Một số định nghĩa về sự tham gia của cộng đồng như sau:
Tham gia được xác định như một đóng góp tự nguyện của người dân vào một hoặc nhiều chương trình cơng cộng nhằm phát triển quốc gia, nhưng người dân khơng được mong đợi là sẽ góp phần vào hình thành chương trình hoặc phê phán nội dung các chương trình (Ủy ban Kinh tế Châu Mỹ La tinh, 1973)
Tham gia bao gồm sự can dự của người dân trong tiến trình ra quyết định, trong thực hiện chương trình, chia sẻ quyền lợi của các chương trình phát triển cũng như trong đánh giá những chương trình này (Cohen và Uphoff, 1977)
Sự tham gia của người dân chủ yếu là tạo mối quan hệ với kinh tế và chính trị trong diện rộng xã hội; nó khơng chỉ là sự can dự trong những hoạt động dự án, mà hơn nữa là tiến trình trong đó người dân nơng thơn có khả năng tự tổ chức, thơng
qua tổ chức của riêng họ, họ có khả năng xác định nhu cầu của mình, chia sẻ thiết kế, thực hiện và lượng giá hành động cùng tham gia (FAO, 1982)
Sự tham gia của cộng đồng là một tiến trình chủ động qua đó người thụ hưởng hay nhóm thân chủ ảnh hưởng định hướng và sự thực hiện một dự án phát triển với quan điểm nâng cao chất lượng cuộc sống về thu nhập, tăng trưởng cá nhân, tự tin hoặc những giá trị khác mà họ mong ước (Paul, 1987)
Sự tham gia của cộng đồng là quá trình cộng đồng cùng với các cơ quan phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý tưởng, mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, lao động và thời gian. (Theo Setty 1991).
Từ các khái niệm trên có thể thấy nội hàm sự tham gia của cộng đồng như sau:
Thứ nhất, nội dung sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển gồm:
(i) Tham gia xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên. Đây chính là sự tham gia trong giai đoạn lập kế hoạch. Trong giai đoạn này cộng đồng tham gia tư vấn ý kiến, thái độ và những mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển nào đó trong q trình lập kế hoạch, quy hoạch. (ii) Cộng đồng tham gia trong q trình thực hiện bằng cách đóng góp mối quan tâm, vật liệu, tiền bạc, sức lao động… để cùng với các bên liên quan thực hiện hoạt động phát triển. (iii) Cộng đồng tham gia giám sát và đánh giá: Đây là hoạt động tự nguyện của cộng đồng nhằm theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định của các bên nhằm phát hiện các vi phạm để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
Thứ hai, sự tham gia của cộng đồng tức là một sự tham gia của người dân với
vị trí là thành viên trong cộng đồng thống nhất. Mỗi người dân với các tính cách, mục tiêu và lợi ích có thể khác nhau thì sự tham gia của họ khơng phải là đứng ngoài, đứng trên mà chính là đứng trong lợi ích chung của cộng đồng. Người dân chỉ tham gia được khi gắn mình với cộng đồng và ngược lại, cộng đồng chỉ mạnh khi phát huy được sức mạnh của từng người dân.
Thứ ba, sự tham gia của cộng đồng là bình đẳng với các bên liên quan. Đây là
một trong những yêu cầu cốt lõi của sự tham gia. Trong quá trình tham gia cộng đồng trở thành đối tác của các bên trong quá trình thiết kế, thực hiện và có quyền ra quyết định chứ khơng phải là đối tượng chịu ảnh hưởng thụ động các tác động của hoạt động phát triển.
Thứ tư, cộng đồng có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc tham gia thông
qua đại diện cộng đồng tuỳ thuộc vào phạm vi, quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của hoạt động phát triển. Có những hoạt động cần huy động sự tham gia của cá nhân cộng đồng nhưng cũng có những hoạt động huy động sự tham gia của đại diện sẽ hiệu quả hơn.
Thứ năm, trong thực tế không phải mọi thành viên trong cộng đồng đều muốn
tham gia quản lý phát triển, nhưng điều quan trọng là phải tạo cho mọi người có cơ hội được tham gia nếu họ muốn.