Khảo sát cấu trúc, kỹ thuật lên liếp trồng Keo lai và Tràm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 61 - 65)

4.1 Khảo sát cấu trúc, kỹ thuật trồng rừng Keo lai, Tràm và lúa 2 vụ tác động

4.1.1 Khảo sát cấu trúc, kỹ thuật lên liếp trồng Keo lai và Tràm

Các thông số liên quan đến việc thiết kế và cải tạo khu vực trồng Keo lai và Tràm được trình bày trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2. Kết quả cho thấy khu vực trồng Tràm tại VQG U Minh Hạ có chiều dài liếp nhỏ nhất 300 m, lớn nhất 1000 m; trung bình 827,3 m. Chiều rộng liếp nhỏ nhất được ghi nhận khoảng 4 m, lớn nhất 18 m; trung bình 11,3 m; chiều cao liếp thấp nhất 0,3 m, lớn nhất 1,5 m; trung bình 0,6 m. Chiều dài mương có kích thước trung bình bằng với chiều dài liếp, trung bình khoảng 834 m. Trong khi đó, chiều rộng mương nhỏ nhất 0,6 m, lớn nhất 15 m; trung bình 3,6 m. Theo báo cáo của Xuân (1993) chiều rộng mặt mương giữa các liếp canh tác khoảng 4 – 5 m đối với mơ hình trồng Tràm tại vùng Đồng bằng sơng Cửu Long; điều này có thể thấy kỹ thuật trồng có sự chênh lệch đáng kể.

Bảng 4.1 Kích thước mặt liếp và kênh mương ở mơ hình Tràm

Kích thước mặt liếp Kích thước kênh/mương Giá trị Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Chiều dài Chiều rộng

(m) (m) (m) (m) (m)

Nhỏ nhất 300 4 0,3 300 0,6

Lớn nhất 1000 18 1,5 1000 15

Trung bình 827,3 11,3 0,6 834 3,6

Trung vị 955 12 0,6 955 3

Đối với khu vực Keo lai khu vực trồng Keo lai có kích thước chiều dài liếp nhỏ nhất 100 m, lớn nhất 1000 m; trung bình 717 m; chiều rộng liếp nhỏ nhất 3 m, lớn nhất 17m; trung bình 10,1m; chiều cao liếp thấp nhất 0,4 m, lớn nhất 1,5 m; trung bình 0,9 m. Tương tự với kỹ thuật lên liếp trồng Tràm thì kích thước chiều dài liếp và chiều dài kênh/mương tương tự nhau, đạt giá trị trung bình 717 m. Ở mơ hình trồng Keo lai, chiều rộng mương nhỏ nhất 2,5 m, lớn nhất 15 m; trung bình 4,6 m (Bảng 4.2). Tuy nhiên, kết quả khảo sát đã ghi nhận có sự chênh lệch chiều cao liếp so với đề xuất của Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau lớn hơn 0,3 m đối với Tràm và 1 m đối với trồng Keo lai. Yếu tố độ cao địa hình tại các khu vực trồng được xem là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này.

Bảng 4.2 Kích thước mặt liếp và kênh mương ở mơ hình Keo lai

Kích thước mặt liếp Kích thước kênh/mương Giá trị Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Chiều dài Chiều rộng

(m) (m) (m) (m) (m)

Nhỏ nhất 100 3 0,4 100 2,5

Lớn nhất 1000 17 1,5 1000 15

Trung bình 717 10,1 0,9 717 4,6

Trung vị 895 10 0,8 895 4

Kết quả khảo sát thời gian lên liếp và cải tạo liếp canh tác Keo lai và Tràm được trình bày trong Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu cho thấy số năm lên liếp trong mơ hình trồng Keo lai < 5 năm chiếm 40%, 5-10 năm chiếm 33,3% và > 10 năm chiếm 26,7%. Đối với mơ hình trồng Tràm số năm lên liếp < 5 năm chiếm 53,3%, 5-10 năm chiếm 30% và > 10 năm chiếm 16,7%. Có thể thấy thời gian trồng Keo lai và Tràm bắt đầu nhiều nhất từ 10 năm trở lại đây (Bảng 4.3). Trồng Tràm và Keo lai được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao và rút ngắn được chu kỳ khai thác hơn cách trồng tràm quảng canh truyền thống, song chi phí đầu tư ban đầu khá cao, đặc biệt là công đoạn chuẩn bị đất, cây giống, trữ lượng khai thác phụ thuộc rất nhiều vào mức độ và quy mô đầu tư của chủ hộ ở giai đoạn này. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi kiểu sử dụng đất sang mơ hình trồng rừng Tràm và Keo lai đang là xu hướng trong những năm gần đây; mặc dù mơ hình đã được ứng dụng từ giai đoạn 2014 - 2015. Điều này dẫn đến số hộ có thời gian canh tác < 5 năm chiếm tỉ lệ cao trong quá trình khảo sát.

Thời gian chưa cải tạo lại liếp lần đầu có sự tương đồng ở hai mơ hình trồng Tràm và Keo lai, 13 hộ chiếm 43,3% (đối với mơ hình trồng Tràm) và 12 hộ chiếm 40% (đối với mơ hình trồng Keo lai). Thêm vào đó, thời gian cải tạo 5 năm/lần chiếm 30% ở cả hai mơ hình canh tác. Thời gian cải tạo 4 năm/ lần có 8 hộ chiếm 26,7% ở mơ hình trồng Tràm và 5 hộ chiếm 16,7% đối với mơ hình trồng Keo lai. Thời gian cải tạo đất 4,5 năm/ lần có số lượng ít nhất khi chỉ có 4 hộ chiếm 13,3% ở khu vực trồng Keo lai. Nhìn chung, thời gian cải tạo đất liếp rất khác nhau ở cả hai mơ hình trồng Tràm và Keo lai, trong đó số lượng nơng hộ cải tạo liếp chiếm hơn 50% ở cả hai mơ hình (Bảng 4.3). Khoảng thời gian cải tạo lại liếp phụ thuộc vào độ tuổi thu hoạch của cây và độ cao độ của liếp, công đoạn cải tạo liếp được tiến hành sau khi thu hoạch gỗ, thời điểm mặt liếp đã có dấu hiệu xói mịn và sụt lún, sau khi nạo vét đất để bồi lắp mặt liếp thì lứa cây mới được tiếp tục trồng. Quy trình này khách quan tác động đến tầng sinh phèn do việc xáo trộn tầng đất, làm tăng hàm lượng phèn trong nước dẫn đến độ pH trong nước bị giảm, nhất là đối với biểu loại đất phèn nông làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các lồi cá nói riêng và động vật thủy sinh nói chung.

Bảng 4.3 Thời gian lên liếp và cải tạo lại liếp

Thời gian từ khi bắt đầu lên liếp Tràm trồng Keo lai Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%)

< 5 năm 16 53,3 12 40

5 – 10 năm 9 30 10 33,3

> 10 năm 5 16,7 8 26,7

Tổng 30 100 30 100

Khoảng thời gian cải tạo lại liếp

Chưa cải tạo 13 43,3 12 40

4 năm 8 26,7 5 16,7

4,5 năm 0 0 4 13,3

5 năm 9 30 9 30

Tổng 30 100 30 100

Nghiên cứu trước đó của Lợi và ctv (2015) cho thấy đất trồng cây Keo lai có hiệu quả kinh tế hơn đất trồng Tràm. Một chu kỳ trồng Keo lai từ 4 – 5 năm

nhưng lợi nhuận thu được 92 triệu đồng/ha/vụ, trong khi một chu kỳ trồng cây

Tràm phải cần tới 7 - 8 năm trồng nhưng lợi nhuận chỉ đạt 34 triệu

đồng/ha/vụ. Theo kết quả phân tích và đánh giá mơ hình trồng Keo lai được người dân ủng hộ hơn cây Tràm vì có lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần. Với

chu kỳ trồng ngắn, nên mơ hình trồng Keo lai có khả năng mở rộng qui mô không theo qui hoạch sử dụng đất của địa phương, điều này có thể làm cho quá trình xáo trộn tầng phen xảy ra với tầng suất cao hơn mơ hình Trồng tràm. Vì thế

đối với mơ hình Trồng tràm cần phải áp dụng kỹ thuật để tăng năng suất và

rút ngắn chu kỳ canh tác đồng thời góp phần gìn giữ hệ sinh thái rừng Tràm

đặc trưng của vùng U Minh Hạ, Cà Mau.

Tuy nhiên, việc lên liếp trồng Keo lai và Tràm có thể dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường khác nhau. Nghiên cứu trước đây của Gương và ctv. (2009) và Trung (2015) đã chỉ ra rằng khi đào mương lên liếp sẽ đưa tầng phèn tiềm tàng lên làm đất mặt canh tác trở thành phèn hoạt động và làm giảm giá trị pH của môi trường đất và nước khu vực xung quanh liếp, các độc chất trong đất phen như Al³⁺ và Fe³⁺ xuất hiện tại khu vực lên liếp, tuy nhiên, nồng độ của chúng thay đổi theo thời gian canh tác. Bên cạnh tác động của việc lên liếp trồng Tràm và Keo lai đến chất lượng môi trường đất và nước, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng xác bả thực vật trong khu vực canh tác cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ni và ctv. (2001) báo cáo rằng việc phân hủy thực bì cây Tràm có ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, trong đó thực bì tươi gây ảnh hưởng nhiều hơn thực bì khơ hay đã phân hủy. Thực tế, qui mô trồng Keo lai ngày càng tăng

nên khả năng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng từ quá trình phân hủy thực bì, vật chất rơi rụng tích lũy ngày càng nhiều từ đối tượng cây trồng này.

Tóm lại, cấu trúc liếp trồng Keo lai cao hơn liếp trồng tràm vì mương liếp cần được đào sâu hơn nên khả năng làm xáo trộn tầng phèn tiềm tàng nhiều hơn, đối với rừng trồng nhiều năm tuổi (keo lai > 3 năm, tràm > 5 năm) hoặc gần thời điểm thu hoạch thì khả năng liếp trồng bị bào mịn, các q trình oxy hóa sẽ phóng thích, rị rỉ phèn nhiều hơn, chảy tràn và rửa trôi xảy ra mạnh hơn sẽ gây nhiễm phèn các thủy vực lân cận hoặc xa hơn. Tuy nhiên cần xem xét các thông số chất lượng mơi trường đất, nước để có kết luận chính xác hơn về các dự báo này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w