Dân làm GIÁM
2.6.2.2 Các yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng
- Cản trở do cấu trúc từ những yếu tố do hệ thống trung ương và phương thức “từ trên xuống” (top-down) trong những chương trình/dự án phát triển của Nhà nước đã ít định hướng cho sự tham gia của người dân
- Cản trở do cơ cấu quản lý:
+ Việc quản lý theo định hướng kiểm soát thường theo những hướng dẫn, qui định và chấp nhận những kế hoạch định sẵn. Do vậy, cộng đồng ít được quyết định và kiểm soát nguồn lực của họ. Điều này ảnh hưởng tới quyền làm chủ và trách nhiệm của người dân.
+ Các tổ chức phối hợp chưa chặt chẽ, nhiều hoạt động trùng lắp
+ Nhiều chính quyền địa phương e ngại trong việc hợp tác, huy động cộng đồng.
+ Thiếu cán bộ địa phương hiểu biết về phương thức tham gia.
- Cản trở do xã hội và văn hoá
+ Ý thức/tư tưởng phụ thuộc: Các cấp cơ sở và người dân dân quen với cách làm từ trên xuống, quen chấp hành mệnh lệnh, tự ti, thiếu tự tin về trình độ, năng lực của mình
+ “Văn hố im lặng”: e dè, thiếu mạnh dạn, không dám ý kiến, ngại hoạt động tập thể
+ Sự thống trị của thành phần quý tộc
+ Bất bình đẳng giới, chế độ gia trưởng, phụ quyền. Địa vị thấp kém của phụ nữ và một bộ phận người dân thiệt thòi, điều này đã làm cho họ an phận và bằng lịng với tình trạng của họ, khơng dám có ý kiến về bất kỳ việc gì dù ảnh hưởng khơng tốt tới bản thân hoặc cộng đồng
+ Ngại rủi ro, không dám nhận trách nhiệm + Lối sống thực dụng, thờ ơ việc chung
+ Nhiều tổ chức làm công tác phát triển cộng đồng nhưng khơng chú ý yếu tố văn hố, xã hội, gây nên sự ỷ lại, trông chờ từ phía người dân
- Từ phía người dân
+ Quen cách làm từ trên xuống, chấp hành mệnh lệnh, dựa dẫm, phụ thuộc + Sợ trù dập, e dè trước tập thể, thiếu tự tin, ngại nhận trách nhiệm
+ Thiếu kiến thức và kỹ năng làm việc chung + Chưa ý thức quyền làm chủ
+ Lối sống thực dụng, đèn nhà ai nấy rạng
+ Cộng đồng nhiều thành phần tôn giáo, sắc tộc, chia rẽ + Địa bàn dân cư rải rác, sống cách xa nhau
- Từ phía các bên liên quan
+ Tổ chức hội họp nhiều nhưng không hiệu quả do thiếu kế hoạch chuẩn bị + Cán bộ, tác viên chưa hiểu cách làm phát triển có sự tham gia, cịn “làm thay” + Quen cách làm áp đặt, từ trên xuống
+ Thiếu dân chủ
+ Nóng vội, sợ mất nhiều thời gian
+ Chưa hiểu hết nhu cầu, nguyện vọng của người dân + Thiếu tin tưởng khả năng tham gia của người dân
+ Thiếu tổ chức các hình thức nhóm nhỏ tạo cơ hội cho người dân tham gia + Thiếu tôn trọng, không am tường giá trị, phong tục tập quán của cộng đồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CHƯƠNG
Câu hỏi ôn tập chương 2
1. Sự tham gia của cộng đồng có những tác dụng gì trong quản lý phát triển?
2. Có thể đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển qua các tiêu chí nào?
3. Tại sao nói tham gia tự nguyện là thể hiện sự tham gia cao nhất của cộng đồng trong quản lý phát triển?
4. Có thể huy động tham gia cộng đồng bằng những phương pháp nào?
5. Những yếu tổ nào ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển?
Bài tập tình huống:
Phân tích sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động phát triển sau:
Nhằm giúp người dân ở xã Thượng Long, huyện Nam Đơng, tỉnh Thừa Thiên Hiế xố đói, giảm nghèo, tổ chức ICCO (Hà Lan) đã tài trợ cho xã xây dựng một số dự án ngằm nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt của người dân, cụ thể gồm: (i) hỗ trợ phát triển sinh kế, (2) xây dựng năng lực, (3) khôi phục bản sắc văn hoá, (4) nâng cao sức khoẻ cộng đồng và (5) tạo công bằng về giới. Khôi phục lại nhà Gươl là một trong những hoạt động chính của họp phần khơi phục bản sắc văn hố. Hoạt động này được triển khai vào cuối năm 1999 và hoàn thành vào tháng 4 năm 2000, với tổng số vốn là 17 triệu đồng, trong đó người dân địa phương đóng góp 40% bằng sức lao động và các vật liệu hiện có tại địa phương như: mây, tre, lá lợp mái… Dự án khôi phụ lại nhà Gưol đã được thực hiện như sau:
Giai đoạn thiết kế:
Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung (CRD) đã tổ chức những cuộc họp thơn, họp nhóm và phỏng vấn cá nhân trong trong xã về việc xác định vấn đề của thôn bản và ưu tiên giải quyết các vấn đề này. Kết quả thu được thật bất ngờ. Mặc dù Thượng Long là một xã rất nghèo vào thời điểm đó, nhưn ưu tiên số 1 của người dân là khôi phục nhà Gươl vốn được xem là biểu tượng văn hoá đặc trưng nhất của dân tộc Cơ Tu.
Được giao thiết kế, người dân đã làm hết sức mình để bản vẽ nhà Gươl đúng với bản gốc. Điều cơ bản nhất trong việc thiết kế loại hình nhà truyền thống vốn đã bị thất truyển trong mấy chục năm là là thế nào để bản thiết kế thể hiện được nguyên bản của loại hình nhà truyền thống gốc. Để làm được điều này CRD xác định rằng, không
ai khác ngoài người dân địa phương, mà đặc biệt là các già làng, là những người có khả năng nhất. Với quan điểm đó, CRD đã tổ chức các cuộc họp thơn để thảo luận vấn đề này với người dân. Với sự tin tưởng tuyệt đối với năng lực của các già làng, người dân ở các thôn đã đồng ý để các già làng các thôn cùng bàn bạc việc thiết kế nhà Gươl. Sau khi được giao trọng trách, già làng của các thơn đã nhanh chóng nhóm họp để bàn về phương án thiết kế. Họ đã bầu lên trưởng ban thiết kế và phân chia công việc thiết kế các bộ phận của nhà Gươl cho mỗi người. Khi công việc đã được giao, các thành viên đã khẩn trương hồn thành cơng việc của mình. Có người đã đến tận Quảng Nam, nơi có cộng đồng người Cơ Tu sinh sống đơng nhất, để tham khảo về bản thiết kế. Khi các thành viên đã hoàn thành phần việc được giao, cả ban đã họp nhiều lần để đóng góp ý kiến, chỉnh sửa cho từng thành viên và đi đến thống nhất bản thiết kế chung. Theo đánh giá của người dân thì ban thiế kế đã làm việc rất tích cực và trách nhiệm trong cơng việc của mình.
Giai đoạn thi cơng
Sau khi bản thiết kế hoàn thành, người dân được huy động triển khai công trinh dưới sự chỉ đạo và giám sát của ban thiết kế. Tư tưởng chỉ đạo của dự án là huy động tối đa sự đóng góp của người dân (kể cả công lao động và vật liệu xây dựng) cho các hoạt động. Dự án chỉ hỗ trợ những gì mà người dân khơng có. Do được thảo luận dân chủ và quyết định tập thể nên người dân hoàn toàn đồng ý với nguyên tắc này. Cũng do tinh đặc thù của nhà Gươl nên hầu hết các vật liệu từ gỗ, mây tre đều ó thể khai thác tại địa phương. Để có đủ vật liệu cho cơng trình người dân đã tổ chức nhiều cuộc họp và phân chỉ tiêu cho từng thôn để khai thác nguyên vật liệu nhằm xây dựng nhà Gươl. Các thơn được phân cơng trách nhiệm đóng góp các loại vật liệu phù hợp với thế mạnh của thơn mình. Cụ thể, thơn nào có thế mạnh lấy lá mây thì được phân cơng cung ứng vật liệu lá mây để làm mái lợp, thơn nào có thế mạnh lấy giây buộc thì được phân cơng cung ứng dây buộc. Tương tự, các giài làng, trưởng bản được phân công giám sát các hoạt động riêng biệt theo năng lực của mình. Có già được phân cơng chun về kiểm tra và giám sát chất lượng mái lợp, có già làng lạo được phân công giám sát về chất lượng và thiết kế hoa văn trên các cột gỗ. Trưởng hội đồng già làng có
trách nhiệm điều hành chung. Điều đáng ghi nhận ở đây là với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng như thế, các thôn, các cá nhân đã ý thức rõ trách nhiệm của mình nên mặc dù trong điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa, rét, lụt) nhưng họ đã vượt qua mọi khó khăn để hồn thành cơng việc của mình đúng thời gian quy định với chất lượng đảm bảo.
Giai đoạn sử dụng và bảo dưỡng
Để bảo đảm nhà Gươl đơcj bảo quản tốt, sau khi cơng việc thi cơng hồn thành, một cuộc họp giữa đại diện các thôn và đại diện của CRD được triển khai nhằm bàn về kế hoạch bảo quản và bảo dưỡng nhà Gươl. Cuộc họp đã đi đến thống nhất là Ban phát triển xã sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành bảo vệ, bảo dưỡng nhà Gươl. Sau khi được giao trách nhiệm, Ban Phát triển xã đã tổ chức họp để lấy ý kiến của người dân về vấn đề này. Bản nội quy được hoàn thành với ý kiến tổng hợp từ kết quả họp dân của các thôn. Nội dung chính của bản nội quy tập trung vào mục đích sử dụng của nhà Gươl, các chế tài cho những sai phạm, kế hoạch cũng như trách nhiệm của các thong, cá nhân trong việc duy tu và bảo dưỡng.
Mặc dù đã xây dựng được bảng nội quy nhưng ban phát triển đã nhận đinh là nếu chỉ sử dụng bảng nội quy thì việc sử dụng và bảo vệ nhà Gươl vẫn chưa hẳn đã tốt. Theo họ, đối với văn hố Cơ Tu thì việc nói cho mọi người thơng hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng và bảo vệ nhà Gươl như thế nào cho tốt là điều kiện tiên quyết. Trên quan điểm đó, một cuộc tuyên truyền về vấn đề này được triển khai. Đối tượng được chú trọng nhiều nhất là trẻ em và thanh niên, vì theo họ ý thức của những đối tượng này chưa cao nên hành vi, thái độ của họ có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ nhà Gươl. Với chiến lược sử dụng và bảo vệ khá chặt chẽ như vậy, Thượng Long đã duy trì được nhà Gươl của mình cho đến hơm nay với chất lượng đảm bảo.
Bên cạnh việc xây dựng nội quy, hoạt động khánh thành cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ nhà Gươl. Hoạt động khánh thành được tổ chức rất long trọng với sự tham gia của toàn dân. Đặc biệt, lễ hội đâm trâu, một lễ hội đặc sắc của người Cơ Tu được tái hiện sau nhiều năm khơng có điều kiện tổ chức đã tăng them tính tôn nghiêm của nhà Gươl. Cùng với sự
thành công của việc xây dựng nhà Gươl, lễ khánh thành đã tạo thêm lòng tin cho người dân vào các hoạt động sau này của dự án.
Đến nay, mặc dù đã qua một số lần thay mái (do mục nát), về hình thức và chất lượng, nhà Gươl vẫn giữ nguyên hiện trạng ban đầu. Về mặt chức năng, nhà Gươl đang ngày càng quan trọng hơn đối với đời sống tinh thần của người dân địa phương. Với sự phát triển chung, nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân ngày càng tăng. Nhà Gươl đã đáp ứng được nhu cầu hội họp, tổ chức các buổi lễ hội truyền thống của người dân.
CHƯƠNG III: NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN