Vài nét về Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Bảo Việt

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 42 - 47)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vài nét về Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Bảo Việt

3.1.1. Sự hình thành, phát triển của Tổng cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt và Bảo hiểm Bảo Việt

Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên được thành lập tại Việt Nam năm 1995 theo chính sách đổi mới phát triển kinh tế của nhà nước, là sự tập hợp sức mạnh kinh tế và uy tín của các tổng cơng ty lớn của nhà nước, trong đó cổ đơng sáng lập chi phối là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và các cổ đông sáng lập khác là Tổng công ty thép Việt Nam, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Công ty điện tử Hanel, Công ty xuất nhập khẩu thiết bị tồn bộ, Cơng ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam, Cơng đồn liên hiệp đường sắt Việt Nam. Công ty bảo hiểm Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã phát triển nhanh chóng về mọi mặt và được đánh giá là một trong những cơng ty bảo hiểm có chất lượng dịch vụ hàng đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Sau 18 năm hoạt động, với phương châm phục vụ tận nơi, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngay tại chỗ, công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên 1.600 cán bộ nhân viên năng động, được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn tốt làm việc tại Hà Nội và 51 công ty thành viên, các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành từ bắc chí nam và hơn 4.500 đại lý, cộng tác viên bảo hiểm trong tồn quốc. Cơng ty Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã nhanh chóng triển khai rộng rãi gần 80 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng, lắp đặt, tài sản hỏa hoạn, hàng hải, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và nước ngồi. Cơng

cơng trình giao thơng vận tải (cầu, đường), cơng trình năng lượng (thủy điện, nhiệt điện), công nghiệp, xăng dầu, dân dụng .... đồng thời nhiều cơng trình, dịch vụ lớn có tầm vóc quốc gia cũng được bảo hiểm tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt như: phần lớn các đội tàu chở dầu lớn của các hãng tàu Việt Nam, đội tàu vosco, vinalines, thuỷ, các đường quốc lộ, các cầu lớn như cầu Thanh Trì, Bãi Cháy, Phú Lương, Cẩm Phả, Hàm Rồng, Cầu Đuống, Vĩnh Tuy, các cầu đường sắt; các nhà máy thủy điện, nhiệt điện như Sông Hinh, Đại Ninh, sê san 3,4, Pleikrông, Quảng Trị, Tuyên Quang, Cao Ngạn; Đồng Nai 3,4, Quảng Ninh, Cẩm Phả các đường dây tải điện Hàm Thuận-Đami, 500kv Hà Tĩnh-Thường Tín; các nhà máy xi măng lớn nhất Việt Nam đã triển khai như Bút Sơn, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Phịng, sơng Thao ....; các tòa cao ốc, các khách sạn lớn ở Hà Nội và tp. HCM như pacific place, Hanoi Daewoo, Vietcombank Tower, Hitc, Sheraton hanoi hotel, Hanoi Melia, Saigon diamond plaza, Saigon city view ...; hệ thống các kho bể, trạm xăng dầu trong cả nước và đông đảo hành khách của đường sắt Việt Nam ....

Ngày 05 tháng 9 năm 2003, PJIC Vĩnh Phúc được thành lập với tên gọi, Công ty Cổ phần bảo hiểm Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt - Chi nhánh Vĩnh Phúc, với số lượng cán bộ nhân viên là 12 người.Tháng 8 năm 2012 Công ty cổ phần bảo hiểm Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt - Chi nhánh Vĩnh Phúc được đổi tên thành Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, số lượng lao động tại công ty lúc này là 28 người.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Bảo hiểm Bảo Việt có trụ sở tại: Số 127, Ngô Gia Tự, phường Khai Quang, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng lao động tính đến tháng 6 năm 2015 của cơng ty là 35 cán bộ ( Trong đó: trên 75% số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học), đứng đầu là Ban giám đốc gồm có Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

Hình 3.1: Mơ hình Cơ cấu tổ chức của Tổng cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt

Hoạt động kinh doanh của công ty:

Ngay sau khi thành lập, Bảo hiểm Bảo Việt nhanh chóng tiếp cận thị trường và triển khai trên 30 sản phẩm Bảo hiểm và hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường trong các lĩnh vực như: Giao thông vận tải, xây dựng và lắp đặt cơng trình, xăng dầu , hàng hóa xuất nhập khẩu và Bảo hiểm xe cơ giới......Trong đó, phải kể đến một số sản phẩm đang là thế mạnh, trong Top đầu của thị trường Bảo hiểm Việt Nam như:

 Nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải

- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sông, đường hàng không

- Bảo hiểm thân tàu

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu - Bảo hiểm tàu sông, tàu cá

 Nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải - Bảo hiểm xe cơ giới

- Bảo hiểm kết hợp con người - Bảo hiểm giáo viên, học sinh - Bảo hiểm cho người lao động - Bảo hiểm khách du lịch

- Bảo hiểm hành khách

 Nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và tài sản - Bảo hiểm rủi ro xây dựng, lắp đặt

- Bảo hiểm các rủi ro đặc biệt - Bảo hiểm rủi ro công nghiệp - Bảo hiểm máy móc

- Bảo hiểm trách nhiệm - Bảo hiểm tài sản khác  Nghiệp vụ tái bảo hiểm  Các hoạt động khác

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tái bảo hiểm: Giám định, điều tra, tính tốn phân biệt , xử lý giám định , giải quyết bồi thường cho người thứ 3 - Hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các hãng bảo hiểm trong nước

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của của Bảo hiểm Bảo Việt ( Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bảo Việt) Công ty Bảo hiểm Bảo Việt)

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của của Bảo hiểm Bảo Việt

Chỉ tiêu TH 2012 ( triệu đ) KH 2014 ( triệu đ) TH 2014 (triệu đ) TLTH 2014/TH 2013(%) TH 2015 ( triệu đ) 1.Tổng thu kinh doanh 20.000 20.000 17000 85% 15000

trong đó Phí bảo hiểm

gốc 12.000 12.000 9.000 75% 7.000

2.Tổng chi kinh doanh 18.900 16.100 16.200 74,07% 14.300

trong đó Bồi thường gốc 8.700 9.900 9.400 45,9% 8.000

3.Lợi nhuận trước

thuế 1.100 900 800 88,88% 700

4. Thu nhập bình quân người lao động(triệu

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể nhận thấy tổng thu kinh doanh năm 2013 đạt 20 tỷ đồng, sang đến năm 2014 tổng thu kinh doanh chỉ đạt 17 tỷ, đạt 85% so với kế hoạch. Năm 2015, tổng thu kinh doanh thực hiện đạt 15 tỷ, giảm 11,76% so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm dần qua các năm. Tổng chi kinh doanh luôn chiếm phần lớn trong tổng thu kinh doanh, việc chi cho hoạt động bồi thường là lớn nhất, năm 2013 chiếm tới 43,5% tổng doanh thu; năm 2014 chiếm tới 55,29%, năm 2015 là 53,33%, tỷ lệ bồi thường cao, doanh thu thì giảm dần, lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm dần trong các năm. Có thể do các nguyên nhân sau:

- Tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm như: Xuân Thành, Bảo Việt, Bảo Minh, BIC, MIC, PVI… đó cũng là nguyên nhân lớn khiến thị phần của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giảm.

- Khách hàng chưa thực sự hài lịng về cơng tác giám định bồi thường của Bảo hiểm Bảo Việt, nên số lượng khách hàng quay trở lại với Bảo hiểm Bảo Việt cũng giảm.

Một phần của tài liệu Yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới tại tổng công ty bảo hiểm bảo việt up (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)