.2 Thống kê các loại đất chủ yếu ở vùng UMinh Hạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 35 - 36)

Huyện U Minh Huyện Trần Văn Thời STT Nhóm đất Diện tích Tỷ lệ so đất tự Diện tích Tỷ lệ so đất tự

(ha) nhiên (%) (ha) nhiên (%)

1 Đất phèn 41.259,57 53,26 20.363 28,43 (Thionic fluvisol (FLT) Đất phèn tiềm tàng 2 (Protothionic Gleysols 12.038,95 15,54 13.763 19,22 (FLtp)) Đất phèn hoạt động 3 (Orthithionic Fluvisols 29.220,62 37,72 6600 9,21 (FLto)) 4 Đất mặn 27.065 34,94 45.806 63,94 (Salic Fluvisol (M)) 5 Đất mặn thường xuyên (nặng) 1124,14 1,45 2910 0,41

(Hyper Salic Fluvisols)

6 Đất mặn ít 25.941,00 33,49 33.485 46,74

(Molli Salic Fluvisols)

7 Đất than bùn 6821,24 8,81 1771 2,47

(Hs) Histosols

8 Đất sông rạch 2280,03 2,96 3609 5,11

(Nguồn: UBND tỉnh Cà Mau, 2016)

2.4.2.2 Khí hậu

Khu vực VQG U Minh Hạ nằm trong vùng bán đảo Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khí hậu mang tính chất vùng và ẩm theo mùa. Nhiệt độ khơng khí dao động từ 15,3°C-38,3°C với nhiệt độ trung bình năm là khoảng 26,5°C. Lượng mưa trung bình năm là 2.360 mm với tổng bình quân ngày mưa trong năm là 165 ngày. Ẩm độ khơng khí bình qn năm là 85,6%, mùa khơ độ ẩm bình qn là 82,8% (trong tháng 3,4 cịn 86%). Lượng bốc hơi hàng năm bình quân là 1.004,7 mm và bình quân một ngày là 2,8 mm, bốc hơi nhiều và mạnh nhất vào tháng 3 và tháng 4. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa kéo dài trong 6 tháng phân bố tương đối đều, mưa nhiều, bốc hơi ít nên mặt đất rừng trong tồn khu vực đều bị ngập nước. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng tháng 4 năm sau.

2.4.2.3 Nước

Toàn bộ khu vực VQG U Minh Hạ cách bờ biển Vịnh Thái Lan 15 km, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều của Vịnh Thái Lan. Việc đắp các đê bao xung quanh khu vực rừng đặc dụng để cách biệt khu lõi với các khu vực khác cũng như vấn đề giữ nước phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phịng chống cháy rừng trong mùa khơ, do đó đã làm cho khu vực vùng lõi VQG U Minh Hạ khơng cịn chịu ảnh hưởng bởi thuỷ triều của Vịnh Thái Lan. Hàng năm toàn bộ khu vực này chỉ bị ngập bởi lượng

nước mưa bị giữ lại, thời gian bắt đầu từ tháng 6 đối với những khu vực đất sét và tháng 8, 9 đối với khu vực đất than bùn. Độ ngập trung bình 0,7 - 0,8 m, nơi ngập sâu nhất là khu vực đất sét 1,2 m, nơi ngập ít nhất là khu vực đất than bùn 0,2 m - 0,3 m. Chế độ ngập giảm dần vào mùa khô và khô kiệt vào tháng 3, 4. Kênh mương trên toàn bộ lâm phần khu vực VQG U Minh Hạ có tổng chiều dài hơn 70 km, bao gồm hệ thống kênh bao một phần khu vực và hệ thống phân chia khu chức năng, hệ thống kênh đào phân chia các tiểu khu, khu cấm nghiêm ngặt và vùng đệm. Các đoạn kênh này thông nhau đảm bảo đi lại phục vụ cho việc tuần tra, kiểm tra trên khu vực.

2.4.2.4 Hệ sinh thái rừng Tràm trên đất than bùn

Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong những nơi có hệ sinh thái rừng trên đất than bùn còn lại ở Việt Nam. Nơi đây đã được công nhận là một trong ba địa điểm ưu tiên cao nhất về bảo tồn đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích có rừng là 7.639 ha, chiếm 89% tổng diện tích VQG bao gồm 1.100,6 ha rừng tự nhiên và 6.538,4 ha rừng trồng. Rừng ở VQG U Minh Hạ chủ yếu là rừng Tràm và trong số đất có rừng thì diện tích rừng trên đất than bùn chiếm khoảng 31% và diện tích rừng trên đất sét chiếm khoảng 69% (VQG U Minh Hạ, 2014). VQG U Minh Hạ đặc trưng bởi sự đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Bảng 2.3 trình bày một số lồi thực vật thuộc VQG U Minh Hạ. Hệ thực vật bao gồm 176 lồi phân thành 4 nhóm chính: nhóm cây gỗ (Tràm (Melaleuca cajuputi), Bùi (Lex thorelli Pierre), Móp (Alsbiuia spathulata), Trâm sẽ (Eugenia zeylanica), Trâm khê (Eugenia famlolana)), nhóm cây bụi (Mua lơng-Melastoma polyanthium), Mật cật gai (Licuala spinosa), Bòng bòng (Lygodium

microphyllym), Đầu đấu 3 lá (Euodia lepta), Bí bái (Actonychia laurifollia)), nhóm

thảm tươi (Sậy-Phragmites karka), Mây nước (Flagellaria indica), Choại (Stenochlaena palustris), Dớn (Diplazium esculentu), Cỏ đuôi lợn (Machaerina

falcata), Năng ngọt (Eleocharis dulcis)) và nhóm thủy sinh (Lục bình-Eichhornia crassipes), Bèo cái (Pistia stratiotes), Bèo tai chuột (Salvinia cucullata), Rau muống

(Ipomoea aquatica), Cỏ sướt (Centro stachys aquatica).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường đất, nước và đa dạng cá của các mô hình sản xuất tại U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w