Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 123 - 126)

VIII Chương trình mục tiêu quốc gia 76.134 60.785 85

4.2.2Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH

4.2.2Phương hướng hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

tỉnh qua Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định

* Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực kiểm soát chi qua KBNN Tỉnh Nam Định

Hoàn thiện chức năng, luật hóa các hoạt động, nâng cao chất lượng của ngành KBNN Tỉnh Nam Định với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ, tổng kế toán NSNN. KBNN Tỉnh Nam Định phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ và lập báo cáo quyết toán NSNN. Để làm được điều này, cần phải đổi mới công tác và tổ chức bộ máy kế toán NS theo hướng: kế toán viên tại các đơn vị sử dụng NSNN cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của KBNN

tỉnh, thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Công tác hạch toán kế toán quỹ NSNN được tập trung vào một đầu mối và do KBNN Tỉnh Nam Định đảm nhiệm.

Mặt khác công tác kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN Tỉnh Nam Định ngày càng nặng nề trong khi đó biên chế cán bộ của KBNN Tỉnh Nam Định hiện nay thiếu những cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực chuyên môn cao, vì vậy chưa đáp ứng được tốt nhất công tác kiểm soát chi. Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế đối với những cán bộ không đủ năng lực chuyên môn, đồng thời chuẩn hóa cán bộ công chức, đảm bảo mỗi công chức KBNN Tỉnh Nam Định ở mọi vị trí đều xác định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình, thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; quy định rõ trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác do việc gây ra những hậu quả trong thực thi công việc, đặc biệt là công chức kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh.

* Thứ hai, kết hợp hoàn thiện kiểm soát chi NSNN cấp tỉnh qua KBNN với nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN cấp tỉnh của Tỉnh Nam Định

KBNN Tỉnh Nam Định là cơ quan đầu mối duy nhất được giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN; trực tiếp kiểm soát mọi khoản chi trước khi xuất quỹ NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai chế độ cũng như phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc thực hiện kiểm soát chi NSNN.

Triệt để thực hiện phương thức cấp phát chi NSNN theo dự toán được duyệt, tiến tới tất cả các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán. Việc thanh toán theo phương thức này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN sau khi đã được QH phê chuẩn là một đạo luật buộc Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo mọi khoản chi phải có trong dự toán và theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi NSNN là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi cả về tổng mức và cơ cấu chi.

Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu

chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát NSNN theo dự toán, sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền, cấp phát bằng hạn mức kinh phí...). Tuy nhiên điều này đòi hỏi sự cải tiến về nội dung, quy trình lập, duyệt, phân bổ và quyết định giao dự toán NSNN, bảo đảm tính chuẩn xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời và mang tính khoa học. Sửa đổi quy trình lập dự toán NSNN: lập dự toán NSNN phải gắn với kết quả đầu ra thay vì kết quả đầu vào như hiện nay; lập dự toán dựa trên kết quả đầu ra có vai trò quan trọng, nó tạo mối liên hệ gắn kết giữa mục tiêu chính sách với khoán kinh phí cho các địa phương và các nguồn lực sắp xếp thứ tự ưu tiên và sử dụng để cấp hàng hóa, dịch vụ.

* Thứ ba, xây dựng, hiện đại hóa hoạt động Kho bạc trong kiểm soát chi NSNN theo hướng tăng cường hợp tác quốc tế

Nghiên cứu, xây dựng mô hình KBNN thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước, theo hướng: là thành viên của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc gia, tổng hợp, xử lý dữ liệu kế toán từ tất cả các đơn vị thực hiện hệ thống kế toán nhà nước, chịu trách nhiệm công bố và cung cấp các số liệu kế toán, tình hình tài chính nhà nước, lưu trữ cơ sở dữ liệu kế toán tập trung.

Thực hiện hội nhập quốc tế về kế toán nhà nước, xây dựng chuẩn mực kế toán nhà nước phù hợp với hệ thống kế toán công.

Tăng cường áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào hoạt động KBNN như chuẩn mực kế toán công, quản lý ngân quỹ và quản lý nợ trọng điều kiện liên kết các nền tài chính trong khu vực.

Triển khai có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế đã ký kết; phát triển dự án, chương trình hợp tác song phương của KBNN với KBNN các nước và các tổ chức tài chính trên thế giớicũng như kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính- NS.

Xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lýNS và tài chính đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Phát triển kế toán quản trị phục vụ cho yêu cầu phân bổ NS theo kết quả đầu ra, bảo đảm khả năng phân tích và tính toán được chi phí, hiệu quả của chỉ tiêu NSNN cũng như yêu cầu lập NS trên cơ sở dồn tích.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh qua kho bạc nhà nước tỉnh nam định (Trang 123 - 126)