Trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 44 - 48)

VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN

5.1.2. Trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của kiểm toán viên

Tùy thuộc từng loại Kiểm toán viên khác nhau mà qui định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của Kiểm tốn viên có khác nhau.

* Đối với Kiểm toán viên nhà nước

Theo Điều 30 Luật Kiểm toán Nhà nước, trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước được qui định như sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng Tổ kiểm tốn, Trưởng Đồn kiểm tốn về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tốn được phân cơng; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán trên cơ sở thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm tốn thích hợp.

2. Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình, phương pháp chun mơn, nghiệp vụ kiểm toán nhà nước và các quy định khác có liên quan của Tổng Kiểm tốn Nhà nước.

3. Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước và trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình.

4. Thu thập bằng chứng kiểm tốn, ghi sổ nhật ký kiểm toán và các tài liệu làm việc khác của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

5. Giữ bí mật thơng tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm tốn.

6. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải xuất trình và đeo thẻ Kiểm tốn viên nhà nước.

7. Thường xuyên học tập và rèn luyện để nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước, bảo đảm có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.

8. Khai báo kịp thời và đầy đủ với người ra quyết định thành lập Đồn kiểm tốn khi có trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm tốn viên nhà nước.

9. Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 4 Nghị quyết số 1002/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 3/3/2006 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn cụ thể của từng ngạch kiểm toán viên nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán viên nhà nước được qui định như sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;

2. Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm tốn, Đồn kiểm toán;

3. Thực hiện nghiệp vụ kiểm toán tương đối phức tạp; tham gia lập biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán; kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán;

4. Tham gia xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kiểm tốn được phân cơng;

* Đối với Kiểm toán viên độc lập

- Theo Điều 17, Quyền của Kiểm toán viên hành nghề, khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam, Kiểm tốn viên hành nghề có các quyền sau đây:

1. Hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật này; 2. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;

3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tốn; u cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu cơng nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra tồn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm tốn ở trong và ngồi đơn vị trong q trình thực hiện kiểm tốn;

4. Kiểm tra, xác nhận các thơng tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngồi đơn vị trong q trình thực hiện kiểm tốn;

5. u cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tốn thơng qua đơn vị được kiểm toán;

6. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Theo Điều 18, Nghĩa vụ của Kiểm toán viên hành nghề, khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam, Kiểm toán viên hành nghề có các nghĩa vụ sau đây:

1. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm tốn độc lập;

2. Khơng can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm tốn trong q trình thực hiện kiểm tốn;

3. Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm tốn nếu xét thấy khơng bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

4. Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm tốn có u cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;

5. Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm; 6. Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;

7. Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm tốn của mình;

8. Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm tốn của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

9. Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm tốn ở nước ngồi;

10. Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm tốn theo quy định của Bộ Tài chính;

11. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

* Đối với Kiểm toán viên nội bộ

Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán viên nội bộ được qui định cụ thể trong Điều 14, 15 của Quyết định số 832/TC-QĐ-CĐKT ngày 28/10/1997.

Theo Điều 14, Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ được qui định như sau:

1. Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước (Tổng) Giám đốc về chất lượng, về tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm tốn và về những thơng tin tài chính, kế tốn đã được kiểm tốn.

2. Trong q trình thực hiện cơng việc, kiểm tốn viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm tốn, các chính sách, chế độ hiện hành của Nhà nước.

3. Kiểm toán viên phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm tốn. Khơng ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.

4. Tuân thủ nguyên tắc bảo mật các số liệu, tài liệu đã được kiểm tốn (loại trừ các trường hợp có u cầu của tồ án, hoặc các nghĩa vụ liên quan đến tiêu chuẩn nghiệp vụ).

Theo Điều 15, Quyền hạn của Kiểm toán viên nội bộ được qui định như sau:

1. Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Không bị chi phối, hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm tốn.

2. Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm tốn và bộ phận có liên quan cung cấp thơng tin, tài liệu phục vụ cho cơng tác kiểm tốn.

3. Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành, hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao. 4. Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị, các ý kiến tư vấn cho việc cải tiến, hồn thiện cơng tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; ngăn ngừa các sai sót gian lận, các việc làm sai trái trong doanh nghiệp...

5. Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm tốn nội bộ, được quyền đề nghị cơ quan chức năng của Nhà nước xem xét lại quyết định của (Tổng) Giám đốc về bãi nhiệm kiểm toán viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)