2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Na
2.2.2.3- Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn
- Bảng 2.9:Thống kê lực lượng lao động theo trình độ học vấn
Năm Tổng số Chưa bao giờ đến trường Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thơng 1995 1.144.335 76.770 462.212 330.713 274.640 1996 1.188.172 78.656 448.298 346.946 314.272 1997 1.227.653 80.902 432.257 368.296 346.198 1998 1.272.622 83.356 421.875 391.968 375.423 1999 1.322.792 86.378 413.636 390.223 432.555 2000 1.376.467 62.585 421.202 448.728 423.952 2001 1.428.187 78.549 439.883 468.445 441.310 2002 1.476.575 76.781 432.638 509.418 457.738 2003 1.522.022 71.531 429.210 546.406 474.871 2004 1.561.182 65.569 423.081 583.882 488.650
2005 1.589.904 60.416 410.195 620.063 499.230
Nguồn số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai
- Biểu đồ 2.6:Phản ánh cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ học vấn:
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng từ năm 1996 đến năm 2005: lực lượng lao động năm 1995 là 1.144.335 người, đến năm 2005 đã lên 1.589.904 người – bằng gần 140% so với năm 1995. Số lao động biết chữ của tỉnh từ năm 1995 là 1.067.565 người, đến năm 2005 đã tăng lên 1.529.488 người- bằng 143% so với năm 1995. Tỉ lệ biết chữ chung của tỉnh năm 1995 là 93,29%, đến năm 2005 tăng lên 96,2%.
Lực lượng lao động có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên tăng rất nhiều và chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động. Năm 1995 tỉ lệ lao động có trình độ từ trung học cơ sở trở lên chiếm 52,9%, thì năm 2005 đã nâng lên thành 70,4%. Từ năm 1995 đến năm 2005, lao động có trình độ trung học cơ sở tăng từ
330.713 người lên 620.063 người (bằng 187% so với năm 1995) và lao động có trình độ Trung học phổ thơng từ 274.640 người lên 499.230 người (bằng 182%so với năm 1995). Ngược lại, số lao động mù chữ đã giảm liên tục qua các năm, năm 1995 là 76.770 người và đến năm 2005 là 60.416 người (bằng 79% so với năm 1995).
Cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn đã chuyển biến nhanh theo hướng tích cực. Cụ thể, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, lao động có trình độ trung học phổ thông – trung học cơ sở – tiểu học–mù chữ của năm 1995 là 24% - 38%- 40,39%- 6,71%, thì đến năm 2005 cơ cấu này là 31,4%- 39%-25,8%- 3,8%. Qua đó, ta thấy cơ cấu lao động có trình độ trung học phổ thơng đã tăng lên đáng kể, trong khi cơ cấu lao động mù chữ đã giảm đi rất nhiều. Đây là dấu hiệu khả quan, thuận lợi cho đào tạo nghề, người lao động có thể tiếp thu tốt hơn tiến bộ khoa học kỹ thuật nhân loại, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động… là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu lao động có trình độ từ trung học cơ sở trở lên của Tỉnh năm 2005 chiếm 70,4% so với các nước tiên tiến thì cịn thấp hơn khá nhiều.
Đến năm 2005, tỉnh Đồng Nai thực hiện tốt công tác huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ các em trong độ tuổi đến trường đến trường THCS đạt 87,5% và THPT đạt 51%, nhưng tỉ lệ học sinh đã tốt nghiệp THCS không tiếp tục học THPT mà chuyển sang học nghề không cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ở Đồng Nai năm 2006- 2007 đã có chiều hướng tăng cao. Mới nhìn ta thấy có vẻ như rất mâu thuẫn vì học sinh bỏ học chủ yếu do ngun nhân gia đình nghèo khó. Trong khi đó, GDP và GDP bình quân đầu người ở Đồng Nai tăng nhanh và tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nhà nước đưa ra giảm liên tục qua các năm. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ
thì thực tế diễn ra hồn tồn rất hợp lý bởi vì: thứ nhất là sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong nền kinh tế thời gian qua và hiện nay cũng đang diễn ra ngày càng lớn; thứ hai là chuẩn hộ nghèo do nhà nước qui định thực ra còn quá thấp, chưa hợp lý, với mức thu nhập tối thiểu đó chỉ đáp ứng được nhu cầu khơng bị đói, chứ nói gì đến chăm sóc sức khỏe và có thể cho con đi học. Mặt khác, giá tiêu dùng thời gian qua tăng lên liên tục nên ngày càng tạo thêm gánh nặng, nhất là đối với người nghèo. Vì vậy, ngày càng có nhiều người nghèo khơng lo nổi cho con đi học là điều tất yếu xảy ra. Mặc dù ở Đồng Nai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh nghèo và học sinh ở những vùng khó khăn được thực hiện đầy đủ với chế độ miễn phí và cấp sách giáo khoa, giấy vở trước khai giảng, nhưng cũng chỉ giải quyết được phần nào vấn đề này mà thôi. Vấn đề học
sinh bỏ học hiện nay đang là vấn đề thời sự nóng bỏng đối với cả nước và Đồng
Nai cũng khơng ngoại lệ. Địi hỏi cấp bách chính quyền Đồng Nai phải có biện pháp khắc phục vấn đề học sinh bỏ học một cách hiệu quả và nhanh chóng. Đối với công tác phổ cập giáo dục, Đồng Nai thực hiện rất tốt.
Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh nâng cao trình độ học vấn cho xã hội cả số lượng và chất lượng, vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tỉnh trong thời gian tới, trong đó vấn đề cần giải quyết ngay là khắc phục vấn đề học sinh bỏ học.