Tổ chức bộ máy kiểm toán 1 Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 49 - 53)

VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN

5.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán 1 Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

5.2.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm tốn và các dịch vụ khác có liên quan. Là tổ chức kinh doanh, một đơn vị kiểm toán độc lập phải thực hiện các nghĩa vụ và có quyền lợi như các tổ chức kinh doanh khác. Hơn nữa, kinh doanh dịch vụ kiểm toán là kinh doanh một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm tốn viên đủ điều kiện hành nghề. Do đó chỉ có những người có chứng chỉ kiểm tốn viên và đủ điều kiện hành nghề khác nhau mới được phép tổ chức các đơn vị kinh doanh dịch vụ này. Thông thường cùng với dịch vụ kiểm toán, bộ máy này có thể thực hiện các dịch vụ khác có liên quan như kế tốn, thuế, tư vấn, tài chính, tin học... Để thực hiện các loại dịch vụ này, các tổ chức kiểm tốn độc lập có quan hệ với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo qui định của pháp luật.

Bộ máy kiểm tốn độc lập có hai mơ hình cơ bản là văn phòng kiểm tốn tư và cơng ty kiểm tốn.

Văn phịng kiểm tốn tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán

viên độc lập (kế tốn viên cơng chứng - CPA) để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác liên quan. Người lập văn phịng phải có bằng (chứng chỉ) kiểm toán viên độc lập và có đủ các điều kiện hành nghề khác. Mơ hình này được phát triển rất phổ biến ở Cộng hồ Pháp

(2500 văn phịng) và ở các nước Tây Âu. Ngay ở Mỹ cũng có tới 95% cơng ty nhỏ từ 1-25 người, ở Trung Quốc có tới 600 văn phịng kiểm tốn nhỏ (3-5 người).

Các văn phòng tư (kể cả công ty nhỏ) được tổ chức theo phương thức trực tuyến và loại hình tập trung.

Ưu việt cơ bản của loại hình này là phát huy tính năng động cao của bộ máy kiểm tốn, rất thích ứng với nhu cầu kiểm tốn và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như nhu cầu đại lý thuế (thu nhập) cho nhà nước.

Tuy nhiên, ở mô hình này, các văn phịng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và sức cạnh tranh của mỗi tổ chức kiểm tốn cũng hạn chế.

Bên cạnh đó, sự hợp tác, tự bồi dưỡng kinh nghiệm nghiệp vụ giữa các kiểm tốn viên cũng hạn chế. Do đó, khi thành lập văn phịng, kiểm toán viên độc lập phải có năng lực khá tồn diện và có trình độ chuyên môn vững. Đến khi số lượng các văn phịng và cơng ty nhỏ nhiều đòi hỏi phải tăng cường hoạt động của Hiệp hội kiểm toán viên độc lập.

Cơng ty kiểm tốn (qui mơ lớn) là bộ máy tổ chức kiểm toán độc lập

với số lượng lớn các kiểm tốn viên độc lập (hàng chục nghìn kiểm tốn viên trong một công ty). Đây là những công ty quốc gia hoặc quốc tế.

Các cơng ty kiểm tốn này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa bàn rộng lớn (có thể hàng trăm dịch vụ cụ thể). Do đó chúng được tổ chức theo loại hình phân tán và điều hành theo phương thức chức năng hoặc kết hợp. Cụ thể mỗi cơng ty thường có nhiều văn phịng bố trí ở nhiều vùng trong nước (cơng ty quốc gia) hoặc nhiều văn phịng ở nhiều nước khác nhau (công ty quốc tế). Trong các công ty này (đặc biệt là các công ty kiểm tốn quốc tế), từng văn phịng cụ thể hoặc văn phịng khu vực có thể có quyền tự chủ như một cơng ty con và có thể được hạch tốn độc lập. Mỗi văn phòng riêng hoặc văn phòng khu vực cũng kinh doanh nhiều loại dịch vụ và có thể được tổ chức thành các bộ phận chức năng riêng biệt.

Do qui mô lớn phân tán và cơ cấu tổ chức phức tạp nên các công ty lớn địi hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lý, đòi hỏi khả năng chuyên mơn cao và tồn diện của kiểm tốn viên và lãnh đạo cơng ty, địi hỏi đầu tư lớn cả về chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn...

Tuy nhiên cũng do vậy mà mỗi công ty này khi đã hình thành và tồn tại ln ln có tiềm năng lớn, cung cấp nhiều loại dịch vụ có qui mơ lớn trong khoảng thời gian ngắn và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

Ở Việt Nam hiện nay đã có khá nhiều cơng ty kiểm tốn được thành lập và hoạt động trên toàn quốc: 4 cơng ty đầu tư 100% vốn nước ngồi (Ernst & Young, KPMG Peat Marwick, Price Waterhouse and Coopers, Grand Thornton); 2 công ty liên doanh: Công ty VACO - DTTI (Deloitte Touche Tomatsu International) và Công ty Coopers & Lybrand - AISC và các công ty của Việt Nam:

- Cơng ty kiểm tốn Việt Nam (VACO) nay chuyển thành Công ty Deloitte Việt Nam;

- Cơng ty Kiểm tốn và Tư vấn tài chính kế tốn (AASC); - Cơng ty Tư vấn và Kiểm toán (A&C);

- Cơng ty Kiểm tốn và Tư vấn tài chính kế tốn Sài Gịn (AFC); - Cơng ty Kiểm tốn Đà Nẵng (DAC);

- Cơng ty Kiểm tốn Hà Nội (CPA Hà Nội); - Cơng ty Kiểm tốn Hạ Long (HAACO); - Cơng ty Kiểm tốn Sài Gịn (Sai gon Audit); - Công ty Kiểm tốn Hồng Gia;

- Cơng ty Kiểm tốn BHP;

- Cơng ty Kiểm tốn và Tư vấn tài chính kế tốn Thủy Chung... Cơng tác kiểm tốn độc lập do các KTV độc lập thực hiện. Theo thơng lệ quốc tế, KTV có thể hành nghề theo công ty hoặc hành nghề cá nhân. Tuy nhiên ở Việt Nam luật pháp chưa cho phép hành nghề kiểm toán cá nhân. KTV muốn hành nghề phải đăng ký và được chấp nhận vào làm việc tại một doanh nghiệp kiểm toán được thành lập hợp pháp.

Điều 21, Luật Kiểm toán độc lập qui định điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn như sau:

1. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm tốn viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;

d) Bảo đảm vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;

đ) Phần vốn góp của thành viên là tổ chức khơng được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm tốn viên hành nghề.

2. Cơng ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm tốn viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;

c) Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề;

3. Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất năm kiểm tốn viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.

4. Chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngồi đặt trụ sở chính;

b) Có ít nhất hai kiểm tốn viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;

c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngồi khơng được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam;

đ) Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn khơng thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.

5. Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm tốn thì phải làm thủ tục xóa ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm tốn.

Hiện tại chúng ta chưa cho thành lập văn phịng kiểm tốn tư. Mặc dù mới ra đời khoảng chục năm trở lại đây song các cơng ty đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp đổi mới nói chung và cho sự phát triển kiểm toán độc lập nói riêng. Tuy nhiên, để đáp ứng đầy đủ yêu cầu đổi mới và hội nhập với khu vực và quốc tế, kiểm toán độc lập của ta phải phấn đấu phát triển và củng cố về nhiều mặt kể cả số lượng và cơ cấu tổ chức, số lượng nhân viên, kể cả về qui mô, cơ cấu và chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)