Một số vấn đề về đánh giá thể lực cho học sinh trong trường học các cấp

Một phần của tài liệu NONG THI THU (Trang 37 - 39)

Đánh giá về các chỉ tiêu thể lực là một bộ phận quan trọng trong đánh giá chất lượng GDTC trong trường học các cấp và đã được quan tâm ở nhiều quốc gia.

Ở Liên Xô (cũ) năm 1931 đã ban hành tiêu chuẩn tổ hợp các bài tập ''Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc''. Nội dung và các yêu cầu đã được điều chỉnh và thay đổi, nó đã phản ánh sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống, phản ánh tiến trình nhanh chóng hồn thiện thể chất của các thế hệ công dân và sự phát triển logic của hệ thống GDTC Xô Viết. Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trên các nguyên tắc và cơ sở khoa học GDTC và mức độ đánh giá cho các thành viên trong xã hội thực hiện, các tiêu chuẩn này được xác định theo lứa tuổi, năm học và giới tính. Nội dung và yêu cầu tiêu chuẩn phụ thuộc vào hệ thống GDTC của mỗi quốc gia [19].

Trong tổ hợp: ''Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc'' đã thể hiện rõ các nguyên tắc cơ bản của hệ thống GDTC Xô Viết như nguyên tắc liên hệ với thực tiễn lao động và quốc phịng, ngun tắc phát triển cân đối tồn diện, nguyên tắc nâng cao sức khoẻ. Các tiêu chuẩn trong tổ hợp đã là cơ sở cho mọi tiêu chuẩn thể hiện các chương trình GDTC ở Liên Xơ (cũ). Trong tổ hợp ''Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc'' có 5 cấp: cấp 1,2,3 là các cấp dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng, cấp 4 là cấp ''hoàn thiện thể chất'' dành cho các lứa tuổi 19 - 28 và 29 - 39 (nam) 19- 28 tuổi và nữ 29 - 34 tuổi, cấp 5 ''Sảng khoái và sức khoẻ '' là cấp giành cho nam từ 40 đến 60 tuổi, cho nữ là từ 35 đến 55 tuổi [19].

Tổ hợp các bài tập này bao quát hầu hết các giai đoạn phát triển của con người qua các lứa tuổi và sự chuyển biến từ cấp này sang cấp khác chỉ rõ mức độ chuẩn bị thể lực theo lứa

tuổi, sự tăng tiến theo yêu cầu và các tiêu chuẩn đó tăng từ cấp này sang cấp khác cho tới khi các yếu tố tự nhiên và thoái biến theo lứa tuổi bắt đầu tác động tới cơ thể. Trong các tiêu chuẩn và yêu cầu của mỗi cấp còn xét đến các chỉ số phát triển và năng lực thể chất và các chỉ số về thành tích, về mức độ tiếp thu kiến thức kỹ năng, kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống con người.

Ở Nhật, từ năm 1993 cũng đã xây dựng hoàn chỉnh các Test kiểm tra thể chất cho mọi người với các nội dung cho học sinh từ tuổi “mẫu giáo” (4 tuổi) đến HS, SV (24 tuổi) và đối tượng nhân dân từ (24 – 65 tuổi). Các nội dung đó bao gồm: Bật xa khơng đà (cm), ngồi gập thân (lần/30s), nằm sấp co duỗi tay (lần) và chạy 5 phút (m) tính quãng đường đạt được [19].

Ở nước ta, trong thời kỳ 1955 - 1965 đã ban hành tiêu chuẩn Rèn luyện thân thể tạm thời theo lứa tuổi trong HS, SV các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

Ngày 18 tháng 9 năm 2008, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá, xếp loại thể lực HS, SV, trong đó quy định rõ có thể sử dụng từ 4-6 tiêu chí trong Quyết định để đánh giá trình độ thể lực cho học sinh trong trường học các cấp. Tiêu chuẩn đánh giá từng tố chất thể lực riêng lẻ và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp mức tốt, đạt và không đạt cũng được chi tiết trong Quyết định [16].

Một phần của tài liệu NONG THI THU (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w