Đặc điểm giải phẫu, sinh lý

Một phần của tài liệu NONG THI THU (Trang 39 - 45)

1.5.1.1. Hình thái cơ thể

Cơ thể trẻ em lứa tuổi này đang phát triển mạnh cả về khối lượng và chất lượng. Chiều cao trung bình đối với cả nam và nữ

từ Tiểu học đều tăng từ 20cm đến 23cm. Nghĩa là nếu 6 tuổi các em cao 108cm – 110 cm thì 10 tuổi các em sẽ có chiều cao khoảng 128cm – 133cm. Trọng lượng cơ thể các em cũng có sự tăng trưởng đáng kể. Trung bình 6 tuổi trọng lượng các em là 18kg - 20kg đến 10 tuổi các em đã cân nặng từ 24kg - 30kg (tăng 6kg - 10 kg). Tương tự các kích thước khác của cơ thể (các chu vi, chiều dài, chiều rộng...) cũng có sự thay đổi đáng kể. [26], [27], [40]

1.5.1.2. Hệ thần kinh

Ở tuổi thiếu niên nhi đồng sự phát triển của hệ thống thần kinh được nâng cao không ngừng cùng với sự tăng lên cùng tuổi tác. Thể hiện rõ nét nhất là trọng lượng của não khoảng 359gam, 1 tuổi là 500gam đến khoảng 6 - 7 tuổi trọng lượng não đã có thể nặng tới 1200gam đến khi 20 tuổi trọng lượng não khoảng 1500gam. Từ sự tăng trưởng qua các số liệu trên ta có thể thấy rất rõ não của thiếu niên nhi đồng tăng rất nhanh đến tuổi 15 trọng lượng não của các em đã gần bằng người lớn. Vì vậy có thể thấy não là một bộ phận phát triển sớm của con người.

Hệ thần kinh ở lứa tuổi từ 6 đến 10 các q trình thần kinh đã có sức mạnh và ổn định nhất định, các phản xạ có điều kiện khá bền vững, các ức chế bên trong thể hiện rõ rệt ở lứa tuổi này.

Hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Ức chế có điều kiện được tăng cường nhưng cịn yếu. Sự lan toả của hưng phấn dễ xuất hiện. Nên việc giảng dạy các động tác mới cần phải sử dụng các hình thức trực quan phong phú để tạo khái niệm về động tác. Cần sử dụng đa dạng các động tác để phát triển toàn diện cơ thể và làm cho hệ thần

kinh thích nghi cao. Những kỹ năng động tác khi đã được hình thành ở trẻ em thường rất bền vững và khó sửa những động tác sai. Các em đã bắt đầu tự kiềm chế được mình, sự phân tích - tổng hợp tri giác cũng được cải thiện hơn. [26], [27], [40]

1.5.1.3. Hệ tuần hoàn

Ở tuổi thiếu niên nhi đồng tế bào của cơ tim các e nhỏ và tính đàn hồi cũng nhỏ, van tim phát triển kém dung tích và thể tích của tim nhỏ nhịp tim nhanh hơn người lớn cùng với sự lớn lên về tuổi tác. Sự điều tiết của hệ thống tim mạch của hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh giao cảm) cũng hoàn thiện dần nhịp tim giảm dần và đạt tới mức của người trưởng thành thì ổn định.

Sở dĩ có sự biến đổi như vậy là do các nguyên nhân sau: Khi giới tính thành thục tuyến nội tiết hoạt hóa làm cho thần kinh giao cảm điều tiết tim hưng phấn từ đó làm cho lực co bóp tim mạch huyết áp tăng lên.

Thứ hai là sự phát triển của tim nhanh hơn mạch máu đường kính mạch máu tương đối nhỏ làm cho lực cản cơ học đối với lưu thông máu tăng lên.

Cơ tim của HSTH phát triển kém, do vậy lực co bóp của tim yếu. Thời gian để máu hồn thành một vịng tuần hồn ngắn hơn so với người lớn. Đường kính của động mạch vành tương đối rộng nên cơ tim được cung cấp nhiều máu. Tần số tim đập nhanh: mạch của trẻ em 6 -7 tuổi là 92 lần/phút; 10-11 tuổi là 81 lần/phút. Huyết áp tăng dần lên: huyết áp của trẻ em 7 – 8 tuổi là 99/64 mmHg; 9 - 12 tuổi là 105/70 mmHg. Thể tích tâm thu của trẻ em 7 tuổi là 23 ml; 11 tuổi là 31,6 ml (bảng 1.1).

Bảng 1.1. Mạch, thể tích tâm thu, lưu lượng phút của tim trẻ em từ 7 – 10 tuổi (theo Sankốp)

trọng (Kg) (1 phút) tâm thu (ml) lượng phút (ml) 0xy 1 phút (ml) 7 23.5 92 23.0 2120 151 8 25.5 90 25.0 2240 159 9 27.5 88 26.0 2370 169 10 30.5 86 29.2 2510 179

Việc điều hoà hoạt động của hệ thống tim mạch tương đối phát triển nhưng chưa hồn thiện, nhịp hoạt động của tim thích ứng hơn với những điều kiện khác nhau của cơ thể. Theo số liệu của một số tác giả thì từ 30 % –70 % trẻ em ở lứa tuổi này có tiếng thổi tâm thu cơ năng ở tim (Ivanốp), nhưng với những trường hợp này các em vẫn có thể tham gia tập luyện TDTT [26], [27], [40]

1.5.1.4. Hệ hô hấp

Ở tuổi thiếu niên nhi đồng khoang ngực còn nhỏ hẹp, song trao đổi chất lại rất mạnh mẽ, nhu cầu oxi cao hơn người lớn. Do độ hít thở nơng dung tích sống nhỏ nên tần số hơ hấp của thiếu niên nhi đồng cao hơn người lớn. Cùng với sự lớn lên về tuổi tác thì tần số hơ hấp cũng giảm đi đồng thời dung tích sống tăng lên như bảng 1.2 thể hiện.

Bảng 1.2. Tần số hơ hấp và dung tích sống của trẻ em 6 – 10 tuổi

Tuổi Tần số hô hấp l/p Dung tích sống (cm3) 6 25 690 7 21 1110 8 21 1175 9 20 1400 10 20 1500

Phổi phát triển, diện tích các phế nang tăng lên, Tiểu học diện tích này mới bằng nửa diện tích phế nang của người lớn.

Hoạt động của các cơ hơ hấp cũng được hồn thiện và độ giãn nở của lồng ngực tăng, vì vậy dung tích sống cũng tăng. Trẻ em ở lứa tuổi này thở nhanh (20 –25 lần/1 phút) và nơng, khơng khí lưu thơng là 160 – 280 ml.

Trao đổi chất ở trẻ em cao hơn người lớn. Nhu cầu oxy/1kg thể trọng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành. Thời kỳ hồi phục sau vận động kéo dài hơn nếu căn cứ vào sự trao đổi khí. Năng lượng tiêu hao của cơ thể trẻ em cao hơn vì các tổ chức, cơ quan của cơ thể đang phát triển đòi hỏi năng lượng để sinh trưởng, cũng vì vậy cơ thể trẻ em ở trạng thái dương về nitơ. Nếu khối LVĐ quá cao thì quá trình tạo hình bị ức chế làm cho cơ thể chậm phát triển. [26], [27], [40]

1.5.1.5. Hệ vận động

Q trình cốt hóa chưa hồn thành đặc biệt là ở tuổi học sinh lứa tuổi 6 - 10, thành phần nước và chất hữu cơ trong xương chiếm tỉ lệ cao. Trong khi đó tỉ lệ các chất vơ cơ như canxi cịn ít. Từ đó làm cho tính đàn hồi của xương tốt nhưng độ cứng của xương lại kém. Mãi tới sau 20 năm thì q trình cốt hóa mới hồn thành nên chiều cao có thể cũng chỉ phát triển đến tuổi 20 sự phát triển của chiều cao phụ thuộc chủ yếu vào gen di truyền của bố mẹ, đồng thời cịn chịu sự ảnh hưởng mơi trường và việc tập luyện (TDTT)...

Phát triển chiều cao lứa tuổi 6 -10 có chậm hơn so với lứa tuổi trước đó. Hiện tượng cốt hoá ở xương chưa kết thúc, xương cịn mềm. Cột sống có tính đàn hồi cao và dễ uốn. Độ cong của cột sống ở cổ và ngực được hình thành khi trẻ được 7 tuổi. Xương chậu ở trẻ em vẫn gồm ba xương: xương cánh chậu, xương ngồi và xương háng, bắt đầu gắn liền với nhau khi trẻ được 7 tuổi, đến năm 20 – 21 tuổi mới kết thúc. Vì vậy, khi cho các em tập

luyện TDTT cần tránh những động tác căng cơ tĩnh kéo dài (duy trì một tư thế hoặc nhảy từ cao xuống đất cứng) để khỏi gây ra cong vẹo cột sống, lệch xương chậu hoặc chậm lớn. Sự phát triển chiều cao của trẻ em chịu ảnh hưởng nhiều của hc mơn tuyến n.

Ở tuổi thiếu niên nhi đồng cơ bắp chưa phát triển đầy đủ, cơ bắp mềm thành phần nước nhiều nhưng protit, các chất dịch thể và vơ cơ ít, nhi đồng từ 8 - 9 tuổi trở đi tốc độ phát triển của cơ bắp nhanh, nước có giảm dần, hàm lượng các chất hữu cơ và vơ cơ tăng lên dung tích và sức mạnh cơ cũng tăng lên rõ rệt. Sự tăng trưởng tỷ lệ trọng có so với trọng lượng cơ thể cũng như các chỉ số sức mạnh cơ tay và cơ lưng được thể hiện ở bảng 1.3.

Bảng 1.3. Một số thông số về phát triển cơ bắp của học sinh lứa tuổi 6 - 10

Tuổi Các chỉ tiêu

8 12 15 18 Ngườ

i lớn

Tỷ lệ trọng lượng cơ bắp

so với trọng lượng cơ thể 27.2 29.4 36.6 44.2 41.8 Lực bóp tay (KG) 17.5 25.2 36.4 44.1 49.5 Lực kéo cơ lưng (KG) 17.5 25.2 92 125 155

Qua bảng trên cho thấy: Tuổi càng nhỏ tỷ lệ trọng lượng cơ bắp so với trọng lượng cơ thể càng nhỏ và ngược lại tuổi càng lớn thì sức mạnh cơ bắp càng lớn. Trước thời kỳ phát dục về giới tính cơ bắp chủ yếu phát triển theo chiều dọc nên có dài và thon sau thời kỳ thành thục về giới tính cơ bắp chủ yếu phát triển theo chiều ngang sức mạnh lúc này tăng lên rõ rệt.

Trong quá trình phát triển cơ bắp của thiếu niên nhi đồng cịn có đặc điểm phát triển khơng đồng đều biểu hiện này rất rõ

ở sự phát triển sớm của cơ bắp lớn và rất muộn ở cơ bắp nhỏ phát triển vừa ở cơ tay. Ở tay trương lực cơ co lớn hơn cơ duỗi còn ở chân trương lực cơ duỗi lớn hơn cơ co. Tất cả các dặc điểm cơ bắp này ảnh hưởng đến việc nắm bắt kĩ thuật và nhịp điệu chính xác.

Tính đàn hồi của cơ bắp ở trẻ em cao hơn người lớn do vậy biên độ co duỗi cơ bắp của thiếu niên nhi đồng thường lớn hơn người lớn. Nhưng do sợi cơ của các em còn nhỏ, mặt cắt ngang cơ cũng nhỏ nên sức mạnh kém thiết diện cơ và sức mạnh cơ bắp được tăng dần theo lứa tuổi đến khoảng 25 tuổi thì sự phát triển chững. [26], [27], [40]

Một phần của tài liệu NONG THI THU (Trang 39 - 45)