NĨI VỀ HIỂU BIẾT VÀ LÀM (hạnh, hƣớng) mà phát tâm

Một phần của tài liệu Dai-Thua-Khoi-Tin-Luan-HT-Thien-Hoa-Dich (Trang 101 - 104)

(hạnh, hƣớng) mà phát tâm

CHÁNH VĂN

Phải biết, lối phát tâm này (biết và làm) cĩ phần thắng hơn lối phát tâm trƣớc (Tín phát tâm). Bồ Tát bắt đầu từ Chánh tín (Thập tín) đến đây (Hạnh và Hƣớng), trải qua gầm mãn một vơ số kiếp thứ nhứt, nên đối với Chơn nhƣ, các vị này hiện đã hiểu ngộ rất thâm thuý và sự tu hành khơng cịn chấp tƣớng nữa.

Bồ Tát biết tánh Phật của mình (tâm minh) khơng cĩ tham lam bỏn xẻn, nên tuỳ thuận theo tánh Phật tu hạnh Bố thí Ba la mật (Bố thí rốt ráo). Bồ Tát biết tánh Phật của mình khơng nhiễm ơ, xa lìa các tội lỗi ngũ dục, nên tuỳ thuận theop tánh Phật, tu pháp trì giới Ba la mật. Bồ Tát biết tánh Phật của mình khơng khổ não, xa lìa các sân hận, nên thuận theo tánh Phật, tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật. Bồ Tát biết tánh Phật của mình khơng cĩ tƣớng thân tâm, xa lìa việc giải đãi, nên tuỳ thuận theo tánh Phật, tu Tinh tấn Ba la mật.Bồ Tát biết tánh Phật của mình thƣờng định, khơng cĩ tan loạn, nên tuỳ thuận theo tánh Phật, tu pháp Thiền định Ba la mật. Bồ Tát biết tánh Phật

của mình sáng suốt, khơng cĩ vơ minh, nên tuỳ thuận theo tánh Phật, tu Trí huệ Ba la mật.

---o0o---

LƢỢC GIẢI

Trong phần "Phân biệt hành tƣớng phát tâm đến Đạo", cĩ chia ra ba hạng:

1. Tín phát tâm, tức là viên mãn địa vị Thập tín mà phát tâm.

2. Biết và làm phát tâm, tức là ở địa vị Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hƣớng) mà phát tâm.

3. Chứng nhập chơn nhƣ phát tâm, tức là ở hàng Thập địa Bồ Tát mà phát tâm.

Đoạn này nĩi về hàng Tam hiền phát tâm.

Hành giả từ khi phát tâm tu hành, cho đến mãn địa vị Tam hiền, đây là đợt thứ nhất, phải trải qua một "vơ số kiếp". Sau khi mãn Tam hiền lên đến Thất địa, hành giả phải trải qua một "vơ số kiếp" về đợt thứ hai. Từ Bát địa trở lên quả vị Phật, hành giả phải trải qua một "vơ số kiếp" nữa, về đợt thứ ba. Hành giả phải trải qua ba vơ số kiếp nhƣ vậy, và trƣờng kỳ kháng chiến với giặc phiền não nội tâm, bao giờ hồn tồn thắng trận mới đƣợc thành Phật. Trong vơ số kiếp thứ nhứt, hành giả bị bại trận nhiều mà thắng ít. Đến vơ số kiếp thứ hai, là giai đoạn giằng co, hành giả năm ăn năm thua. Bƣớc qua vơ số kiếp thứ ba thì hành giả thắng nhiều thua ít.

Vì hạng thứ hai là "Hiểu vá Làm mà phát tâm" trƣớc. Từ địa vị Thập tín đến địa vị Tam hiền, vì hành giả tu hành trải qua gần mãn một vơ số kiếp, nên ngộ đƣợc chơn tâm; nhƣng chƣa chứng nhập. Tuy nhiên, về việc tu hành, hành giả đã cởi mở rất nhiều những sự nặng nề về phần tu hữu hƣớng (chấp danh, trƣớc tƣớng) và bắt đầu về vơ tƣớng, để nhập chơn tâm thanh tịnh. Bồ Tát biết chơn tâm mình từ bi, hỳ xả, khơng cĩ tham lam bỏn xẻn, nên tu pháp bố thí Ba la mật, để trừ tâm bỏn xẻn (tu tâm) và nuơi dƣỡng tánh từ bi hỷ xả (dƣỡng tánh) để trở lại hiệp với chơn tâm của mình.

Bồ Tát biết chơn tâm mình thanh tịnh, khơng cĩ các nhiễm ơ tội lỗi, nên tu pháp trì giới Ba la mật, để trừ tâm nhiễm ơ tội lỗi (tu tâm) và nuơi dƣỡng đức tánh thanh tịnh (dƣỡng tánh) để hợp với chơn tâm của mình.

Bồ Tát biết chơn tâm mìnhkhơng cĩ sân hận, nên tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, để đối trị tâm sân hận(tu tâm) và nuơi lớn đức tánh vơ sân (dƣỡng tánh) để hợp với chơn tâm.

Bồ Tát biết chơn tâm mình khơng phiền não giải đãi, nên tu pháp Tinh tấn Ba la mật, để trừ tâm giải đãi (tu tâm) và nuơi dƣỡng đức tánh siêng năng (dƣỡng tánh) để hợp với chơn tâm.

Bồ Tát biết chơn tâm mình thƣờng định,khơng tán loạn, nên tu pháp Thiền định Ba la mật, để trừ tâm tán loạn (tu tâm) và nuơi dƣỡng tánh tịch tịnh (dƣỡng tánh) để hợp với chơn tâm.

Bồ Tát biết chơn tâm mìnhsáng suốt, khơng cĩsi mê, nên tu pháp Trí huệ Ba la mật, để trừ tâm si mê (tu tâm) và nuơi dƣỡng trí huệ (dƣỡng tánh) để hợp với chơn tâm của mình.

Tĩm lại, Bồ Tát biết tâm mình khơng cĩ các điều xấu tệ, nhƣ tham lam bỏn xẻn, phá giới nhiễm ơ, nĩng nảy sân hận, biếng nhác trễ nãi, tán loạn và si mê v.v...mà trái lại, cĩ đủ các đức tánh tốt, nhƣ từ bi, hỷ xả, thanh tịnh, khơng sân si, tinh tấn, thƣờng định và trí huệ v.v...nên tu pháp Lục độ, để diệt trừ Lục tệ, nuơi lớn các đức tánh tốt ở nơi tâm mình. Khi các đức tánh tốt (tánh Phật) đƣợc hồn tồn viên mãn, thì Bồ Tát sẽ thành Phật.

---o0o---

GIẢI DANH TỪ

Chữ "Ba la mật", Tàu dịch là "Đáo bỉ ngạn" nghĩa là đến bờ bên kia, tức là bờ Giác. Song chữ "ba la mật" này cũng cĩ nghĩa là "rốt ráo cùng tận". Nhƣ nĩi "Bố thí ba la mật", nghĩa là bố thí đến cùng tận. Chúng phàm phu khi bố thí, cịn chấp Ta là ngƣời năng thí (làm ơn). Kia là kẻ thọ thí (chịu ơn); vì cịn dính mắc nơi tƣớng, chấp cĩ nhơn cĩ ngã, nên bố thí mà khơng đƣợc ba la mật. Trái lại, Bồ Tát khi bố thí, hợp với chơn tâm thanh tịnh, khơng thấy cĩ nhơn cĩ ngã: ta đây là ngƣời làm ơn (năng thí). Kia là kẻ thọ ơn (đƣợc thí). Nọ là vật bị thí...Vì khơng dính mắc nơi tƣớng nên gọi là "Bố thí ba la mật". Năm mĩn "ba la mật" sau, ý nghĩa cũng nhƣ thế.

---o0o---

Một phần của tài liệu Dai-Thua-Khoi-Tin-Luan-HT-Thien-Hoa-Dich (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)