Ghi chú: (*) ghi nhận sự khác biệt giữa hai mùa trong cùng mơ hình. Kí tự a, b, c và A, B, C trong cùng mùa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.
Hàm lượng DO trong nước vào mùa khô (2,4±0,81 mg/L) ở khu vực Tràm tự nhiên cao hơn so với mùa mưa (0,74±0,14 mg/L) và có nghĩa thống kê (p < 0,05). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận sự chênh lệch đáng kể giữa hai mùa trong mơ hình Lúa 2 vụ (p < 0,05), với giá trị dao động khoảng 2,37±0,21 mg/L (mùa khơ) và 3,33±0,15 mg/L (mùa mưa) (Hình 4.19). Mặt khác, DO trong nước ở mơ hình Tràm trồng và Keo lai vào mùa mưa biến động rất lớn hơn so với mùa khơ; tuy nhiên khơng tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05). Nếu so sánh giữa các mơ hình, nghiên cứu đã phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa mơ hình Tràm tự nhiên so với các mơ hình cịn lại vào mùa mưa. Điều này phụ thuộc vào sự xáo trộn của thủy vực và sự hiện diện của chất hữu cơ trong mơi trường nước. Ngồi ra, sự chênh lệch hàm lượng DO giữa hai mùa có thể là do các ảnh hưởng từ áp suất, độ mặn hay các quá trình quang hợp, hơ hấp cũng góp phần làm thay đổi hàm lượng DO.
Hàm lượng BOD ở các mơ hình nghiên cứu dao động rất lớn và mùa mưa cao hơn đáng kể so với mùa khơ tại mơ hình Tràm tự nhiên, Tràm trồng và Keo lai. Có sự khác biệt có ý nghĩa tại mơ hình Lúa 2 vụ so với các mơ hình cịn lại. Thêm vào đó, hàm lượng COD cũng có sự thay đổi đáng kể giữa mùa mưa và mùa khơ tại mơ hình Tràm tự nhiên và Lúa 2 vụ; giữa mơ hình Keo lai so với mơ hình Tràm tự nhiên trong mùa mưa (p < 0,05) (Hình 4.19). Sự gia tăng COD được quan sát rõ rệt vào mùa mưa tại mơ hình Tràm tự nhiên với giá trị khoảng 335,17±105,37 mg/L; trong khi mùa khô chỉ ghi nhận khoảng 105,58±26,83 mg/L. Sự gia tăng hàm lượng BOD và COD trong mùa mưa có thể là do sự tái lơ lửng của các chất hữu cơ từ trầm tích dưới tác động của dịng chảy và xáo trộn của nước mưa (Park et al., 2019). Thêm vào đó, nhiệt độ, ẩm độ cao và khơng bị ngập úng tạo điều kiện cho việc phân huỷ chất hữu cơ trong mơ hình Keo lai và Tràm trồng. Mặt khác, các chất hữu cơ này dễ dàng bị rửa trơi xuống các thuỷ vực, đây có thể là yếu tố dẫn đến hàm lượng BOD trong nước cao tại mơ hình trồng Keo lai và Tràm. So sánh với nghiên cứu trước đây cho thấy BOD có xu hướng tăng và COD giảm (Bé và ctv., 2017), nó chỉ ra rằng chất hữu cơ trong nước tại khu vực nghiên cứu dễ bị phân huỷ sinh học (Chi, 2001; Sremački et al., 2020). Ngồi ra, tỷ lệ BOD/COD được tính tốn để xem xét mức độ phân huỷ sinh học và có thể được xem như một chỉ số đánh giá thời gian ô nhiễm. Kết quả cho thấy rằng giá trị dao động từ 0,07 - 0,33 vào mùa khô, trong khi giá trị này được báo cáo khoảng từ 0,17 – 0,44 vào mùa mưa. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 0,5, nước có khả năng phân hủy sinh học khá và có thể được xử lý sinh học hiệu quả, giá trị từ 0,3 – 0,5 (nước phân hủy sinh học chậm), và < 0,3 (phân hủy sinh học sẽ không diễn ra) (Sremački et al., 2020). Do đó có thể thấy khả năng phân huỷ sinh học trong nước tại các khu vực trong nghiên cứu chậm, đặc biệt là vào mùa khơ q trình này có thể khơng diễn ra.