2.2.1. Giống cao su
Hiện nay, một số giống cao su chủ lực đang được trồng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến mủ cao su ở nước ta, gồm:
Giống cao su PB235: Xuất xứ từ Malaysia, giống cao su này có cành phụ tự rụng, tạo thân chính thẳng cao, do vậy cho trữ lượng gỗ lớn. Không thích hợp khai thác với cường độ cạo cao và kích thích nhiều, vì dễ bị bệnh khô. Năng suất thay đổi theo điều kiện môi trường và từng năm. Sản lượng cao và sớm ở vùng thuận lợi, đạt trung bình ở vùng bất thuận. Trong 12 năm đầu năng suất bình quân 1,6 tấn/ha/năm, sản lượng PB235 tập trung vào những tháng cuối năm.
Giống cao su RRIV 209: là giống cao su lai tạo trong nước, cụ thể tại Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Được lai tạo từ vụ lai 1994, chọn lọc, khảo nghiệm tại nhiều vùng trồng cao su tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Được khuyến cáo trồng đại trà ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Có thân thẳng, trịn, nhiều cành nhỏ, có tán cân đối. Tăng vanh khá tốt trong giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng như giai đoạn khai thác. Đặc biệt có trữ lượng gỗ cao về cuối chu kỳ khai thác tương đương hoặc hơn so với PB 235. Năng suất, sản lượng mủ cao và sớm, trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 3 tấn/ha/năm ở năm cạo thứ 3 với các chế độ kích thích theo qui trình.
Giống cao su RRIV 106: là giống được lai tạo trong nước, có xuất xứ từ Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam. Là một trong những giống lâu đời trong các giống cao su được khuyến cáo. Có thân thẳng trịn, nhiều cành nhỏ, tán cân đối. Chiều cao trung bình, ít cong nghiêng, độ dày vỏ trên vỏ nguyên sinh và tái sinh ở mức trung bình. Năng suất RRIV 106 đạt rất cao, có thể đạt từ 2,5 đến 3 tấn/ha/năm với chế độ kích thích mủ đúng qui trình. Năng suất khá ổn định tại các vùng khô hạn như Bình Thuận, Ngọc Hồi – Kom Tum.
Giống cao su RRIV 103: Được lai tạo tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam từ năm 1982. giống RRIV 103 nằm trong bảng 2 vùng Tây Nguyên cơ cấu giống giai đoạn 2011 – 2015. Hiện nay, RRIV 103 đang được khuyến cáo là giống trồng đại trà tại Đông Nam bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2022 – 2026. Có thân thẳng, tán cao, rậm và xanh đậm, tăng vanh khá tốt trong giai đoạn khai thác mủ cao su. Năng suất RRIV 103 đạt khá cao ở khu vực Đông Nam Bộ với năng suất khoản 2,5 tấn/ha/năm ở chế độ kích thích mủ. Duy trì năng suất khá tại các vùng trồng khuyến cáo tại Tây Nguyên trung bình đạt từ 1,6 tấn/ha/năm. Giống RRIV 103 đáp ứng với chế độ cạo kích thích khá tốt.
Giống cao su RRIM 600: Xuất xứ Malaysia. Thân thẳng, phân cành lớn tập trung, tán rộng, vỏ dày trung bình, dễ cạo. Sinh trưởng trong thời gian KTCB đạt mức trung bình. Tăng trưởng khi cạo khá. Năng suất khá cao và ổn định trên nhiều vùng. Năng suất đạt trung bình từ 1,5 đến 1,6 tấn/ha/năm từ năm cạo thứ tư trở đi. Trong 12 năm đầu năng suất bình quân đạt 1,4 tấn/ha/năm. Đây là giống rất triển vọng cho Tây Nguyên và Bắc Trung bộ.
Giống cao su RRIV 4 (LH 82/182): Nguồn gốc Viện NC Cao su Việt Nam, là giống chiếm tỷ lệ cao trong diện tích trồng mới. Thân thẳng, tròn, vỏ hơi mỏng, dễ cạo. Là giống cao su cho năng suất rất cao và tăng dần theo các năm. Ở vùng Đông Nam bộ, năng suất năm thứ 2 đã đạt 1,8 - 2 tấn/ha, các năm sau có thể đạt 3 tấn/ha. Năng suất mủ cao hơn hẳn giống PB235 và các dòng RRIV 1,2,3,5.
Kho thu mua nguồn nguyên liệu mủ tươi của công ty Vạn Lợi chủ yếu tại vùng nguyên liệu mủ tại Tây Nguyên vì thuận lợi với điều kiện tự nhiên cũng như quá trình thu mua, vận chuyển dễ dàng và nhanh chóng. Giống cao su chủ yếu đang trồng tại Tây Nguyên là các giống RRIV 209, RRIV 106, RRIV 103. Hiện tại, các giống cao su kể trên cho năng suất cao với 1,5 tấn đến 3 tấn/ha/năm. Bên cạnh đó, các giống cao su cịn có đặc tính sinh trưởng tốt đồng thời khả năng nhiễm bệnh thấp. Với điều kiện hạn chế đặc thù của Tây Nguyên là mùa khô kéo dài, gió thường xuyên, nhiệt độ thấp thì các giống cao su RRIV 209, RRIV 106, RRIV 103 được quyết định quy hoạch giống cao su của Tây Nguyên trong cơ cấu giống cao su giai đoạn 2022 – 2026.
2.2.2. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng mới cây cao su: (Lưu ý trồng đúng thời vụ, chọn thời điểm thời tiết thuận lợi, đất đủ độ ẩm):
Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Tây Nguyên, Tây Bắc, Lào và Campuchia: trồng từ 15/5 đến 15/8.
Bắc Trung Bộ và Đông Bắc: trồng từ 01/2 đến 15/4.
Duyên hải miền Trung từ Thừa Thiên – Huế trở vào đến Ninh Thuận: trồng từ 15/9 đến 30/11.
Thời gian trồng dặm vườn cây cao su được thực hiện trong thời vụ nêu trên và kéo dài tối đa 1 tháng sau thời vụ trồng.
2.2.3. Thời vụ thu hoạch
Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian chăm sóc cao su từ lúc bắt đầu trồng đến lúc bắt đầu thu hoạch mủ kéo dài từ 5 – 7 năm và thu hoạch liên tục trong nhiều năm. Do thời gian thu hoạch mủ kéo dài trong nhiều năm nên việc thu hoạch mủ đúng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và bền vững trong nhiều năm.
Việc thu hoạch mủ cao su thường kéo dài liên tục 8 – 10 tháng trong năm chứ không theo mùa vụ như các loại cây trồng khác. Để thu hoạch mủ, người ta dùng dao cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Như vậy, muốn thu hoạch mủ ta đã gây ra vết thương cho cây.
Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào cạo được tiến hành vào các tháng 3 – 4 (trước mùa mưa) và cuối tháng 10 (sau mùa mưa). Vuờn cây đang khai thác cho nghỉ cạo lúc cây cao su ra lá mới, (thường vào tháng 1 hay tháng 2). Cây được cạo lại khi đã có tầng lá đã ổn định (vào tháng 3 – 4).
Vùng nguyên liệu mủ cao su Tây Nguyên thu hoạch tập trung vào thàng 3 đến tháng 10 hàng năm. Vào tháng 11 và 12 nguồn nguyên liệu cung ứng về kho rất ít vì đây là giai đoạn cây cao su chuẩn bị thay lá và sản lượng mủ ra ít, cần sử dụng chất kích thích mủ tuy nhiên chỉ sử dụng chất kích thích cho vườn cây cạo d3, d4 và vườn cây chuẩn bị thanh lý.
Tháng 1 và tháng 2 hàng năm là khoảng thời gian cây cao su ra lá mới, lúc này vườn cây khai thác cho nghỉ cạo, nhà máy đóng máy sản xuất trong thời gian này chủ yếu là đẩy mạnh công tác vận động và tuyên truyền các nông hộ trồng cao su và nhà cung ứng vào vụ sớm.
Từ tháng 3 và tháng 4 trở đi là khoảng thời gian chính vụ, lúc này lá cây đã ổn định và cây được cạo trở lại. Năng suất rất cao và chất lượng nguyên liệu tốt, sản lượng nguyên liệu cung ứng trong thời gian này ổn định, đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà máy.
2.2.4. Diện tích vùng nguyên liệu mủ cao su tỉnh Kon Tum
Năm 2018, cây cao su tổng diện tích ước đạt: 74.460 ha, giảm 0,40% (-296 ha). Trong đó, diện tích trồng mới cao su trên địa bàn tỉnh trồng được 126 ha, giảm 42,70% (- 94 ha). Thời gian gần đây giá mủ cao su giảm nên người dân chưa mạnh dạn đầu tư vào trồng mới cây cao su. Năng suất cao su ước đạt 14,66 tạ/ha, giảm 0,83% (-0,12 tạ/ha) so với năm 2017. Công ty bước vào thực hiện nhiệm vụ khai thác mủ cao su trong điều kiện thời tiết, khí hậu cực kỳ khó khăn, phức tạp, mưa kéo dài hơn 3 tháng (tháng 6, 7, 8 và nửa đầu tháng 9) khiến cho sản lượng mủ khai thác của công ty giảm mạnh. Bên cạnh đó diện tích khai thác giảm do thanh lý tái canh, những vướng mắc ở mô hình liên kết chưa được giải quyết dứt điểm đã gây khó khăn cho công ty trong công tác thực hiện kế hoạch sản lượng.
Năm 2019, diện tích cao su ước đạt 74.339 ha, giảm 0,45% (-333 ha). Trong đó, diện tích cao su trồng mới là 74 ha, giảm 41,27% (-52 ha). Diện tích khai thác giảm nhiều do vườn cây đến tuổi thanh lý tái canh. Mặt khác, vướng mắc ở mô hình liên kết chưa được giải quyết dứt điểm, nhiều diện tích khai thác vẫn không được cạo mủ, hoặc có cạo nhưng lượng mủ thu được rất ít. Năm 2019, tình hình thời tiết có nhiều bất thuận, đầu vụ cạo thời tiết năng nóng, mưa trái mùa cục bộ làm cho bệnh phấn trắng phát tán nhanh, nhiều diện tích bị rụng lá và phải phun phịng, trị bệnh nhiều đợt. Bên cạnh đó, giá mủ cao su không tăng, thị trường ngành càng thu hẹp và cạnh tranh lớn nên việc tiêu thụ đảm bảo giá bán theo quy định gặp nhiều khó khăn.
Năm 2020, cây cao su có tổng diện tích ước đạt 75.442 ha, tăng 1,77% (+1.315 ha) so với năm 2019, trong đó diện tích trồng mới cao su trên địa bàn tỉnh là 515 ha. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, công tác chăm sóc vườn cây cũng được xem trọng, công ty
tổ chức thường xuyên kiểm tra, phòng trị các loại bệnh hại trên vườn cây, quét giữ lá trong mùa khô, phòng chống cháy để giữ vườn cây được an toàn. Công ty cùng các đơn vị lập phương án phòng trị bệnh nứt vỏ xì mủ trên vườn kinh doanh, cùng với đó, công ty cũng đã tổ chức phun phịng trị rệp trên vườn tái canh, trồng mới trong năm và vườn cây kiến thiết cơ bản tại các đơn vị Nông trường Ya Chim, Hịa Bình, Tân Cảnh.
Năm 2021, diện tích cây cao su ước tính 76.862 ha, tăng 3,17% (+2.364 ha) so với cùng kỳ năm trước, diện tích cao su tăng do người dân trồng tái canh trên một số diện tích thanh lý của những năm trước. Trong năm 2021, xuất khẩu cao su vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đặc biệt, nhiều sản phẩm chế biến từ ngành công nghiệp cao su như xăm lốp, găng tay, gioăng cao su… đã được chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Kết hợp với diện tích cao su trong năm tăng do người dân trông tái canh trên diện tích thanh lý nên sản lượng mủ khai thác của công ty tăng, tuy nhiên nguồn cung vẫn thiếu hụt do ảnh hưởng bởi mùa mưa kéo dài.
Nhìn chung, diện tích vùng ngun liệu cao su của tỉnh Kon Tum tăng qua các năm, chủ yếu bắt đầu tăng mạnh từ năm 2020. Nguyên nhân có thể do tác động từ dịch Covid- 19 dẫn đến việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cao để đáp ứng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến khác từ cao su như xăm lốp, gang tay cao su,…Cùng với đó là sự kiện giá dầu tăng cao ảnh hưởng gián tiếp đến sản phẩm mủ cao su thông qua sản phẩm cao su tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ, giá dầu tăng dẫn đến giá cao su tổng hợp tăng, điều này khiến cho các hộ dân và các doanh nghiệp trồng và khai thác mủ cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum rất phấn khởi. Tuy nhiên, các hộ dân trồng cao su và các doanh nghiệp vẫn được khuyên cáo rằng không nên thấy giá cao su tăng cao mà chạy theo mở rộng diện tích và sử dụng biện pháp nhằm tận thu cạn kiệt lượng mủ trong cây cao su.
2.2.5. Diện tích rừng cao su của cơng ty
Bảng 2.5. Diện tích rừng cao su của cơng ty
(Đơn vị: ha) Diện tích 2018 2019 2020 2021 TĐPTBQ (%) Vườn cây KTCB 44,39 85,18 224,70 725,40 253,76 Vườn cây KD 1.341,50 1.340,53 1.363,85 1.331,34 99,75 Cao su trồng mới - 178,77 296,73 206,40 - Cao su trồng tái canh 40,79 18,68 13,76 37,11 96,89 Tổng cộng 1.426,68 1.623,17 1.899,05 2.300,24 117,26 Nguồn: Phịng kế tốn
Diện tích cao su của công ty có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2018 - 2021 với tốc độ phát độ phát triển bình quân là 117,26%. Trong đó, diện tích vườn cây cao su kinh doanh có tốc độ phát triển bình quân 99,75% và diện tích vườn cây cao su KTCB là 253,76%.
Để đảm bảo quá trình sản xuất công ty đã bắt đầu trồng mới và tái canh một số diện tích cao su đã già cỗi. Từ năm 2018 công ty bắt đầu trồng tái canh trên những diện tích cao su đã được thanh lý với diện tích là 40,79 ha, đến năm 2019 tái canh 18,68 ha, năm 2020 tái canh 13,76 ha và năm 2021 tái canh 37,11 ha.
Năm 2019, công ty bắt đầu trồng mới với diện tích là 178,77 ha, đến năm 2020 diện tích này lên đến 296,73 ha, tăng 65,98% (117,96 ha) so với năm 2019, đến năm 2021 do quỹ đất ngày càng hạn hẹp nên chỉ trồng được 206,40 ha, giảm 30,44% (90,33 ha) so với năm 2020.
Sự biến động của diện tích CSKD ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và năng suất cao su của công ty. Ngoài ra, do nhiều diện tích CSKD đã bắt đầu già cỗi, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm giảm sản lượng và năng suất mủ cao su. Sản lượng các loại sản phẩm và năng suất mủ được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.6. Năng suất mủ thu được từ vườn cây của công ty
(Đơn vị: tấn) Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Mủ nước 1.931,57 2.421,29 2.932,82 Mủ tạp 340,87 427,29 517,56 Tổng sản lượng 2.272,44 2.848,58 3.450,38 Nguồn: Phịng kế tốn
Trung bình sản lượng mủ thu được trong 1 năm trên 1 ha cao su là 1,4 tấn mủ, tùy vào điều kiện thời tiết, quy trình chăm sóc, giống cây,…mà năng suất mủ cho được sẽ khác nhau. Nhìn chung trong giai đoạn 2019 – 2021 sản lượng mủ cao su thu được từ vườn cây của công ty có xu hướng tăng, tuy nhiên năng suất của vườn cây cao su của công ty cịn thấp so với năng suất bình quân của cả nước (1,7 – 2,2 tấn/ha). Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn diện tích cao su kinh doanh của công ty đã lâu năm nên hiệu quả kém chủ yếu là cạo tận thủ để thanh lý vườn cây, công tác quản lý còn nhiều thiếu xót. Mặt khác, thời tiết khí hậu thay đổi thấy thường làm cho dịch bệnh phấn trắng, khô miệng cạo thường xuyên xảy ra cũng gây ảnh hưởng đến năng suất cao su.