2.4.1 Giới thiệu
Ngày 20/01/2006, vườn quốc gia U Minh hạ được thành lập theo Quyết định số 112/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. VQG nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Vị trí VQG U Minh Hạ được xác định bởi toạ độ địa lý từ 9°12’30” đến 9°17’41” vĩ độ Bắc và từ 104°54’11” đến 104°59’16” kinh độ Đơng với tổng diện tích 8.528 ha. VQG có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 1,5–2,0 m so với mực nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. VQG bao gồm ba phân khu: bảo tồn hệ sinh thái trên đất than bùn (2.592,6 ha), phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước (5.134,2 ha) và dịch vụ hành chính (801 ha). Ngồi ra, VQG U Minh Hạ cịn có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc Cơng ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ, Trại giam K1 Cái Tàu và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải. VQG U Minh Hạ là một trong ba điểm bảo tồn đất ngập nước tại ĐBSCL và được UNESCO công nhận là một trong ba vũng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế Giới Mũi Cà Mau vào ngày 25/06/2009 (Vườn Quốc Gia U Minh Hạ, 2019).
Thực vật ở VQG U Minh Hạ khá phong phú, với 79 lồi thuộc 65 chi, 36 họ, trong đó có 11 lồi cây gỗ, phổ biến nhất là loài cây Tràm. Động vật rừng đa dạng, với 32 loài thú, 74 lồi chim, 36 lồi bị sát và hàng chục loài lưỡng cư, thuỷ sản, trong đó có nhiều lồi nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ như: rắn mái gầm, tê tê, diệc lửa, rùa răng, dơi ngựa, rắn hổ mang chúa, rái cá lơng mũi, cá cịm... Vườn Quốc gia U Minh Hạ cịn có diện tích đất than bùn 2.658 ha, với
0,5 - 1,5 m, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn. Đất than bùn ở đây hình thành hàng trăm năm qua do sự phân huỷ của xác thực vật trong điều kiện yếm khí tạo thành. Hiện nay, đất than bùn khơng những có giá trị kinh tế rất lớn mà nó cịn có tầm quan trọng đặc biệt đối với mơi trường sinh thái và có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu khoa học.
2.4.2 Điều kiện tự nhiên2.4.2.1 Đất 2.4.2.1 Đất
Tính chất ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng do vị trí ven biển, q trình kiến tạo đất rất phức tạp. Bảng 2.2 trình bày các loại đất chủ yếu ở vùng U Minh Hạ. VGQ U Minh Hạ có hai loại đất đặc trưng là đất phèn có lớp than bùn và đất phèn khơng có lớp than bùn (Hưng, 2013; Lợi & Nguyên, 2015; Lê, 2017). Đất phèn có lớp than bùn có độ dầy từ 0,5 -1,5m chiếm khoảng 30%, và phần lớn là đất phèn khơng có lớp than bùn chiếm khoảng 70% diện tích khu vực (Lợi & Nguyên, 2015; Hồng, 2017).
Đất than bùn: Theo Hồng (2017), đất than bùn ở VQG U Minh Hạ là loại đất có độ
xốp cao, dung trọng thấp dao động trong khoảng 0,19 - 0,37 g/cm3. Loại đất này này được hình thành do xác thực vật tích lũy ở điều kiện khử trong khoảng thời gian dài với độ dày khoảng 1-2 m. Hàm lượng chất hữu cơ cao (83,71 - 94,00%), đất giàu đạm (0,58
- 1,23%N) nhưng lân chỉ đạt ở mức trung bình (0,03 - 0,12 %P2O5). Than bùn có độ nén
dẽ thấp trong điều kiện tự nhiên, với dung trọng khoảng 0,05 – 0,1 mg/m3. Hầu hết các đất than bùn đều có tính acid (pH 3 – 4,5) và chứa ít hơn 5% vật liệu khống. Tầng than bùn này có vai trị quan trọng trong điều tiết chế độ thủy văn, bổ cập nguồn nước ngầm, hạn chế lũ lụt, hạn chế xói mịn, ngăn chặn q trình phèn hóa và giữ cho mực nước ngầm không bị hạ thấp trong mùa khơ (Bá, 2003).
Đất phèn có lớp than bùn: Loại đất này phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc và khu
trung tâm VQG (Hồng, 2017; Lợi & Nguyên, 2015). Loại đất này còn rừng tự nhiên lớn tuổi chưa xảy ra cháy rừng hoặc rừng bị cháy lướt qua không đáng kể. Bên dưới than bùn là tầng phèn hoạt động xuất hiện từ 50 cm trở xuống. Tiếp theo là tầng phèn tiềm tàng chứa vật liệu sinh phèn. Nước không bị nhiễm mặn, có độ pH dưới 5 do sự hiện diện của đất phèn trong khu vực xung quanh và đất phèn tiềm tàng ở VQG bị oxy hóa ở những nơi than bùn đã bị đốt cháy (Minh & Trí, 2006; Anh, 2013).
Đất phèn khơng có lớp than bùn: phân bố ở phía Đơng và dọc theo các tuyến
kênh Minh Hà, kênh 19 và một phần kênh Đứng (Minh & Trí, 2006; Hồng, 2017). Đất này do đã bị khai phá rừng làm nông nghiệp hoặc do hậu quả của các trận cháy rừng gây nên. Hiện nay loại đất này khơng có tầng than bùn, tầng sét, đất bị nhiễm phèn, độ pH từ 3,5 - 4. Có thể ước tính rằng loại đất này hiện nay chiếm 70% diện tích khu vực (Gương, 2009; Hồng, 2017).
Bảng 2.2 Thống kê các loại đất chủ yếu ở vùng U Minh Hạ
Huyện U Minh Huyện Trần Văn Thời STT Nhóm đất Diện tích Tỷ lệ so đất tự Diện tích Tỷ lệ so đất tự
(ha) nhiên (%) (ha) nhiên (%)
1 Đất phèn 41.259,57 53,26 20.363 28,43 (Thionic fluvisol (FLT) Đất phèn tiềm tàng 2 (Protothionic Gleysols 12.038,95 15,54 13.763 19,22 (FLtp)) Đất phèn hoạt động 3 (Orthithionic Fluvisols 29.220,62 37,72 6600 9,21 (FLto)) 4 Đất mặn 27.065 34,94 45.806 63,94 (Salic Fluvisol (M)) 5 Đất mặn thường xuyên (nặng) 1124,14 1,45 2910 0,41
(Hyper Salic Fluvisols)
6 Đất mặn ít 25.941,00 33,49 33.485 46,74
(Molli Salic Fluvisols)
7 Đất than bùn 6821,24 8,81 1771 2,47
(Hs) Histosols
8 Đất sông rạch 2280,03 2,96 3609 5,11
(Nguồn: UBND tỉnh Cà Mau, 2016)
2.4.2.2 Khí hậu
Khu vực VQG U Minh Hạ nằm trong vùng bán đảo Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu mang tính chất vùng và ẩm theo mùa. Nhiệt độ khơng khí dao động từ 15,3°C-38,3°C với nhiệt độ trung bình năm là khoảng 26,5°C. Lượng mưa trung bình năm là 2.360 mm với tổng bình quân ngày mưa trong năm là 165 ngày. Ẩm độ khơng khí bình qn năm là 85,6%, mùa khơ độ ẩm bình quân là 82,8% (trong tháng 3,4 còn 86%). Lượng bốc hơi hàng năm bình quân là 1.004,7 mm và bình quân một ngày là 2,8 mm, bốc hơi nhiều và mạnh nhất vào tháng 3 và tháng 4. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa kéo dài trong 6 tháng phân bố tương đối đều, mưa nhiều, bốc hơi ít nên mặt đất rừng trong tồn khu vực đều bị ngập nước. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng tháng 4 năm sau.
2.4.2.3 Nước
Toàn bộ khu vực VQG U Minh Hạ cách bờ biển Vịnh Thái Lan 15 km, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của Vịnh Thái Lan. Việc đắp các đê bao xung quanh khu vực rừng đặc dụng để cách biệt khu lõi với các khu vực khác cũng như vấn đề giữ nước phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phịng chống cháy rừng trong mùa khơ, do đó đã làm cho khu vực vùng lõi VQG U Minh Hạ khơng cịn chịu ảnh hưởng bởi thuỷ triều của Vịnh Thái Lan. Hàng năm toàn bộ khu vực này chỉ bị ngập bởi lượng
nước mưa bị giữ lại, thời gian bắt đầu từ tháng 6 đối với những khu vực đất sét và tháng 8, 9 đối với khu vực đất than bùn. Độ ngập trung bình 0,7 - 0,8 m, nơi ngập sâu nhất là khu vực đất sét 1,2 m, nơi ngập ít nhất là khu vực đất than bùn 0,2 m - 0,3 m. Chế độ ngập giảm dần vào mùa khô và khơ kiệt vào tháng 3, 4. Kênh mương trên tồn bộ lâm phần khu vực VQG U Minh Hạ có tổng chiều dài hơn 70 km, bao gồm hệ thống kênh bao một phần khu vực và hệ thống phân chia khu chức năng, hệ thống kênh đào phân chia các tiểu khu, khu cấm nghiêm ngặt và vùng đệm. Các đoạn kênh này thông nhau đảm bảo đi lại phục vụ cho việc tuần tra, kiểm tra trên khu vực.
2.4.2.4 Hệ sinh thái rừng Tràm trên đất than bùn
Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong những nơi có hệ sinh thái rừng trên đất than bùn còn lại ở Việt Nam. Nơi đây đã được công nhận là một trong ba địa điểm ưu tiên cao nhất về bảo tồn đất ngập nước ở Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích có rừng là 7.639 ha, chiếm 89% tổng diện tích VQG bao gồm 1.100,6 ha rừng tự nhiên và 6.538,4 ha rừng trồng. Rừng ở VQG U Minh Hạ chủ yếu là rừng Tràm và trong số đất có rừng thì diện tích rừng trên đất than bùn chiếm khoảng 31% và diện tích rừng trên đất sét chiếm khoảng 69% (VQG U Minh Hạ, 2014). VQG U Minh Hạ đặc trưng bởi sự đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Bảng 2.3 trình bày một số lồi thực vật thuộc VQG U Minh Hạ. Hệ thực vật bao gồm 176 loài phân thành 4 nhóm chính: nhóm cây gỗ (Tràm (Melaleuca cajuputi), Bùi (Lex thorelli Pierre), Móp (Alsbiuia spathulata), Trâm sẽ (Eugenia zeylanica), Trâm khê (Eugenia famlolana)), nhóm cây bụi (Mua lơng-Melastoma polyanthium), Mật cật gai (Licuala spinosa), Bòng bòng (Lygodium
microphyllym), Đầu đấu 3 lá (Euodia lepta), Bí bái (Actonychia laurifollia)), nhóm
thảm tươi (Sậy-Phragmites karka), Mây nước (Flagellaria indica), Choại (Stenochlaena palustris), Dớn (Diplazium esculentu), Cỏ đuôi lợn (Machaerina
falcata), Năng ngọt (Eleocharis dulcis)) và nhóm thủy sinh (Lục bình-Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia stratiotes), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Rau muống
(Ipomoea aquatica), Cỏ sướt (Centro stachys aquatica).
Bảng 2.3 Thống kê số loài thực vật thuộc VQG U Minh Hạ
STT Họ Số lượng (lồi) 1 Cói (Cyperaceae) 29 2 Cỏ (Poaceae) 27 3 Cúc (Asteraceae) 19 4 Cà phê (Rubiaceae) 10 5 Dền (Amaranthaceae) 8
6 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6
7 Sim (Myrtaceae) 6
8 Bìm bìm (Convolvulaceae) 5
9 Bầu bí (Cucurbitaceae) 5
10 Ơ rơ (Acanthaceae) 5
(Thanh và ctv., 2020)
VQG U Minh Hạ có hệ động vật đa dạng và phong phú với 23 loài thú, 91 loài chim, 36 lồi bị sát và 11 lồi lưỡng cư (Bảng 2.4). Có 36 lồi bị sát thuộc 2 họ: Squamata và Testudinata.
Bảng 2.4 Động vật ở VQG U Minh Hạ
Lớp Số lượng bộ Số lượng họ Số lượng loài
Thú 7 12 23 Chim 15 33 91 Bò sát 3 16 36 Lưỡng cư 2 5 11 Tổng 27 66 161 (Thanh và ctv., 2020)
Với đặc tính đa dạng sinh học cao, VQG U Minh Hạ có vai trị quan trọng trong việc bảo tồn, phục hồi các giá trị tự nhiên liên quan đến hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng Tràm trên đất than bùn. Thêm vào đó, VQG có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gene đa dạng sinh học phục vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa-giáo dục và du lịch sinh thái góp phần mang lại lợi ích kinh tế-xã hội cho người dân nơi đây.
2.4.3 Đặc điểm kinh tế-xã hội
Vùng đệm của VQG U Minh Hạ có diện tích khoảng 25.085 ha, bao gồm 05 xã thuộc 02 huyện U Minh và Trần Văn Thời, là nơi định cư của dân tộc Kinh, Khơme và các dân tộc khác, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm tới 44,3%) (VQG U Minh Hạ, 2014). Trong báo cáo kinh tế hộ gia đình các ấp ven VQG U Minh Hạ thì tính đến năm 2013, 06 ấp giáp ranh với VQG U Minh Hạ có 1.252 hộ dân sinh sống, với số khẩu là 5.959. Hầu hết dân số ở đây là nông dân nghèo đến từ huyện U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Cà Mau một số đến từ các tỉnh An Giang, Kiên Giang, được giao đất khoán rừng, sinh sống và thu nhập chỉ dựa vào nông nghiệp. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Trung và ctv. (2012), do địa hình đồng bằng trũng ven biển, thấp và ngập triều của U Minh Hạ các mơ hình canh tác chủ yếu là chuyên tôm, lúa-màu, lúa 2 vụ, lúa 3 vụ và rừng-tôm.
Bên cạnh công tác bảo vệ các hệ sinh thái rừng theo quy định của nhà nước, việc bảo đảm sinh kế cho cộng đồng người dân vùng đệm là rất quan trọng. Bởi vì, các hoạt động phát triển kinh tế của cộng đồng có tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác bảo tồn các tài nguyên của VQG. Một khi, cuộc sống của người dân khơng được đảm bảo, nghèo đói, thu nhập thấp, nhận thức kém là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên trái phép. Ví dụ như, một trong những nguyên nhân dẫn đến cháy rừng ở VQG
U Minh Hạ là do người dân vào rừng khai thác mật ong trái phép (Khải, 2021). Ngoài ra, các hoạt động kinh tế trong vùng đệm cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường bên trong vùng lõi và ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh học của VQG.
2.4 Chính sách chuyển đổi canh tác ở VQG U Minh Hạ 2.5.1 Cây Tràm
Cây Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực vật Melaleuca thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây Tràm ở Việt Nam hay ở đồng bằng sơng Cửu Long thuộc lồi nào và có nguồn gốc từ đâu thì đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Cường và ctv. (2004) trong bài Một số ý kiến về cây Tràm Melaleuca cajuputi Powell
ở Việt Nam đã đề cập Crevost và Lecomte đã giám định tên khoa học của loài Tràm phân bố tự nhiên ở Việt Nam năm 1927 là Melaleuca leucadendra L. Đến 1988, John Brock viết về Tràm mọc ở Đơng Dương gọi lồi này là Melaleuca cajuputi Powell, còn Melaleuca leucadendra L phân bố ở Australia và Malaysia. Phịng tiêu bản thực vật quốc gia Camberra (Australia) thì giám định lồi Tràm ở đồng bằng sơng Cửu Long là Melaleuca cajuputi.
Cây Tràm có khả năng thích nghi với mơi trường đất phèn có lớp than bùn dày, ngập nước định kỳ, thiếu oxy trong thời gian ngập nước và cả nơi địa hình thốt khỏi ngập nước, nhiễm mặn trong mùa khơ hoặc khơ hạn q lâu trong mùa nắng nóng (Serbesoff-King, 2003). Cây có khả năng chịu được mơi trường chua mạnh (pH = 3,0 – 4,5), đất có nhiều độc tố chứa Al3+, Fe3+, Fe2+, H2S (Tuong & Van Mensvoort, 1998; Thiệp, 2002).
Giống Tràm có khoảng 260 lồi phân bố trên khoảng 9 triệu hecta trên trái đất và phân bố chủ yếu ở Australia, có khoảng 200 lồi một phần ở Đơng Nam Châu Á, miền Nam nước Mỹ và vùng Caribbean (Serbesoff-King, 2003). Ở Việt Nam, Tràm chủ yếu là
Melaleuca cajuputi. Diện tích rừng Tràm ở nước ta năm 1960 có khoảng 250.000 ha,
nhưng cho đến năm 2000 diện tích chỉ cịn lại 10.662 ha (Thiệp, 2002). Đến năm 2006, theo Q (2009) thì diện tích rừng Tràm là 176.295 ha. Ở ĐBSCL, theo Trừng (1998) thì cây Tràm phân bố chủ yếu ở 3 vùng: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và U Minh, Cà Mau. Cây Tràm chịu được điều kiện đất phèn nhưng không ưa phèn, không chịu được độ mặn cao. Nếu mực nước ngập càng sâu và thời gian ngập càng dài thì sinh trưởng của Tràm càng kém (Dũng, 2005). Cây Tràm có khả năng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của mơi trường và sự tiến hóa của giống Tràm đã bắt đầu từ 38 triệu năm về trước và chúng đã thay đổi nhiều điều kiện sống khác nhau đặc biệt là trong điều kiện khí hậu nóng hoặc lạnh kéo dài (Tuong & Van Mensvoort, 1998; Thiệp, 2002).
Về sinh trưởng của rừng Tràm thì cây Tràm đặc biệt thích nghi ở những nơi đất sét, có điều kiện thốt nước, rửa phèn tốt. Do đó, thân cây thẳng đẹp và tăng trưởng nhanh. Ngược lại, rừng Tràm mọc ở những nơi thấp trũng, úng nước thì chậm lớn nhưng gỗ chắc hơn. Do khả năng chịu được điều kiện ngập úng và đất phèn nên trong tự nhiên các rừng Tràm thường được gặp ở nơi ẩm – ngập nước theo triều hay theo mùa. Đất ở nơi này thường là đất phèn có độ chua cao (pH = 3.5 – 4.5) và độ mặn dưới 1 phần ngàn trong mùa khô. Tràm Melaleuca cajuputi Powell có thể tái triển tốt ở vùng đất phèn,
thậm chí ở vùng phèn nặng có pH dưới 3.5 (Osaki et al., 1998; Nakabayashi et al., 2001; Tahara et al, 2005). Cây Tràm Melaleuca cajuputi Powell tăng trưởng từ hạt chịu đựng được nồng độ nhôm cao, không bị ảnh hưởng khi nồng độ nhôm là 0.56 mM (Osaki et al., 1997) hoặc 0,38 Mm (Tahara et al., 2005).
2.5.2 Keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên, là sự kết hợp giữa 2 loài: Keo lá Tràm (Acacia Auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia Mangium) được tuyển chọn từ những cây đầu dịng có năng suất cao. Giống lai này được phát hiện ở Malaysia, Úc, Papua New Guinea và được trồng thí nghiệm ở một số nước như Thái Lan, Đài Loan, Indonesia và một số nước Đông Nam Á (Khả, 2006).
Ở Việt Nam, giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá Tràm được phát hiện từ năm 1992 tại các vùng như Tân Tạo, Sông Mây, Trị An. Các nghiên cứu