Vai trò của trò chơi vận động trong giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu NONG THI THU (Trang 26 - 30)

khơng đạt được mục đích đã đề ra.

1.3. Khái quát về sử dụng trò chơi vận động trongphát triển thể lực cho học sinh tiểu học phát triển thể lực cho học sinh tiểu học

1.3.1. Vai trò của trò chơi vận động trong giáo dụcthể chất thể chất

Hệ thống các tri thức cơ bản của tất cả các bài tập, hoạt động TDTT, giờ học thể dục…ảnh hưởng tới sức khoẻ và phát triển vận động của cơ thể (sức mạnh, nhanh, bền, khéo léo). Trong đó, hệ thống tri thức cơ bản về phương pháp tập luyện TDTT và trị chơi có ý nghĩa to lớn.

Trò chơi là một hoạt động đa dạng của con người, xuất hiện đồng thời với lao động và phát triển với sự phát triển của xã hội nhằm thoả mãn những nhu cầu, đạo đức, giáo dục…Trò chơi là bộ phận của nền văn hoá xã hội, là một phương tiện, phương pháp hữu hiệu để giáo dục con người, trước hết là giáo dục trẻ em ở độ tuổi đi học.

Đối với trẻ em, trị chơi là nhu cầu khơng thể thiếu được, là thế giới thu nhỏ của trẻ. Thơng qua trị chơi, trẻ em được chuẩn bị từng bước để đi vào cuộc sống xã hội, làm chủ xã hội. Từ góc độ sư phạm - giáo dục, trị chơi là một nội dung quan trọng để

thực hiện chức năng chuẩn bị thế hệ cho mỗi xã hội. Do vậy, không thể đối lập hoặc tách rời giữa việc học và chơi của trẻ.

Theo nghĩa đó, việc nghiên cứu về trị chơi đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học, giáo dục, phụ huynh học sinh. Nội dung nghiên cứu về trị chơi của trẻ em có thể chia thành ba vấn đề lớn:

- Thứ nhất: sưu tầm, nghiên cứu ra các trị chơi thích hợp. - Thứ hai: tạo ra các chỗ chơi và đồ chơi cho trẻ.

- Thứ ba: tổ chức vui chơi cho trẻ ở gia đình, nhà trường và những nơi cơng cộng.

Dưới góc độ GDTC, vấn đề được chú ý nghiên cứu hơn cả là sưu tầm, biên soạn những TCVĐ phù hợp với tâm sinh lý, điều kiện thực hiện và tổ chức tốt quá trình chơi ngay tại trường học, trong các giờ thể dục nội và ngoại khoá.

Trên thế giới, hầu như nước nào cũng chú ý quan tâm đến vấn đề chơi của trẻ em. Xu hướng chung hiện nay là khai thác, hệ thống hố và cải tiến những hình thức vui chơi có tính dân tộc để sử dụng kết hợp với những trò chơi thi đấu hiện đại trong việc giáo dục trò chơi cho trẻ em. Theo nhiều nhà nghiên cứu về TDTT cho trẻ em như tmóhy (Nhật Bản), Lưu Tân (Trung Quốc), M.Kleva (Mỹ) v.v...TDTT nói chung trong đó có TCVĐ đã có vai trị quan trọng đối với việc thúc đẩy sự phát triển của bộ phận cơ thể như:

- Thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, cơ, khớp. - Thúc đẩy việc tuần hoàn máu.

- Thúc đẩy sự phát triển của hệ hô hấp.

- Thúc đẩy nhanh qúa trình cân bằng của hệ thần kinh. - Thúc đẩy các hệ thống tiêu hoá nội tiết.

Do tác dụng quan trọng đó của TDTT (trong đó có TCVĐ), mà TDTT cũng như trị chơi đã góp phần tăng cường thể chất cho học sinh.

Mặt khác trò chơi là một hoạt động tập thể, trị chơi có chủ đề tư tưởng và chủ đích giáo dục cụ thể nên trong qúa trình chơi trị chơi có thể giáo dục cho học sinh những đức tính tốt đẹp như tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần dũng cảm cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác.

Chính do tác dụng to lớn đó mà nhiều chuyên gia giáo dục đã đánh giá TCVĐ là một phần rất quan trọng và to lớn chẳng những để hoạt động thể chất mà còn để giáo dục nhân cách cho học sinh.

Ở nước ta, từ những năm 1960 đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về trị chơi cho trẻ được công bố. Vào những năm đầu của thập niên 70, một vài khoá Trung học và Đai học TDTT TW I đã được học môn lý luận và phương pháp TCVĐ. Từ thập niên 80 đến nay TCVĐ đã trở thành mơn học chính thức của các trường TDTT.

Năm 1995, kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Anh Thơ đã khái quát về vấn đề nghiên cứu trị chơi cho trẻ em ở nước ta. Có thể nhận thấy một số vấn đề như sau:

- Đã có một số cơng trình nghiên cứu về trị chơi áp dụng cho em những lứa tuổi 7 - 12 (học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở), cũng như những trò chơi cho lứa tuổi học sinh mẫu giáo lớp 4 - 6 tuổi.

- Việc khai thác và áp dụng các loại trò chơi, nhất là TCVĐ và dân gian Việt Nam cịn chưa đầy đủ và tồn diện đối với giảng dạy trò chơi và tinh thần cho trẻ em.

Từ những nhận định trên, để góp phần thực hiện chiến lược giáo dục trị chơi cho học sinh nói chung và học sinh tiểu họcnói riêng, cần nghiên cứu và vận dụng đa dạng các trị chơi vào giờ học TDTT nhằm mục đích phát triển thể chất cho các em.

Vui chơi vừa là hoạt động đặc trưng của trẻ em, vừa là hoạt động mang ý nghĩa giáo dục. ở nước ta, trong những năm qua việc vui chơi của trẻ em đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và các lĩnh vực khoa học khác nhau. Ngành Giáo dục - Đào tạo đã chủ trì chương trình “lồng ghép” phát triển của trẻ em…Đó là những định hướng chương trình đúng và rất cần thiết. [29]

Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Anh Thơ năm 1995 đã chỉ rõ: “Điều kiện vui chơi giải trí của trẻ em hiện nay cịn rất thiếu thốn. Trẻ em hầu như khơng có nơi chơi, chỗ chơi (ngay cả trong trường học). Các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ vui chơi cũng còn rất hạn hẹp, trẻ em thường chơi tuỳ hứng, ít được hướng dẫn, tổ chức chơi hợp lý. Ngoài ra trẻ em (nhất là trẻ em ở nông thôn), sống trong điều kiện thiếu thốn về thời gian, đời sống kinh tế gia đình cịn nhiều khó khăn, bận rộn về cơng việc, các giáo viên cũng ít sử dụng các TCVĐ, hoặc có sử dụng song nội dung cũng nghèo nàn do thiếu kiến thức về trò chơi”.

Từ thực trạng trên, nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các TCVĐ cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh 8-9 tuổi nói riêng là cơng việc hết sức cần thiết. Mục đích của đề tài này là khai thác hiệu quả nội dung tổ chức các TCVĐ, nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho các em, đa dạng hoá các loại hình hoạt động TDTT trong nhà trường, để thực hiện chương trình mục tiêu: “Cải tiến nâng cao chất lượng thể chất, sức khoẻ, phát

triển bồi dưỡng tài năng thể thao cho học sinh và sinh viên trong nhà trường các cấp”.

Một phần của tài liệu NONG THI THU (Trang 26 - 30)