Sự tham gia tập trung ở ba nhóm cơ bản: một là sự tham gia của cộng đồng, hai là sự tham gia của khu vực tư nhân và ba là sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ.
Sự tham gia của cộng đồng: đây là nhóm đối tượng những người hưởng lợi và chiụ tác động trực tiếp của hoạt động phát triển. Doanh nghiệp tham gia với tư cách là chủ thể chính trực tiếp thực hiện hoạt động phát triển. Nhà tài trợ (tổ chức phi chính phủ) tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển bằng cách tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho hoạt động phát triển thông qua các ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển, cũng có những trường hợp các nhà tài trợ trực tiếp tham gia thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động phát triển.
Nội dung tham gia của các nhóm này chủ yếu gồm: tham gia phản biện, tham gia thực hiện và tham gia giám sát. Đây là sự tham gia quan trọng nhất. Vì họ là những người trực tiếp chịu tác động của các hoạt động phát triển. Do đó, tiếng nói và đóng góp của họ vào các hoạt động phát triển có tính thực tiễn cao, phản ánh và làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà khi lập kế hoạch nhà nước chưa có điều kiện đề cập
đến. Sự phản biện của người dân và xã hội sẽ tạo áp lực buộc chính phủ phải cân nhắc tính toán khi quyết định hoạt động phát triển. Muốn huy động được sự tham gia này, nhà nước cần tạo một cơ chế tiếp nhận thông tin phản biện, công bố dự thảo kế hoạch và các mốc thời gian để công dân và các tổ chức xã hội nghiên cứu, phản biện. Sự tham gia của cộng đồng cịn có tác động tích cực trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước và hành vi của nhân viên nhà nước, ngăn ngừa và hạn chế được các hành vi tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc để chuộc lợi cá nhân. Đồng thời, khi người dân tham gia thì trách nhiệm sử dụng và bảo vệ thành quả mà họ làm được sẽ nâng lên và do đó hiệu quả hoạt động phát triển sẽ càng được nâng cao.