Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

Một phần của tài liệu THNN1_Phân tích chiến lược sản phẩm ô tô VinFast (Trang 27 - 30)

(Nguồn: Ngô Thị Thu, 2011)

2.4. CÁC PHỐI THỨC CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 2.4.1 Chiến lược giá 2.4.1 Chiến lược giá

2.4.1.1 Khái niệm và những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định giá a) Các khái niệm

Giá cả: Dưới những góc độ khác nhau ta có thể hiểu giá cả là biểu tượng của giá trị sản

phẩm, là giá trị mà người mua phải bỏ ra hay là khoản thu nhập mà người kinh doanh có được từ việc bán sản phẩm.

Chiến lược giá: Chiến lược giá là những chiến lược quyết định về giá trong dài hạn

nhằm định hướng đạt được mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định về giá bao gồm: Yếu tố nội vi (các mục tiêu, biến số marketing hay chi phí sản xuất), yếu tố ngoại vi (thị trường, nhu cầu của khách hàng, mối quan về giữa cầu giá trên thị trường hay tâm lý khách hàng, điều kiện kinh tế - xã hội).

2.4.1.2. Các chiến lược giá

Chiến lược định giá sản phẩm mới

- Định giá hớt váng: Chiến lược này thường được áp dụng trong các trường hợp như: Mức cầu của sản phẩm cao, chất lượng hay hình ảnh của sản phẩm ở mức giá cao, thị trường ít cạnh tranh.

- Chiến lược định giá thâm nhập thị trường: Chiến lược này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ định giá thấp hơn giá thành của sản phẩm nhầm nhanh chóng chiếm được thị phần mà có thể từ bỏ lợi nhuận trước mắt.

17

Chiến lược định giá cho phối thức của sản phẩm

- Định giá cho dòng sản phẩm: Định giá khác nhau đối với từng dòng sản phẩm. - Định giá theo sản phẩm tùy chọn: Áp dụng cho sản phẩm có đi kèm phụ kiện mà phụ kiện này có nhiều lựa chọn khác nhau.

- Định giá theo sản phẩm bổ trợ: Định giá theo các sản phẩm được dùng kèm với sản phẩm chính.

- Định giá theo phó phẩm: Định giá theo các sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất ra sản phẩm mới.

- Định giá sản phẩm trọn gói: Định giá theo từng tập hợp sản phẩm có thể đi cùng nhau.

2.4.2 Chiến lược chiêu thị

2.4.2.1. Khái niệm

Chiến lược chiêu thị bao gồm rất nhiều hoạt đồng về giới thiệu thông tin sản phẩm, thương hiệu sản phẩm hay các hoạt động khác nhằm đạt được cácc mục tiêu về chỉ số truyền thông của doanh nghiệp.

2.4.2.2 Nội dung của chiến lược chiêu thị

Các công cụ chiêu thị bao gồm: Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân hay marketing trực tiếp.

Vai trò của chiêu thị

- Đối với doanh nghiệp: Chiêu thị là một công cụ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong

việc xâm nhập thị trường mới, tăng doanh số, hay có thể là cơng cụ truyền thơng cho sản phẩm, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp,…

- Đối với người tiêu dùng: Chiêu thị sẽ cung cấp những thông tin về sản phẩm và những

lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng.

- Đối với xã hội: Chiêu thị có thể tạo động lực cạnh tranh hay hỗ trợ chi phí cho các

phương tiện thông tin đại chúng.

Chức năng của chiêu thị: Chiêu thị có các chức năng như: Thơng tin, kích thích hay

liên kết tạo quan hệ

2.4.3 Chiến lược phân phối

2.4.3.1. Định nghĩa phân phối, kênh phân phối

Định nghĩa phân phối: Phân phối là một hệ thống nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ

đến tay người tiêu dùng tại một thời điểm, địa điểm nhất định với mục đích nhằm thỏa mãn được nhu cầu của nhà trung gian hay người tiêu dùng.

18

Định nghĩa kênh phân phối: Kênh phân phối bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân

cùng tham gia vào quá trình cung cấp sản phẩm hay dịch vụ để tay người tiêu dùng tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

2.4.3.2. Định nghĩa và vai trò chiến lược phân phối

Định nghĩa chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối hệ thống các nguyên tắc mà

doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để đạt được mục tiêu phân phối sản phẩm trên thị trường. Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu.

Vai trò của chiến lược phân phối: Thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Góp phần thỏa mãn nhu cầu cho thị trường mục tiêu, giúp tăng độ bao phủ thị trường cho doanh nghiệp.

- Tạo sự liên kết giữa các hoạt động sản xuất với khách hàng và trung gian. - Tạo điểm khác biệt cho thương hiệu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

- Phối hợp cùng các chiến lược khác thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, người viết đã hệ thống lại lý thuyết về marketing, chiến lược S – T – P, chiến lược sản phẩm cũng như các phối thức của chiến lược sản phẩm. Đây là cơ sở lí luận về chiến lược sản phẩm giúp người viết có những kiến thức rõ ràng để bước vào chương 2 của đề tài: “Phân tích chiến lược sản phẩm cho dịng sản phẩm ơ tơ của

công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast giai đoạn 2018 - hiện nay”. Tiếp theo

19

CHƯƠNG 3:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CHO DỊNG SẢN PHẨM Ơ TƠ CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH

DOANH VINFAST

3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG Ô TÔ TẠI VIỆT NAM 3.1.1. Giới thiệu về thị trường ô tô tại Việt Nam 3.1.1. Giới thiệu về thị trường ô tô tại Việt Nam

3.1.1.1. Lịch sử phát triển

Tháng 12/1958, Chiến Thắng là xe bốn chỗ đầu tiên do các kỹ sư, công nhân Việt Nam ở Nhà máy Chiến Thắng (phía Bắc) phát triển từ mẫu xe Fregate chạy xăng của Pháp.

(Nguồn: www.vnexpress.net)

Năm 1970, ở thị trường miền Nam chiếc La Dalat giá rẻ với 4 dòng xe do người Việt lắp ráp theo tiêu chuẩn của Hãng Citroen (Pháp) xuất hiện.

Hình 3.2: Mẫu xe La Dalat

(Nguồn: www.vnexpress.net)

Tháng 8/1995, Toyota, Ford và Chysler cùng nhận được giấy phép đầu tư thành lập liên doanh ôtô tại Việt Nam. Ngành ô tô Việt Nam cũng đã chứng kiến sự có mặt của khoảng 16 doanh nghiệp ơtơ có vốn đầu tư nước ngồi, trong đó có nhiều tên tuổi như Honda, Mitsubishi, Mercedes-Benz…

Một phần của tài liệu THNN1_Phân tích chiến lược sản phẩm ô tô VinFast (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)