VIII Chương trình mục tiêu quốc gia 76.134 60.785 85
NHÀ NƯỚC TỈNH NAM ĐỊNH
4.3.2 Nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ Kho bạc nhà nước Tỉnh Nam Định
nước Tỉnh Nam Định
Thông qua việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KBNN giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, vững về phẩm chất chính trị là điều kiện, là nhân tố quan trọng giúp hệ thống KBNN Tỉnh Nam Định nâng cao năng lực, hoàn thành nhiệm vụ nói chung và hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát chi nói riêng trong tình hình thực hiện Luật NSNN hiện nay và còn nhằm dáp ứng chức năng nhiệm vụ của ngành KBNN ngày càng nặng nề, mở rộng và phức tạp. Để nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN trong thời gian tới cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Một là, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ: Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung; bồi
dưỡng cập nhật kiến thức kinh tế-tài chính, quản lý đầu tư; tổng kết đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi hàng năm... để nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh tế, pháp luật; các đường lối, chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và nhà nước. Đối với cán bộ làm công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua KBNN không đơn thuần kiểm tra về lĩnh vực tài chính, mà nó còn mang sắc thái chuyên môn xây dựng cơ bản. Chính vì vậy để làm tốt công tác này cán bộ phụ trách công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cần phải đầy đủ kiến thức thuộc hai lĩnh vực đó là về kinh tế, và kỹ thuật xây dựng cơ bản, có như vậy cán bộ chuyên quản mới có đủ kiến thức thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN. Vì vậy khi đào tạo, tuyển chọn cán bộ phụ trách công tác kiểm soát chi xây dựng cơ bản cần đào tạo hoặc tuyển chọn cán bộ có đủ hai lĩnh vực kỹ thuật xây dựng cơ bản và kinh tế.
Hai là, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ: Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ KBNN Tỉnh Nam Định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi. Đó phải là những cán bộ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn tốt; có trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; am hiểu tình hình kinh tế- xã hội, kịp thời nắm bắt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, họ phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc, có tinh thần phục vụ nhân dân tốt... Trong hầu hết các Đại hội Đảng và trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, điều hành, kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sử dụng NSNN và cán bộ kiểm soát chi của hệ thống KBNN”. Để đáp ứng những yêu cầu trên, một mặt KBNN phải tiến hành tính toán nhu cầu sử dụng cán bộ; đánh giá và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức, năng lực tổ chức quản lý... Từ đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công bố trí cán bộ theo đúng yêu cầu công việc và năng lực của từng người. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ không có đủ năng lực, trình độ hoặc thoái hoá, biến chất. Đặc biệt cần nâng cao đạo đức và trách nhiệm của cán bộ công chức trong khi giải quyết công việc, có cơ chế nội bộ tự kiểm tra lẫn nhau, người phụ trách kiểm tra công việc
thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và ý kiến của khách hàng. Khách hàng tự kiểm tra thông qua thái độ, trách nhiệm và năng lực cán bộ, công chức trong khi giải quyết các công việc được giao.
Ba là, có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng: Thực hiện khen thưởng, động viên kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần đối với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hoặc có sáng kiến cải tiến lề lối làm việc, quy trình kiểm soát, thanh toán. Mặt khác, xử lý nghiêm những cán bộ sai phạm, đặc biệt là những cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế- Tài chính gây thất thoát vốn NSNN.
Bốn là, KBNN giáo dục, tập huấn về đạo đức nghề nghiệp, văn hóa công sở cho các cán bộ phụ trách kiểm soát chi NSNN: Định kỳ hàng năm KBNN có những buổi tập huấn, đào tạo cho đội ngũ của KBNN nói chung và đội ngũ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN nói riêng ngoài việc giỏi nghiệp vụ cần có thêm đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Việc làm này sẽ giúp cán bộ KBNN vừa có “Tâm”, vừa có “Tầm” trong sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế hiện nay.
Năm là, tăng cường công tác tự kiểm tra tại KBNN Tỉnh Nam Định: Công tác tự kiểm tra nhằm đánh giá tình hình chấp hành của KBNN đối với các quy chế do ngành đề ra. Nó giúp cho đội ngũ cán bộ luôn ý thức trách nhiệm về công việc của mình. Công tác tự kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ công chức, bảo đảm tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và tính khách quan. Những kết luận của công tác tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ; nghiêm túc khắc phục sai sót, tồn tại đã phát hiện.