Dựa trên hệ thống đánh giá sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở theo chỉ số PAPI, có thể đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển theo các tiêu chí sau:
Tri thức công dân. Nội dung thành phần ‘tri thức công dân’ giúp làm rõ mức
độ hiểu biết của người dân về hoạt động phát triển, qua đó đánh giá hiệu quả của các bên liên quan trong việc phổ biến quyền được biết tới người dân. Được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
•Tỉ lệ người dân biết về các hoạt động phát triển ở địa phương (%)
•Tỉ lệ người dân biết quyền được tham gia vào các hoạt động phát triển ở địa phương (%)
phát triển ở địa phương.
Cơ hội tham gia. Nội dung thành phần ‘cơ hội tham gia’ tìm hiểu trải nghiệm
của người dân khi tham gia các bước của quản lý phát triển. Người dân được hỏi về việc họ có được tham gia vào q trình thực hiện các hoạt động phát triển gần đây hay không.
Tỉ lệ người dân đã tham gia lập kế hoạch cho hoạt động phát triển gần đây nhất (%)
Tỉ lệ người dân đã tham gia thực hiện hoạt động phát triển gần đây nhất (%) Tỉ lệ người dân đã tham gia giám sát hoạt động phát triển gần đây nhất (%)
Chất lượng tham gia. Chất lượng tham gia hoạt động phát triển đánh giá dựa
trên các tiêu chí đo lường việc người dân tự quyết định lựa chọn hoạt động phát triển, cách thức tổ chức hoạt động phát triển nhằm đảm bảo hoạt động phát triển được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững .
•Tỉ lệ người dân cho biết được lựa chọn hoạt động phát triển tại địa phương (%)
•Tỉ lệ người dân cho biết việc lựa chọn nhà cung ứng thực hiện hoạt động phát triển tại địa phương là minh bạch (%)
•Tỉ lệ người dân cho biết đã tham gia vào việc quyết định xây mới/tu sửa cơng trình cơng cộng ở địa phương (%)
•Tỉ lệ người dân cho biết hoạt động phát triển được thực hiện minh bạch (%)
Đóng góp tự nguyện. Đóng góp tự nguyện để thực hiện các hoạt động phát
triển là một hình thức biểu hiện sự tham gia tự nguyện, chủ động của cộng đồng, thay vì bị chính quyền ép buộc. Một khi cộng đồng chủ động tham gia, họ sẽ đóng góp tích cực vào các quy trình quản lý phát triển, từ khâu khởi động đến khâu giám sát.
•Tỉ lệ người dân cho biết đã đóng góp tự nguyện cho một hoạt động phát triển ở nơi sinh sống (%)
•Tỉ lệ người dân cho biết Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát việc xây mới/tu sửa cơng trình (%)
•Tỉ lệ người dân cho biết đóng góp của họ được ghi chép vào sổ sách của xã/phường (%)
•Tỉ lệ người dân cho biết có tham gia đóng góp ý kiến trong q trình thiết kế để xây mới/tu sửa cơng trình (%)
Tiếp cận theo quy trình Nhận - biết - bàn - làm - kiểm tra
Đây là quy trình sáng tạo của Việt Nam trong quá trình thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, phát huy quyền làm chủ của người dân. Áp dụng quy trình này vào đánh giá và tổ chức sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển như sau:
Bước 1, cần xác định rõ nội dung và mối tương quan của 5 bước:
- Nhận: Để huy động sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển cần làm rõ khi tham gia cộng đồng nhận được những gì, được hưởng những lợi ích gì. Có thể cụ thể hố các lợi ích như: lợi ích vật chất (ví dụ được vay vốn,…) lợi ích tinh thần (ví dụ danh tiếng), lợi ích về chất lượng môi trường sống (ví dụ nước sạch, giảm bệnh tật…)
- Biết: Tăng cường nhận thức của cộng đồng qua các câu hỏi lien quan đến sự tham gia của họ vào một nhiệm vụ cụ thể. Bằng cách giải đáp 6 câu hỏi: Nhiệm vụ đó là gì? Tại sao có nhiệm vụ đó, tại sao họ cần tham gia? Tham gia vào nhiệm vụ đó như thế nào? Thực hiện nhiệm vụ đó ở đâu? Thực hiện khu nào? Bao lâu? Những ai được/phải tham gia?
- Bàn: tổ chức cho cộng đồng bàn bac về các giải pháp mà họ sẽ thực hiện khu tham gia vào quản lý phát triển, bàn bạc về những gì họ nhận được và những nhiệm vụ họ phải làm
- Làm: tổ chức cho cộng đồng thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ
- Kiểm tra: Tổ chức cho cộng đồng hoặc đại diện cộng đồng có thể kiểm tra tiến trình thực hiện hoạt động phát triển, kết quả, quyền lợi họ nhận được.
Bước 2: Chỉ số lượng hoá sự tham gia của cộng đồng hay là đo độ tham gia
của cộng đồng CPM (community Participatory Measure) được tính toán như sau: - Đặt các trọng số: N= nhận; B1= biết; B2 = bàn; L = làm; K = Kiểm tra có trá trị bằng nhau. Mức độ kỳ vọng tối đa đạt được của các tiêu chí là bằng 1 (đạt được 100%).
- Xác định n, b1,b2, l, k là mức độ đạt được trên thực tế của từng tiêu chí (được thực hiện bởi nhóm chuyên gia giám sát và đánh giá của tổ chức hoặc dự án), các giá trị này có thể đạt từ 0 – 100%, chuyển giá trị đạt được sang dạng số thập phân, được giá trị của từng tiêu chí từ 0 ÷ 1,0
CPM = 0,2 x (n + b1 + b2 + l + k) Kết quả tính toán 0 ≤ CPM ≤ 1
CPM: 0-0,2 hầu như không tham gia; 0,2-0,4 tham gia ít; 0,4-0,6 tham gia trung bình; 0,6-0,8 tham gia nhiều; 0,8-1 tham gia hoàn toàn.
Phương pháp này khá đơn giản, nhanh và chi phí thấp. đã được áp dụng ở một số trường hợp như: đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong bảo vệ môi trường xí nghiệp than cọc 6 (Bùi Thị Xuân Hoa, 2004), trong xí nghiệp chè Thái Nguyên (Nguyễn Thị Phương Dung, 2005) đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ đa dạng sinh hoạt tại Vườn Quốc gia Cát Bà (Vũ Văn Hiếu, 2005).