2.1. THÔNG TIN CHUNG CỦA CÔNG TY
2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty
a. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý của Công ty
Nguồn: Phịng Kế tốn
Công ty đã nghiên cứu phát triển và thống nhất xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức của các phịng ban trực thuộc của mình theo các chức năng trong đơn vị. Sơ đồ tổ chức
phản ánh rõ nét của một tổ chức tuyến tính, theo hệ thống này thẩm quyền truyền trực tiếp và theo chiều dọc từ hệ thống phân cấp quản lý trên cùng xuống các cấp độ quản lý khác nhau, cấp thấp hơn và cuối cùng xuống đến cấp công nhân (những người lao động chân tay).
Mô hình này có rất nhiều ưu điểm trong việc xác định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ ở mỗi cấp. Các nhân viên trong tổ chức này trực tiếp tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức, trách nhiệm được cố định và thống nhất ở mỗi cấp, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng do đó mỗi cá nhân đều biết mình chịu trách nhiệm với ai và ai là người chịu trách nhiệm thật sự với mình. Bên cạnh đó nó cũng bộc lộ không ít nhược điểm, đó là một dạng tổ chức cứng nhắc và không linh hoạt, bộ máy nắm giữ quyền lực có xu hướng trở thành độc tài, hoạt động điều hành bị quá tải với các hành động cấp bách, dẫn đến việc lập kế hoạch dài hạn và xây dựng chính sách thường bị bỏ qn, không có điều khoản nào về các chuyên gia hay việc chuyên môn hoa, điều cần thiết cho sự tăng trưởng và tối ưu hóa.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
Ban giám đốc: Là những người có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong Công ty do hội đồng thành viên công ty bổ nhiệm (hay bãi nhiệm), và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên Công ty và pháp luật Nhà nước. Ban Giám đốc có nhiệm vụ thiết lập chính sách cho cơng ty và giám sát các quản lý của công ty.
Kế tốn trưởng: Là người phụ trách chung, có trách nhiệm:
Quản lý hoạt động của bộ phận kế tốn
Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán
Giám sát việc quyết toán
Lập kế hoạch tài chính, các báo cáo kế tốn và phân tích tài chính
Tham gia phân tích và dự báo nguồn tài chính
Kế tốn viên: Là người có nhiệm vụ kiểm tra và tổng hợp tồn bộ số liệu sổ kế tốn, hạch tốn ghi chép phản ánh tình hình biến động, trích khấu hao sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản, bao gồm:
Kế tốn TSCĐ: Phản ánh chính xác đầy đủ, kịp thời số khấu hao cơ bản tính giá thành sản phẩm theo quy định, cụ thể:
Phản ánh chính xác chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, giới thiệu TSCĐ trang bị thêm, thanh lý kịp thời TSCĐ không tiếp tục sử dụng được.
Lập báo cáo kế toán về TSCĐ.
Kế toán thanh toán: Lập báo cáo định kỳ và nhiệm vụ lập các chứng từ thu, chi tiền mặt theo dõi công nợ phải trả, cụ thể:
Quản lý các khoản thu: thực hiện nghiệp vụ thu tiền; theo dõi thanh toán qua thẻ của khách hàng; theo dõi công nợ, tiền gửi ngân hàng, thanh toán thẻ của khách hàng; quản lý và xác minh tính hợp pháp các chứng từ thu – chi.
Quản lý các khoản chi: lên kế hoạch thanh tốn cơng nợ với nhà cung cấp định kỳ; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ thanh toán tiền mặt, qua ngân hàng chi nhà cung cấp, đối tác.
Kế toán vốn bằng tiền: Phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời số tiền hiện có tình hình biến động vốn bằng tiền của DN. Giám xác chặt chẽ tình hình sử dụng vốn bằng tiền, chấp hành chế độ quy định và quản lý tiền tệ, ngoại tệ, kim loại quý, chấp hành chế độ thanh tốn khơng dung tiền mặt, cụ thể:
Phải theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của Tiền mặt (TK 111) và tiền gửi ngân hàng (TK 112). Khi có chênh lệch giữa sổ kế tốn tiền mặt (TK 111) với sổ của thủ quỹ và sổ kế toán tiền gửi ngân hàng (TK 112) với sổ phụ ngân hàng thì kế tốn cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch và điều chỉnh kịp thời
Kiểm sốt hóa đơn, chứng từ đầu vào sao cho Hợp pháp
Liên hệ với ngân hàng nơi làm việc (về rút tiền, trả tiền… cuối tháng lấy sổ phụ ngân hàng và chứng từ ngân hàng)
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải lập phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán
Kế tốn vật tư, thủ quỹ: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng thứ vật liệu xuất, nhập, tồn kho tiêu hao sử dụng cho sản xuất, cụ thể:
Theo dõi ghi chép tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa để đảm bảo q trình quản lý được lượng hàng trong kho theo đúng quy định của doanh nghiệp
Thường xuyên đối chiếu lại thông tin trong kho và số liệu để tránh những thất thoát trong doanh nghiệp
Xử lý kịp thời quá trình vật liệu thiếu, tồn kho, kém chất lượng để có thể đảm bảo được quá trình sử dụng vật liệu hiệu quả
Kế tốn tiền lương: Có nhiệm vụ tổng hợp các khỏa tiền lương của CBCNV, theo dõi tổng hợp phân bổ chi phí tiền lương, cụ thể:
Tính tốn chính xác, kịp thời, đúng chính xác, chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng các khoản trợ cấp phải trả người lao động
Kế tốn và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh.
Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt theo lệnh của giám đốc và kế toán trưởng.
Kho Lê lợi: Là nơi thu mua hàng nông sản và vận chuyển đến kho nhà máy.
Kho Ya Chim: Là nơi thu mua hàng nông sản và vận chuyển đến kho nhà máy.
Kho Vinh Quang: Là nơi thu mua hàng nông sản và vận chuyển đến kho nhà máy.
Nhà máy chế biến mủ: Là nơi tiếp nhận và chế biến mủ, cung ứng mủ ra thị trường.