Mối tương quan của các thông số chất lượng đất trong các mơ hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 75 - 80)

4.2 Đánh giá chất lượng môi trường đất

4.2.4 Mối tương quan của các thông số chất lượng đất trong các mơ hình

Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu chất lượng đất ở các mơ hình canh tác như Keo lai, Tràm trồng, Tràm tự nhiên, Lúa hai vụ (Bảng 4.7). Dấu âm và dương của các hệ số tương quan chỉ ra khả năng tương quan nghịch và thuận của các thơng số. Ở mơ hình Tràm tự nhiên, pH có tương quan chặt chẽ với chất hữu cơ (-0,81) và tổng lân (0,75). Bên cạnh đó, CHC có tương quan chặt chẽ với TP (-0,79). Nghiên cứu đã không ghi nhận mối liên hệ giữa tỷ trọng, ẩm độ và TN trong đất khu vực Tràm tự nhiên (p > 0,05).

Như vậy, pH, CHC, TP là những chỉ tiêu có tương quan chặt với nhau tại khu vực Tràm tự nhiên (Hình 4.7).

Tại khu vực Tràm trồng, pH cũng có tương quan trung bình với ẩm độ (-0,52) và CHC (-0,78). Ẩm độ có tương quan trong bình với TP với hệ số tương quan (-0,49). Chất hữu cơ được tìm thấy có mối tương quan thuận với TN (0,44). Điều này có thể thấy rằng đất tại khu vực Tràm trồng cũng ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố con người, điển hình là kỹ thuật trồng rừng tràm thường sử dụng phân bón rất (trừ khi cây mới trồng). Ngồi ra, diện tích trồng khá lớn đối nên việc bón phân thường xuyên rất khó thực hiện. Bởi nitơ khơng có nguồn gốc từ khống mà chủ yếu là do nguồn hữu cơ và nguồn cố định từ khơng khí cung cấp (Hoa, 2017), điều này phù hợp với điều kiện TN chủ yếu xuất phát từ phân hủy thực bì ở khu vực nghiên cứu. Các chỉ tiêu khác chỉ tương quan ở mức yếu hoặc khơng có tương quan.

Đối với hai mơ hình cịn lại, phân tích chỉ cho thấy pH có mối tương quan trung bình với chất hữu cơ (-0,53) (mơ hình Keo lai) và TP (0,81) (mơ hình Lúa 2 vụ). Các chỉ tiêu cịn lại đều có khơng tương quan với nhau (p > 0,05). Như vậy, có thể nhận thấy sự xáo trộn của môi trường ở khu vực trồng Tràm và Keo lai đã làm thay đổi đặc tính đất, thay đổi mối liên hệ giữa các chỉ tiêu chất lượng đất. Nhìn chung, mức độ tương quan của các chỉ tiêu ở các mơ hình canh tác có sự khác nhau và ở nơi có mức độ tác động ít khác với những nơi chịu nhiều tác động. Trong mơ hình trồng Tràm, Keo lai và Lúa hai vụ bị tác động bởi nhiều nguồn liên quan đến chất dinh dưỡng khác nhau như bổ sung phân bón, cố định khí quyển, rửa trơi, khử nitơ, giải phóng và lưu giữ chất dinh dưỡng trong đất thơng qua q trình khống hố, cố định, trao đổi cation và anion,... Do đó, các thơng số chất lượng đất được tìm thấy rất ít sự tương quan với nhau. Thêm vào đó, có thể nhận thấy rằng việc thay đổi mơ hình Tràm trồng, Keo lai và Lúa hai vụ dẫn đến sự biến động đáng kể của pH đất đối với các chất dinh dưỡng trong đất. Sự thay đổi này được ghi nhận thơng qua q trình cải tạo đất. Trong khi mơ hình Tràm tự nhiên cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa các thông số chất lượng đất. Nhìn chung, pH tương quan với nhiều yếu tố chất lượng đất cịn lại ở mơ hình Tràm tự nhiên hơn các mơ hình cịn lại. Từ đó cũng cho thấy tương quan các yếu tố chất lượng đất ở mơ hình Tràm tự nhiên ổn định và duy trì lâu dài do có ít tác động từ các yếu tố bên ngồi, trong khi đó đối với các mơ hình cịn lại thì biến động pH sẽ quyết định đến sự thay đổi giá trị của các yếu tố còn lại, cụ thể hiện trạng đất ở mơ hình Keo lai bị tác động nhiều, mức độ che phủ thấp, kênh mương thơng thống nên khu vực này tiếp nhận được nhiều ánh sáng làm chu trình chuyển hóa khống chất xảy ra mạnh hơn. Điều này sẽ làm biến đổi chất lượng nước nhiều hơn, khả năng nhiễm phèn, lang rộng phèn và ảnh hưởng đến môi trường sống của cá tự nhiên lớn hơn.

Bảng 4.7 Mức độ tương quan giữa các thông số chất lượng đất tại các mơ hìnhTràm tự nhiên Tràm tự nhiên pH Tỷ trọng Ẩm độ CHC TN Tỷ trọng 0,35 Ẩm độ -0,42 -0,52 CHC -0,81 -0,41 0,32 TN -0,18 0,32 -0,40 0,52 TP 0,75 0,15 -0,31 -0,79 -0,34 Tràm trồng pH Tỷ trọng Ẩm độ CHC TN Tỷ trọng 0,16 Ẩm độ -0,52 -0,30 CHC -0,78 -0,23 0,33 TN -0,32 0,32 -0,09 0,44 TP 0,20 0,20 -0,49 -0,15 0,39 Keo lai pH Tỷ trọng Ẩm độ CHC TN Tỷ trọng 0,09 Ẩm độ -0,07 -0,34 CHC -0,53 -0,23 0,04 TN -0,22 0,28 -0,08 -0,01 TP 0,36 0,08 -0,40 -0,10 0,12 Lúa pH Tỷ trọng Ẩm độ CHC TN Tỷ trọng 0,14 Ẩm độ 0,59 0,41 CHC -0,38 -0,64 0,11 TN -0,56 0,31 0,33 0,49 TP 0,81 0,52 0,40 -0,75 -0,52 Chú thích -1 0 1

4.2.5 Đánh giá sự tương đồng chất lượng đất tại các mơ hình 4.2.5.1 Đánh giá sự tương đồng của các mơ hình theo độ sâu

Kết quả cho thấy chất lượng tầng đất mặt ở khu vực Tràm tự nhiên khác biệt so với mơ hình canh tác như Keo lai và Tràm trồng ở các cấp tuổi khác nhau; điều này được chứng minh bởi kết quả phân nhóm sự tương đồng dựa trên 6 thơng số chất lượng đất (Hình 4.6, 4.7). Đối với tầng phèn nơng, mơ hình Tràm tự nhiên được phân thành một nhóm riêng biệt (Nhóm I). Trong khi đó, chất lượng đất ở mơ hình Tràm trồng và Keo lai ở cấp tuổi < 3 được đánh giá có sự tương đồng và phân vào cùng một nhóm (Nhóm II). Cuối cùng, Nhóm III chỉ có mơ hình Keo lai ở cấp tuổi > 3. Kết quả phân tích đã cho thấy sự tác động đáng kể của việc xáo trộn đất tại các mơ hình canh tác. Tính chất đất có tính tương đồng rõ rệt ở tầng phèn nơng ở mơ hình Tràm tự nhiên phù hợp với kết quả tương quan khá chặt của 06 yếu tố chất lượng đất, Mương liếp ở giai đoạn đầu trồng Keo lai và Tràm phóng thích nhiều độc tố hơn do q trình sinh phèn trên các

lớp đất mới đào có chứa nhiều vật liệu sinh phèn (phèn tiềm tàng) được đưa lên bề mặt liếp trồng. Hơn nữa, với mương liếp rừng trồng lâu năm thì quá trình nhiễm phèn nước chủ yếu từ sự rửa trơi hay rị rỉ phèn từ mặt hoặc thân liếp trồng cũng có thể ảnh hưởng đến phân bố và lượng cá tự nhiên khác nhau ở các mơ hình nghiên cứu.

Hình 4.6 Sự tương đồng chất lượng đất của các mơ hình trong tầng phèn nơng

Ghi chú: NMC-Tràm tự nhiên, PMC-Tràm trồng, AH-Keo lai và các số ghi nhận cấp tuổi.

Đối với khu vực đất phèn sâu, kết quả phân nhóm chất lượng đất cũng cho thấy khu vực Tràm tự nhiên khác biệt so với những mơ hình canh tác ở các cấp độ tuổi khác nhau (Hình 4.7). Ở tầng phèn sâu, tính chất đất ở các mơ hình canh tác khác nhau rất rõ rệt trong đó nhóm I là rừng Tràm tự nhiên, Nhóm II là Tràm trồng và Nhóm III là Keo lai. Chất lượng đất có xu hướng phân nhóm khá rõ ràng giữa các mơ hình; điều này có thể nhận thấy rằng tầng phèn sâu ít chịu tác động của thời tiết, khí hậu, cũng như tác động của con người nên tính chất đất ở tầng này phân biệt khá rõ hơn so với tầng phèn nơng (Hình 4.6).

Theo kết quả nghiên cứu này cho thấy xu hướng biến đổi chất lượng đất tại hai khu vực phèn nông và phèn sâu phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tác động và sự tích tụ các chất dinh dưỡng hay ô nhiễm tại chỗ theo thời gian canh tác của từng mơ hình. Đặc biệt, chất lượng mơi trường đất khác biệt rất rõ giữa các mơ hình trồng rừng ở khu vực phèn sâu, từ đó kéo theo chất lượng mơi nước ở từng mơ hình sản xuất rừng khác nhau có hay khơng ảnh hưởng đến thành phần phân bố cá tự nhiên, dựa trên cơ sở này có thể đề xuất giải pháp quản lý chất lượng môi trường đất, nước phù hợp cho bảo vệ nguồn cá tự nhiên hay đa dạng sinh học ở địa phương nghiên cứu, và hỗ trợ hiệu quả cho công tác quy hoạch sử dụng đất của các cơ quan quản lý.

Hình 4.7 Sự tương đồng chất lượng đất của các mơ hình trong tầng phèn sâu

Ghi chú: NMC-Tràm tự nhiên, PMC-Tràm trồng, AH-Keo lai và các số ghi nhận cấp tuổi.

4.5.2.2 Đánh giá sự tương đồng của các mơ hình theo mùa

Đặc tính mơi trường đất được phân thành ba nhóm, trong đó nhóm I là thuộc khu vực rừng Tràm tự nhiên, nhóm II bao gồm khu vực Tràm trồng ở hai cấp độ tuổi và mơ hình canh tác Lúa hai vụ, nhóm III là khu vực trồng Keo lai ở các cấp tuổi khác nhau. Độ tuổi của Tràm trồng khơng ảnh hưởng đến tính chất đất ở nhóm 2 vì đất ở Tràm trồng ở hai cấp độ tuổi khơng có sự phân hóa rõ rệt (Hình 4.8). Vào mùa khơ, mơi trường khu vực nghiên cứu thường khô cạn vào cuối mùa do khơng cịn lượng nước mưa dự trữ nên thu hẹp môi trường sống cho cá tự nhiên.

Hình 4.8 Sự tương đồng chất lượng đất của các mơ hình vào mùa khơ

Ghi chú: NMC-Tràm tự nhiên, PMC-Tràm trồng, AH-Keo lai, Lua-Lúa và các số ghi nhận cấp tuổi.

Hình 4.9 trình bày sự thay đổi tính chất tổng thể của đất vào mùa mưa. Tính chất đất vào mùa mưa được phân thành 3 nhóm, trong đó nhóm 1 thuộc khu vực Tràm tự nhiên, nhóm 2 thuộc khu vực Tràm trồng và Keo lai ở các cấp tuổi khác nhau, nhóm 3 là khu vực trồng lúa hai vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng mưa có tác động rất lớn đến chất lượng đất ở các mơ hình Tràm trồng, Keo lai, và lúa 2 vụ. Điều này cho thấy, khu vực tự nhiên ít có sự tác động của con người giữ được tính ổn định của đất cao trong khi khu vực có nhiều sự tác động từ con người thì rất nhạy cảm với các tác động của thời tiết, khí hậu. Kết quả từ Hình 4.8 và Hình 4.9 cho thấy chất lượng đất chịu sự tác động của mùa rất rõ rệt đặc biệt là ở các mơ hình canh tác Tràm, Keo lai và lúa hai vụ.

Nhìn chung, sự phân nhóm này có thể do sự khác biệt về không gian và thời gian đối với hàm lượng các chất có trong đất; bởi một số yếu tố như phong hóa nền, khí hậu, hiệu ứng pha loãng và các hoạt động của con người. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến khả năng chảy tràn, rò rỉ phèn do liếp trồng bị bào mòn trong mùa mưa ở khu vực rừng trồng, điều này cũng ảnh hưởng đến cá tự nhiên, đặc biệt trong những năm có lượng mưa ít làm hạn chế khả năng pha lỗng độc chất ở khu vực nghiên cứu.

Hình 4.9 Sự tương đồng chất lượng đất của các mơ hình vào mùa mưa

Ghi chú: NMC-Tràm tự nhiên, PMC-Tràm trồng, AH-Keo lai, Lua-Lúa và các số ghi nhận cấp tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w