước và quốc tế.
3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng của các hình thức mua hàng
Với các hình thức thu mua mủ hiện tại của công ty để hoạt động có hiệu quả hơn cần:
Trong những năm gần đây, việc các đại lý thu mua của công ty bán mủ tạp cao su