Biến động chất lượng đất theo mùa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 73 - 75)

4.2 Đánh giá chất lượng môi trường đất

4.2.3 Biến động chất lượng đất theo mùa

pH trong đất ở mơ hình Tràm tự nhiên ít có sự biến động theo mùa (Hình 4.4) với giá trị dao động lần lượt là 3,03±0,16 vào mùa khô và 2,93±0,19 vào mùa mưa. pH trong đất ở mơ hình Tràm trồng và Keo lai có giá trị trung bình khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở mơ hình lúa hai vụ, pH trong mùa mưa (6,53±0,38) thấp hơn so với mùa khô (5,58±0,38). Nghiên cứu chỉ ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai mùa tại mơ hình Lúa 2 vụ (p < 0,05). Giá trị pH trong mơ hình Lúa 2 vụ được đánh giá ở mức acid yếu – trung bình trong cả hai mùa. Tại mơ hình Lúa 2 vụ, khi giá trị pH

< 4,2 thì nồng độ Fe2+ và Al3+ có trong dung dịch sẽ tạo phức với các cation làm hạn chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng (Ca, Mg, P,…) của rễ. Bên cạnh đó, khoảng pH phù hợp cho cây lúa dao động từ 5,5 – 6,5, do đó có thể thấy pH tại mơ hình Lúa 2 vụ bị tác động bởi mùa nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa. So sánh sự

khác biệt giữa các mơ hình cho thấy giá trị pH trong mùa khơ ở các mơ hình sắp theo thứ tự tăng dần Tràm tự nhiên < Tràm trồng = Keo lai = Lúa hai vụ. Trong khi đó, giá trị pH vào mùa mưa được sắp theo thứ tự tăng dần Tràm tự nhiên < Tràm trồng = Keo lai < Lúa hai vụ. Hoạt động canh tác của con người đã làm tăng giá trị pH trong đất nguyên nhân là do nồng độ ion H+ bị rửa trôi theo thời gian canh tác do mưa hoặc do các biện pháp thủy lợi.

Tỷ trọng của đất ở sắp theo thứ tự tăng dần vào mùa khô Tràm tự nhiên (1,49±0,3 g/cm³) < Tràm trồng (2,36±0,26 g/cm³) = Keo lai (2,45±0,24 g/cm³) = Lúa 2 vụ (2,25±0,17 g/cm³). Trong khi đó, tỷ trọng đất vào mùa mưa theo thứ tự Tràm tự nhiên = Tràm trồng = Keo lai (1,02±0 g/cm³) < Lúa 2 vụ (2,25±0,17 g/cm³). Tỷ trọng chịu tác động lớn của yếu tố mùa đặc biệt tại các mơ hình Tràm trồng và Keo lai (Hình 4.4). Ẩm độ của đất cũng chịu tác động lớn của mùa. Hình 4.4 cho thấy ẩm độ của đất trong mùa mưa ở tất cả các mơ hình canh tác đều cao hơn ẩm độ của đất trong mùa khơ.

Hình 4.4 Biến động các thơng số vật lý đất theo mùa

Ghi chú: (*) ghi nhận sự khác biệt giữa hai mùa trong cùng mơ hình. Kí tự a, b, c và A, B, C trong cùng mùa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Hàm lượng chất hữu cơ trong khu vực trồng Tràm tự nhiên có sự biến động theo mùa; trong đó hàm lượng chất hữu cơ trong đất vào mùa mưa (14,03±2,96%) có khuynh hướng cao hơn mùa khơ (13,29±2,87%). Trong khi, cả ba mơ hình Tràm trồng, Keo lai và Lúa 2 vụ có hàm lượng chất hữu cơ trong đất biến động tăng vào mùa mưa. Hàm lượng chất hữu cơ được phát hiện dao động trong khoảng 5,53±1,07 – 6,69±1,62% vào mùa khô và 5,84±1.07 - 6,88±0,95% vào mùa mưa. Sự khác biệt giữa các mơ hình trong

cả mùa mưa và mùa khô chỉ được ghi nhận đối với mơ hình Tràm tự nhiên so với các mơ hình cịn lại. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất vào mùa khơ và mùa mưa ở các mơ hình được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là Lúa hai vụ = Keo lai = Tràm trồng < Tràm tự nhiên.

Hàm lượng TN và TP tại mơ hình Tràm tự nhiên dao động lần lượt là 0,2±0,02 (mùa mưa) - 0,24±0,02% (mùa khô) và 0,05±0,01% trong cả hai mùa. Tại mơ hình Tràm trồng và Keo lai vào mùa khô dao động trong khoảng 0,15±0,05 - 0,2±0,17% đối với TN và 0,07±0,02 - 0,08±0,01% đối với TP; trong khi vào mùa mưa có giá trị từ 0,11±0,04 - 0,12±0,02% (TN) và 0,06±0,01 - 0,08±0,01% (TP). Từ những số liệu trên có thể thấy hàm lượng TN và TP trong đất vào mùa mưa ở các mơ hình canh tác có khuynh hướng thấp hơn so với mùa khơ. Điều này cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất (Hình 4.4).

Hình 4.5 Biến động hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng theo mùa

Ghi chú: (*) ghi nhận sự khác biệt giữa hai mùa trong cùng mơ hình. Kí tự a, b, c và A, B, C trong cùng mùa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w