Những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 110)

VIII Chương trình mục tiêu quốc gia 76.134 60.785 85

3.4.2Những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

10 KBNN huyện, TP

3.4.2Những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

Mặc dù công tác quản lý chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định được thực hiện theo Luật NSNN, cơ chế, chính sách cũng đã được thay đổi cho phù hợp với thực tế song hiện tại vẫn không tránh khỏi những hạn chế.

* Thứ nhất, về tổ chức thực hiện các quy định: Hiện nay việc kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định chủ yếu là kiểm tra, kiểm soát dựa trên các quy định, thủ tục hồ sơ, quản lý trên giấy tờ của các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh gửi đến KBNN tỉnh; KBNN tỉnh xem xét đủ điều kiện chi thì tiến hành cấp phát cho đơn vị, thực tế có nhiều khoản chi không đầy đủ thủ tục, hồ sơ, hoặc chi chưa đúng mục chi theo quy định của Mục lục NSNN thì KBNN tỉnh yêu cầu đơn vị hoàn thiện lại hồ sơ, chứng từ cho phù hợp, sau khi đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ chứng từ thì Kho bạc lại tiếp tục chi, hoặc trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các thủ tục hồ sơ KBNN tỉnh biết có những khoản chi không đúng nhưng vẫn không thể từ chối thanh toán được vì chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát cho KBNN trong việc kiểm tra thực tế chi của đơn vị sử dụng NSNN. Ví dụ trong chi Hội nghị quy định chỉ đại biểu dự Hội nghị không hưởng lương NS mới được chi tiền ăn, ngủ thì sau khi có quy định đó hồ sơ của đơn vị có rất nhiều đại biểu dự Hội nghị là đại biểu không hưởng lương NSNN tham dự…Qua đây chúng ta thấy chưa có cơ chế đủ mạnh để buộc đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh phải chi tiêu một cách minh bạch và KBNN tỉnh phải kiểm tra, kiểm soát theo sự minh bạch đó. Vì vậy,việc kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định hiện nay chủ yếu kiểm soát dựa trên thủ tục hành chính có thể gây thất thoát NSNN, nhất là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Hiện nay, KBNN tỉnh vẫn chỉ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chi theo dự toán của đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh đã được Sở Tài chính thẩm tra mà chưa có

cơ chế để KBNN tỉnh tham gia cùng các cơ quan, đơn vị trong việc lập dự toán đến quyết toán NSNN đối với đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh, dẫn đến khi lập dự toán của đơn vị thì thế này nhưng khi quyết toán thì lại thế khác, không đảm bảo thực hiện theo dự toán, có thể làm sai lệch mục đích chi.

Hiện nay, có rất nhiều văn bản hướng dẫn, quy định chế độ, định mức chi cho các loại hình đơn vị sử dụng NSNN, do đó việc kiểm tra, kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh vừa phải kiểm tra, kiểm soát đúng vừa phải linh hoạt đối với từng loại chi. Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực, nâng cao trình độ chuyên môn của những người cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN vẫn còn có một số ít cán bộ lúng túng trong việc kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi, hay một số chưa mềm dẻo trong việc hướng dẫn đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh hoàn thiện thủ tục hồ sơ dẫn đến chưa đồng thuận, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh đến giao dịch.

Công tác kế toán chi NSNN vẫn còn bất cập thể hiện ở chỗ cùng tồn tại ba đầu mối theo dõi hạch toán kế toán, đó là cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị sử dụng NSNN, tuy nhiên đối tượng phản ánh của ba đầu mối này không giống nhau nên số liệu không thống nhất dẫn đến khó đánh giá, qui trách nhiệm cũng như gây lãng phí công sức và tiền của.

* Thứ hai, về tổ chức thực hiện quy trình kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định

Quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh: Hiện nay các khoản chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh đều được thực hiện cùng một quy trình, không phân biệt khoản chi có tính chất như thế nào, mang lại hiệu quả ra sao cho xã hội. Một số khoản chi thiếu quy trình hoặc phải vận dụng quy trình khác để kiểm soát chi. Ví dụ những khoản chi sửa chữa lớn như: nhà cửa, cầu cống… thì trong kiểm soát chi thường xuyên lại không có quy trình nhưng khi kiểm soát lại vận dụng quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư nên gây khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi thường

xuyên NSNN cấp tỉnh trong khâu kiểm soát và hướng dẫn thủ tục cho đơn vị sử dụng NSNN.

Quy trình kiểm soát chi đầu tư: Quy trình giao dịch tuy giảm thiểu việc đi lại gặp gỡ giữa khách hàng với cán bộ Kho bạc; song thời gian quy định trả lời một dự án dù lớn hay nhỏ chỉ trong vòng 04 ngày đối với các khoản thanh toán trước, kiểm soát sau và 07 ngày đối với các khoản kiểm soát trước, thanh toán sau, đây là một áp lực công việc khá nặng nề lên vai cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Thực tế có những dự án lớn tiến hành nhiều năm thì việc kiểm tra, đối chiếu không chỉ trong một chốc một lát được; hoặc việc kiểm tra đối chiếu muốn thực hiện đúng thời gian quy định, sẽ làm cán bộ tiếp nhận hồ sơ làm sơ sài, qua quýt cho xong để kịp thời gian. Điều này dẫn đến việc thiếu trách nhiệm trong khâu tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc vốn NSNN cấp.

* Thứ ba, về các hoạt động hỗ trợ kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

- Cơ chế quản lý chi NSNN cấp tỉnh của chính quyền của Tỉnh Nam Định Đối với chi thường xuyên NSNN: chất lượng phân bổ dự toán chưa cao và cách thức quản lý còn đơn giản, việc duyệt và phân bổ dự toán của hầu hết các đơn vị thường không có căn cứ khoa học cần thiết và luôn luôn tìm cách để nâng cao dự toán chi, không quan tâm đúng nhiệm vụ được giao. Công tác dự báo tình hình kinh tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình biến động của thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá… dẫn đến chất lượng của dự toán chi thường xuyên không cao; việc phê chuẩn dự toán NSNN của cấp có thẩm quyền còn mang tính hình thức và thiếu chi tiết, HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương có thẩm quyền quyết định dự toán của địa phương (sau khi đã căn cứ vào nhiệm vụ của cấp trên giao), tuy nhiên, các đại biểu HĐND không có đầy đủ thông tin về các chương trình, dự án, các chính sách mà UBND triển khai thực hiện trong năm NS. Mặt khác, trong một kỳ họp HĐND phải xem xét và thông qua nhiều nội dung quan trọng do UBND trình, thời gian không cho phép các đại biểu tìm hiểu kỹ cơ cấu chi NS và thực tế cũng không đủ

khả năng phát hiện để đưa ra các điều chỉnh cần thiết; vì vậy, HĐND phê chuẩn dự toán NSĐP còn mang tính hình thức, chọn gói. Theo đó mà UBND các cấp cũng giao dự toán cho các sở, ban, ngành cũng mang tính hình thức “trọn gói”, mang tính chất khoán chi nên dự toán chi của các đơn vị khác biệt so với thực tế.

Đối với chi đầu tư: tình trạng đầu tư hiện nay còn mang tính dàn trải, một số ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh thường tranh thủ lập dự án để được đầu tư, song chưa chú ý đến tính khả thi của dự án, tính hiệu quả của dự án. Quá trình kiểm soát, lập và thẩm định dự án còn xem nhẹ, chưa tính toán đầy đủ các chi phí đầu tư, chưa lường hết được các yếu tố phát sinh do trượt giá, do phát sinh không hợp công việc nên trong quá trình triển khai thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần tổng mức đầu tư, dự toán công trình….làm kéo dài thời gian thi công, thực hiện hợp đồng đồng thời gây không ít khó khăn phức tạp cho KBNN trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư.

- Các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh

Đối với chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh: Công tác quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh của các đơn vị dự toán còn mang tính hình thức, chưa thực chất, tình trạng quyết toán theo số cấp phát là phổ biến do quy định cơ quan Tài chính duyệt quyết toán đến đơn vị dự toán cấp I, còn cơ quan chủ quản cấp trên thì chủ yếu là mang tính tổng hợp nguồn kinh phí đã nhận, đã sử dụng chứ chưa quan tâm kiểm tra toàn bộ các khoản chi tiêu của đơn vị cấp dưới, vì vậy KBNN Tỉnh Nam Định gặp rất nhiều khó khăn, phải mất nhiều công sức hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều chỉnh số liệu kiểm soát chi.

Đối với chi đầu tư: Công tác quyết toán các công trình của chủ đầu tư thường hoàn thành rất chậm, không đảm bảo thời gian theo quy định, gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi và tất toán tài khoản của chủ đầu tư và KBNN, việc tách rời quy trình kiểm soát thanh toán vốn của KBNN với quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn công trình hoàn thành của cơ quan Tài chính dẫn đến việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư kém hiệu quả, tạo kẽ hở trong sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 110)